I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết vẽ đúng sơ đò của một mạch điện thực (hoặc ảnh vẽ hoặc ảnh chụp của
mạch điện thực) loại đơn giản.
- Mắc đúng một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho.
- Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng như
chỉ đúng chiều đòng điện chạy trong mạch điện thực.
2. Năng lực:
a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động đọc và làm bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ vận dụng thực tế, giải thích các hiện
tượng vật lí đơn giản.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, nêu ý kiến, nhận xét. Đề xuất ý kiến trao
đổi cùng các bạn, trình bày ý kiến thảo luận.
b) Năng lực đặc thù
- Năng lực thực nghiệm: Sử dụng được dụng cụ thí nghiệm, tiến hành được thí
nghiệm.
- Năng lực quan sát: Quan sát các sự vật hiện tượng trong thực tế, trong tài liệu và
qua các thí nghiệm.
- Năng lực trao đổi: Nghe, đọc, hiểu, ghi chép nội dung kiến thức. Trình bày, diễn
đạt, tham gia thảo luận.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Thể hiện ở việc ham học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học
tập, chuẩn bị bài.
- Trung thực trong báo cáo kết quả, làm bài tập.
- Trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
+ Một bóng đèn, Công tắc.
+ Pin, đoạn dây dẫn
57 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 141 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 23 đến 35 - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS xã Khoen On, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Ngày giảng: 05/03/2021
Tiết 23.
SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN – CHIỀU DÒNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết vẽ đúng sơ đò của một mạch điện thực (hoặc ảnh vẽ hoặc ảnh chụp của
mạch điện thực) loại đơn giản.
- Mắc đúng một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã cho.
- Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng như
chỉ đúng chiều đòng điện chạy trong mạch điện thực.
2. Năng lực:
a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động đọc và làm bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ vận dụng thực tế, giải thích các hiện
tượng vật lí đơn giản.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, nêu ý kiến, nhận xét. Đề xuất ý kiến trao
đổi cùng các bạn, trình bày ý kiến thảo luận.
b) Năng lực đặc thù
- Năng lực thực nghiệm: Sử dụng được dụng cụ thí nghiệm, tiến hành được thí
nghiệm.
- Năng lực quan sát: Quan sát các sự vật hiện tượng trong thực tế, trong tài liệu và
qua các thí nghiệm.
- Năng lực trao đổi: Nghe, đọc, hiểu, ghi chép nội dung kiến thức. Trình bày, diễn
đạt, tham gia thảo luận.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Thể hiện ở việc ham học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học
tập, chuẩn bị bài.
- Trung thực trong báo cáo kết quả, làm bài tập.
- Trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
+ Một bóng đèn, Công tắc.
+ Pin, đoạn dây dẫn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo
sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống
học tập.
b. Nội dung: Chất cách điện, chất dẫn điện và lấy
được ví dụ minh họa. Dòng điện trong kiem loại. Bài
tập 20.1, 20.3 SBT.
c. Sản phẩm: HS trình bày được khái niệm chất
cách điện, chất dẫn điện và lấy được ví dụ minh họa.
- Nêu được bản chất của dòng điện trong kim loại là
dòng dịch chuyển có hướng của các electron.
2
- Chữa BT 20.1, 20.3/SBT .
d. Tổ chức thực hiện
*Chuyển giao nhiệm vụ
-> Xuất phát từ tình huống có vấn đề:
- Giáo viên yêu cầu:
+ HS1: Chất dẫn điện, chất cách điện là gì? Kể tên 5
chất dẫn điện, 5 chất cách điện.
Bản chất của dòng điện trong kim loại là gì?
Chiều dịch chuyển của các e tự do trong kim loại
được quy ước như thế nào?
+ HS2: Chữa BT 20.1/SBT.
+ HS3: Chữa BT 20.3/SBT.
- Học sinh tiếp nhận:
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: HS lên bảng làm bài, trả lời các câu hỏi
của GV.
- Giáo viên: Theo dõi HS làm bài, trả lời hoặc đi
kiểm tra dưới lớp 1 lượt.
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:
Các thợ điện căn cứ vào đâu để có thể mắc mạch
điện đúng như yêu cầu của người chủ nhà?
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Bài học hôm nay
chúng ta cùng tìm hiểu xem muốn vẽ được sơ đồ
mạch điện ta phải dùng các kí hiệu quy định thể hiện
các thiết bị được lắp đặt trong một mạch điện như
thế nào.
2. Hoạt động 2: Sử dụng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch
điện và lắp mạch điện theo sơ đồ.
a. Mục tiêu: HS biết vẽ đúng sơ đồ của một mạch
điện thực (hoặc ảnh vẽ hoặc ảnh chụp của mạch điện
thực) loại đơn giản.
- Mắc đúng một mạch điện loại đơn giản theo sơ đồ đã
cho.
b. Nội dung: Tìm hiểu sơ đồ mạch điện.
c. Sản phẩm:- Phiếu học tập cá nhân: Mắc sơ đồ
mạch điện đơn giản và nhận biết được các kí hiệu
trong mạch.
Kiểm tra được mạch điện vẽ, mắc đã đúng chưa.
- Phiếu học tập của nhóm: Trả lời: C1, C2, C3.
d. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên yêu cầu: Giới thiệu về kí hiệu biểu thị
các bộ phận của mạch điện để vẽ sơ đồ mạch điện.
+ Gọi HS lên bảng vẽ sơ đồ mạch điện theo yêu cầu
của nội dung C1, C2.
+ Nghiên cứu và làm C3: Mắc mạch điện theo 1
trong 4 sơ đồ mạch điện của C1,2. Đảm bảo đèn mắc
I. Sơ đồ mạch điện.
1. Kí hiệu của một số bộ
phận mạch điện.
Nguồn điện:
Đèn:
Dây dẫn:
2. Sơ đồ mạch điện.
Mạch điện được mô tả bằng
sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện
có thể lắp mạch điện tương
ứng.
C1.
3
trong mạch sáng khi đóng K.
Gọi đại diện nhóm trả lời
- Học sinh tiếp nhận: Đọc SGK, Trả lời: C1, C2, C3.
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh:
+ Quan sát bằng kí hiệu và ghi nhớ các kí hiệu, tự vẽ
các kí hiệu vào vở.
+ Làm việc và vẽ sơ đồ H19.3.
C2.
3. Họat động 3: Xác định, biểu diễn chiều dòng
điện theo quy ước.
a. Mục tiêu: - Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều
dòng điện chạy trong sơ đồ mạch điện cũng như chỉ
đúng chiều đòng điện chạy trong mạch điện thực.
b. Nội dung:
c. Sản phẩm: rút ra Kết luận.
d. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên yêu cầu:
+ Nghiên cứu nội dung trong SGK cho biết chiều
dòng điện được quy ước như nào?
+ Cho HS đọc và trả lời nội dung câu hỏi C4, C5.
- Học sinh tiếp nhận:
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Đọc, trả lời câu hỏi C4, C5 - HS trung
bình.
II. Chiều dòng điện.
Chiều dòng điện là chiều từ
cực dương qua dây dẫn và
các dụng cụ điện tới cực âm
của nguồn điện.
* Pin, ắcquy tạo ra dòng điện
có chiều không đổi gọi là
dòng điện một chiều.
C4. Chiều quy ước chiều
dòng điện với chiều dịch
chuyển có hướng của các e
tự do trong dây dẫn ngược
chiều nhau.
C5:
4. Hoạt động 4: Luyện tập
a. Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT.
b. Nội dung: Nêu và giải quyết vấn đề C6/SGK.
c. Sản phẩm: Trả lời C6/SGK và các yêu cầu của
GV.
d. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên yêu cầu nêu:
+ GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
+ Cho HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu C6.
+ Nhắc lại thế nào là chiều của dòng điện?
- HS tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để trả
lời.
III. Vận dụng:
*Ghi nhớ/SGK
C6.
- Gồm 2 chiếc pin. Có kí
hiệu:
- Thông thường cực dương
của nguồn điện này lắp về
phía đầu của đèn pin.
- Vẽ sơ đồ mạch điện:
K
K
K
4
*Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Thảo luận cặp đôi Nghiên cứu C6 – HS
khá và ND bài học để trả lời.
- Giáo viên: Điều khiển lớp thảo luận theo cặp đôi.
+ Nguồn điện của đèn trong C6 gồm mấy chiếc pin?
Kí hiệu.
+ Thông thường cực dương của nguồn điện lắp về
phía đầu nào của đèn?
* Hướng dẫn về nhà:
+ Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
+ Đọc mục có thể em chưa biết.
+ Xem trước bài “Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện”.
+ Làm các BT trong SBT: từ bài 21.1 -> 21.5/SBT.
_______________________________________________
Ngày giảng: 08/03/2021
Tiết 24.
TÁC DỤNG NHIỆT VÀ TÁC DỤNG PHÁT SÁNG CỦA DÒNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được dòng điện đi qua vật dẫn thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên, kể
tên các dụng cụ điện sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện.
- Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của dòng điện đối với 3 loại bóng đèn: bóng đèn
pin (đèn dây tóc), bóng đèn của bút thử điện, bóng đèn điốt phát quang (đèn Led).
2. Năng lực:
a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động đọc và làm bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ vận dụng thực tế, giải thích các hiện
tượng vật lí đơn giản.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, nêu ý kiến, nhận xét. Đề xuất ý kiến trao
đổi cùng các bạn, trình bày ý kiến thảo luận.
b) Năng lực đặc thù
- Năng lực thực nghiệm: Sử dụng được dụng cụ thí nghiệm, tiến hành được thí
nghiệm.
- Năng lực quan sát: Quan sát các sự vật hiện tượng trong thực tế, trong tài liệu và
qua các thí nghiệm.
- Năng lực trao đổi: Nghe, đọc, hiểu, ghi chép nội dung kiến thức. Trình bày, diễn
đạt, tham gia thảo luận.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Thể hiện ở việc ham học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học
tập, chuẩn bị bài.
- Trung thực trong báo cáo kết quả, làm bài tập.
- Trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
+ Một bóng đèn, Công tắc. Pin, đoạn dây dẫn.
K
5
+ Nguồn điện 3 - 6V. Bút thử điện.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo
sự tò mò cần thiết của tiết học. Tổ chức tình huống
học tập.
b. Nội dung: Khái niêm dòng điện trong kim loại,
quy ước chiều dòng điện. Vẽ sơ đồ mạch điện.
c. Sản phẩm: HS trình bày được khái niệm dòng
điện, dòng điện trong kim loại, chiều quy ước của
dòng điện.
Vẽ được sơ đồ mạch điện đơn giản.
- Chữa BT 21.1, 21.4/SBT .
d. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên yêu cầu:
+ HS1: dòng điện là gì, dòng điện trong kim loại là gì,
chiều quy ước của dòng điện như thế nào?
+ HS2: Chữa BT 21.1/SBT. Vẽ sơ đồ mạch điện của
đèn pin, chỉ rõ chiều dòng điện chạy trong mạch điện
đó.
+ HS3: Chữa BT 21.4/SBT.
- Học sinh tiếp nhận:
*Thực hiện nhiệm vụ
- HS lên bảng làm bài, trả lời các câu hỏi của GV.
- Giáo viên: Theo dõi HS làm bài, trả lời hoặc đi kiểm
tra dưới lớp 1 lượt.
->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:
Khi có dòng điện chạy trong mạch ta có nhìn thấy các
hạt mang điện tích (các e) dịch chuyển không?
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Ta phải căn cứ vào
đâu để biết được có dòng điện trong mạch? (Phải căn
cứ vào đèn sáng, quạt quay, bếp điện nóng lên..). Đó
chính là dựa vào những tác dụng của dòng điện gây ra
khi nó chạy trong mạch. Để biết dòng điện có những
tác dụng gì, ta nghiên cứu bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng nhiệt của dòng
điện.
a. Mục tiêu: HS nêu được dòng điện đi qua vật dẫn
thông thường đều làm cho vật dẫn nóng lên và kể tên
được 5 dụng cụ sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện.
b. Nội dung: Tác dụng nhiệt. Lấy được một số ví dụ
về độ nóng chảy của một số chất. C1, C2, C3, C4.
c. Sản phẩm: Nhận biết được các tác dụng nhiệt.
Lấy được một số ví dụ về độ nóng chảy của một số
chất. Trả lời: C1, C2, C3, C4.
I. Tác dụng nhiệt của dòng
điện.
C1: Bóng đèn dây tóc, bếp
điện, bàn là, lò sưởi...
Đèn
C2.
Pin K
- +
6
d. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên yêu cầu: Nghiên cứu trong Sgk và trả lời
câu hỏi C1.
+ Quan sát H22.1 kể tên các thiết bị trong mạch điện.
+ Hãy lắp mạch điện theo sơ đồ, đọc và trả lời C2a,b.
+ Khi nào dòng điện gây ra tác dụng nhiệt.
+ HS hoàn thành nội dung phần kết luận.
Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi C4.
Gọi đại diện nhóm trả lời
- Học sinh tiếp nhận: Trả lời: C1, C2, C3, C4.
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh:
+ Hoạt động theo hướng dẫn của GV.
+ Theo dõi TN GV làm. + Trả lời: C1, C2, C3, C4.
- Giáo viên:
+ Làm thí nghiệm C3 trong H22.2.
Thông báo: Khi nhiệt độ nóng tới 5000C thì bắt đầu
phát ra ánh sáng nhìn thấy.
GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp đi đến kết
quả chung.
a) Bóng đèn nóng lên: Kiểm
tra bằng cảm giác của tay
hay nhiệt kế.
b) Dây tóc bóng đèn.
c) Vì nhiệt nóng chảy của
Vonfram là 33700C --->
Dây tóc không bị nóng
chảy.
C3: a) Các mảnh giấy bị
cháy đứt rơi xuống.
b) Dòng điện đã làm dây sắt
AB nóng lên.
* Kết luận: Khi có dòng
điện chạy qua, các vật bị
nóng lên.
Dòng điện chạy qua dây róc
bóng đèn làm dây tóc nóng
tới nhiệt độ rất cao và phát
sáng.
C4. ở nhiệt độ > 3270C chì
ở thể lỏng
---> Dây chì bị đứt, mạch điện
bị ngắt (hở) tránh hư hại tổn
thất.
3. Họat động 3: Tác dụng phát sáng.
a. Mục tiêu: Kể tên và mô tả tác dụng phát sáng của
dòng điện đối với 3 loại đèn: Đèn pin, bóng đèn bút
thử điện, đèn LED.
b. Nội dung: Tác dụng phát sáng của dòng điện.
c. Sản phẩm: Nhận biết được các tác dụng phát sáng
của dòng điện. Lấy được một số ví dụ về độ nóng
chảy của một số chất. Rút ra Kết luận.
d. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên yêu cầu:
+ Quan sát H22.3 hai đầu dây đèn có nối với nhau
không? Chất trong đèn là gì?
Quan sát trên vật thật và trả lời (Tháo bóng đèn trong
bút thử điện để quan sát)
+ Cho HS đọc và trả lời nội dung câu hỏi C4, C5.
+ Khi đèn phát sáng 2 đầu dây tóc không nối nhau -->
có phát sáng do tác dụng nhiệt không? Vậy cái gì phát
sáng? Cắm đèn vào ổ cắm để đèn sáng. Yêu cầu trả
lời C5,6.
- Học sinh tiếp nhận:
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Làm việc theo hướng dẫn của GV.
II. Tác dụng phát sáng của
dòng điện.
1. Bóng đèn bút thử điện.
C5. Hai đầu dây bên trong
đèn tách rời nhau.
C6. Đèn sáng do chất khí
giữa hai đầu dây bên trong
đèn phát ra.
* Kết luận: Dòng điện chạy
qua chất khí trong bóng đèn
của bút thử điện làm chất
khí này phát sáng.
2. Đèn iốt phát quang (đèn
LED)
Cấu tạo: Hai bản kim loại
to, nhỏ khác nhau được nối
7
- Giáo viên:
Ta nghiên cứu tác dụng phát sáng của dòng điện qua
một loại bóng khác mà loại bóng đèn này hiện nay
được sử dụng rất rộng rãi. Đó là đèn LED.
? Quan sát H22.4 thấy được cấu tạo của đèn.
- Hãy mắc đèn vào 2 cực của bộ pin để đèn sáng.
Tiến hành thí nghiệm như C7.
? Dòng điện chạy trong đèn theo chiều nào? (Từ bản
nào sang bản nào?) Từ đây rút ra kết luận gì?
ra ngoài bằng 2 đầu dây.
Đèn chỉ sáng khi bản nhỏ
nối cực (+), bản to nối cực
(-) của pin.
* Kết luận: Đèn iốt phát
quang chỉ cho dòng điện đi
qua theo một chiều nhất
định và khi đó đèn sáng.
4. Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học vận dụng.
a. Mục tiêu: Hướng dẫn HS tự học phần vận dụng.
Nêu được các tác dụng của dòng điện trong các dụng
cụ điện và biết cách dùng đèn điốt để xác định các
cực của pin.
b. Nội dung: C8, C9
c. Sản phẩm: C8. E
C9. Nối bản kim loại nhỏ của đèn với cực A ---> đèn
sáng khi đóng K thì A là cực (+) còn nếu đèn không
sáng thì A là cực (-)
d. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên yêu cầu nêu:
+ GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
+ Nhắc lại các tác dụng của dòng điện?
+ Đèn LED chỉ sáng khi nào?
+ Nếu đèn LED không sáng điều đó có nghĩa như thế
nào?
- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học để
về nhà trả lời.
III. Vận dụng:
* Hướng dẫn về nhà:
+ Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
+ Đọc mục có thể em chưa biết.
+ Xem trước bài “Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện”.
Các nhóm chuẩn bị pin, dây nhỏ bằng sắt, thép, đồng, nhôm.
+ Làm các BT trong SBT: từ bài 22.1 -> 22.5/SBT.
__________________________________________
Ngày giảng: 12/03/2021
Tiết 25.
TÁC DỤNG TỪ, TÁC DỤNG HÓA HỌC
VÀ TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA DÒNG ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Mô tả một thí nghiệm hoặc hoạt động của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng
điện.
- Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng dụng trong thực tế về tác dụng hoá học của
dòng điện.
8
- Nêu được những biểu hiện do tác dụng sinh lý của dòng điện khi đi qua cơ thể
người.
2. Năng lực:
a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động đọc và làm bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ vận dụng thực tế, giải thích các hiện
tượng vật lí đơn giản về các tác dụng của dòng điện.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, nêu ý kiến, nhận xét. Đề xuất ý kiến trao
đổi cùng các bạn, trình bày ý kiến thảo luận.
b) Năng lực đặc thù
- Năng lực thực nghiệm: Sử dụng được dụng cụ thí nghiệm, tiến hành được thí
nghiệm.
- Năng lực quan sát: Quan sát các sự vật hiện tượng trong thực tế, trong tài liệu và
qua các thí nghiệm.
- Năng lực trao đổi: Nghe, đọc, hiểu, ghi chép nội dung kiến thức. Trình bày, diễn
đạt, tham gia thảo luận.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Thể hiện ở việc ham học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học
tập, chuẩn bị bài.
- Trung thực trong báo cáo kết quả, làm bài tập.
- Trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
+ Mô đun lắp ráp mạch điện, nam châm điện, kim nam châm, bình điện phân, nguồn
điện 3V, 6V. Dung dịch đồng sunphát (CuSO4) .
Bảng phụ H23.2.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo
sự tò mò cần thiết của tiết học.
Tổ chức tình huống học tập.
b. Nội dung:
c. Sản phẩm: HS trình bày được tác dụng nhiệt, tác
dụng phát sang của dòng điện trong một số dụng cụ,
thiết bị điện
- Chữa BT 22.4/SBT .
d. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên yêu cầu:
+ HS1: Hãy nêu các tác dụng của dòng điện mà em
biết. Kể tên một vài vật VD.
+ HS2: Đặc điểm quan trọng của đèn LED là gì? Đèn
LED thường dùng ở đâu trong thực tế.
Khi có dòng điện chạy qua đèn, dây tóc đèn nóng đỏ
lên phát ra ánh sáng. Khi đó dây dẫn nối từ nguồn tới
đèn có nóng lên không? Tại sao?
+ HS3: Chữa BT 22.4/SBT.
9
- Học sinh tiếp nhận:
*Thực hiện nhiệm vụ
- HS lên bảng làm bài, trả lời các câu hỏi của GV.
- GvTheo dõi HS làm bài, trả lời hoặc đi kiểm tra
dưới lớp
->GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: GV làm
thí nghiệm về tác dụng hóa học của dòng điện, phân
tích dụng cụ (2 thỏi than có màu giống nhau), bước
làm nhưng không nói rõ mục đích và chưa thấy kết
quả ngay.
->GV nêu mục tiêu bài học: Ngoài tác dụng nhiệt, tác
dụng phát sáng ra dòng điện còn gây ra nhiều tác
dụng khác. Và thí nghiệm cô làm đây liên quan đến
tác dụng nào của dòng điện. Chúng ta cùng vào bài
học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu tác dụng từ của dòng
điện.
a. Mục tiêu: Mô tả một thí nghiệm hoặc hoạt động
của một thiết bị thể hiện tác dụng từ của dòng điện.
b. Nội dung: Nghiên cứu C1, C2, C3, C4.
c. Sản phẩm: Trả lời: C1, C2, C3, C4.
d. Tổ chức thực hiện
- GV yêu cầu: Nghiên cứu trong Sgk và trả lời câu
hỏi :
+ Hãy cho biết nam châm có tính chất gì?
+ Khi các nam châm gần nhau, các cực của nam châm
tương tác với nhau như thế nào?
+ Hãy lắp mạch điện theo sơ đồ H23.1/SGK.
Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi C1.
+ Quan sát hình 32.2 về cấu tạo của chuông điện.
Gọi đại diện nhóm trả lời.
- Học sinh tiếp nhận: Trả lời: C1.
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh:
+ Hoạt động theo hướng dẫn của GV.
+ Theo dõi TN GV làm.
+ Các nhóm mắc sơ đồ mạch điện như hình 23.1
SGK. Từ kết quả thí nghiệm hãy hoàn thành nội dung
phần kết luận.
+ Tự quan sát hình 32.2 tìm hiểu về cấu tạo của
chuông điện.(đã giảm tải)
GV hướng dẫn HS thảo luận chung cả lớp đi đến kết
quả chung.
I. Tác dụng từ của dòng
điện.
a) Tính chất từ của nam
châm.
Nam châm hút các vật bằng
thép
Mỗi nam châm có 2 cực từ:
Bắc và Nam.
b) Nam châm điện.
C1. a). Khoá K đóng, cuộn
dây hút đinh sắt, không hút
dây đồng, nhôm.
Khoá K ngắt cuộn dây
không hút đinh sắt nữa.
b). Đặt một kim nam châm
lại gần 1 đầu của cuộn dây.
Đóng khoá K kim nam
châm quay lệch đi. Đảo đầu
cuộn dây kim nam châm
quay ngược lại.
* Kết luận:
1. Cuộn dây dẫn quấn
quanh lõi sắt non có dòng
điện chạy qua là một nam
châm điện.
2. Nam châm điện có tính
chất từ vì nó có khả năng làm
quay kim nam châm và hút
các vật bằng sắt hoặc thép.
3. Họat động 3: Tác dụng hóa học của dòng điện.
a. Mục tiêu: Mô tả một thí nghiệm hoặc một ứng
II. Tác dụng hóa học của
dòng điện.
10
dụng trong thực tế về tác dụng hoá học của dòng điện.
b. Nội dung: Tác dụng hoá học của dòng điện.
c. Sản phẩm: HS nhận biết được tác dụng của dòng
điện: Tác dụng hoá học, lấy ví dụ thực tế. Rút ra Kết
luận.
d. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên yêu cầu:
+ Quan sát sát kết quả thí nghiệm ban đầu với bình
điện phân. Thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi C5,6.
GV: Thỏi than chì đã được “mạ” đồng. Hiện tượng
đồng tách khỏi dung dịch muối đồng khi có dòng điện
chạy qua chứng tỏ dòng điện có tác dụng hoá học. Ta
có thể “mạ” các kim loại khác cho một vật bằng cách
áp dụng hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm trên.
- Học sinh tiếp nhận:
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Làm việc theo hướng dẫn của GV, trả lời
các câu hỏi C5,6.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
* Quan sát thí nghiệm:
C5. Đèn sáng, dung dịch
CuSO4 là chất dẫn điện.
C6. Màu đỏ nhạt.
* Kết luận: Dòng điện đi
qua dung dịh muối đồng
làm cho thỏi than nối với
cực âm được phủ một lớp
vỏ bằng đồng.
4. Họat động 4: Tác dụng sinh lí của dòng điện
a. Mục tiêu: Nêu được những biểu hiện do tác dụng
sinh lý của dòng điện khi đi qua cơ thể người.
b. Nội dung: Tác dụng sinh lí của dòng điện.
c. Sản phẩm: HS nhận biết được tác dụng của dòng
điện: Tác dụng sinh lý, lấy ví dụ thực tế.
d. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên yêu cầu:
HS nghiên cứu SGK để trả lời các câu hỏi:
+ Dòng điện chạy qua cơ thể người có lợi hay có hại?
Khi nào thì có lợi? Khi nào thì có hại?
+ Nếu dòng điện đang sử dụng ở gia đình, ở lớp học
chạy qua cơ thể người thì có hại như thế nào?
- Học sinh tiếp nhận:
*Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh: Làm việc theo hướng dẫn của GV.
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
III. Tác dụng sinh lý
- Dòng điện có tác dụng
sinh lý.
- Có hại: Gây co giật,
ngừng đập tim, ngạt thở,
thần kinh tê liệt --> Tử
vong.
- Có lợi: Chữa bệnh.
5. Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học vận dụng.
a. Mục tiêu: Hướng dẫn HS tự học phần vận dụng. HS
nhận ra được tác dụng từ, tác dụng hoá học của dòng
điện ở các dụng cụ, thiết bị điện cụ thể. Nêu được các
biểu hiện do tác dụng sinh lý của dòng điện khi đi qua
cơ thể người. Nêu được ứng dụng thực tế về tác dụng
hoá học của dòng điện.
b. Nội dung: C7, C8/SGK.
c. Sản phẩm: C7, C8/SGK và các yêu cầu của GV.
IV. Vận dụng:
11
d. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên yêu cầu nêu:
+ GV gọi 2 HS đọc ghi nhớ.
+ Nhắc lại 5 tác dụng của dòng điện?
- Học sinh tiếp nhận: Nghiên cứu nội dung bài học về
nhà trả lời. C7. C; C8. D
* Hướng dẫn về nhà:
+ Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
+ Đọc mục có thể em chưa biết.
+ Tiết sau ôn tập, yêu cầu HS chuẩn bị các kiến thức từ đầu HK II đến tiết này
+ Làm các BT trong SBT: từ bài 23.1 -> 23.5/SBT.
__________________________________________
Ngày giảng: 19/03/2021
Tiết 26
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
+ Tự kiểm tra để củng cố và nắm chắc kiến thức cơ bản đã học.
+ Vận dụng một cách tổng hợp cá kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề có liên
quan.
2. Năng lực:
a) Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động đọc và làm bài.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Liên hệ vận dụng thực tế, giải thích các hiện
tượng vật lí đơn giản.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận, nêu ý kiến, nhận xét. Đề xuất ý kiến trao
đổi cùng các bạn, trình bày ý kiến thảo luận.
b) Năng lực đặc thù
- Năng lực thực nghiệm: Sử dụng được dụng cụ thí nghiệm, tiến hành được thí
nghiệm.
- Năng lực quan sát: Quan sát các sự vật hiện tượng trong thực tế, trong tài liệu và
qua các thí nghiệm.
- Năng lực trao đổi: Nghe, đọc, hiểu, ghi chép nội dung kiến thức. Trình bày, diễn
đạt, tham gia thảo luận.
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Thể hiện ở việc ham học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học
tập, chuẩn bị bài.
- Trung thực trong báo cáo kết quả, làm bài tập.
- Trách nhiệm trong thực hiện các nhiệm vụ được giao.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Hệ thống câu hỏi và bài tập. Máy chiếu
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu:
12
Tạo hứng thú cho HS trong học tập, tạo sự tò mò cần
thiết của tiết học. Tổ chức tình huống học tập.
b. Nội dung: Ôn lại tác dụng của dòng điện
c. Sản phẩm
- HS trình bày được tác dụng của dòng điện, lấy VD.
d. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên yêu cầu:
+ HS1: Hãy nêu các tác dụng của dòng điện mà em
biết. Kể tên một vài VD.
+ HS2: Chữa BT 23.5/SBT.
- Học sinh: HS lên bảng làm bài, trả lời các câu hỏi
- Giáo viên: Theo dõi HS làm bài
->Giáo viên nêu mục tiêu bài học: Chúng ta cùng ôn
tập các kiến thức từ đầu HK II đến giờ để chuẩn bị
tiết sau kiểm tra 45 phút.
2. Hoạt động 2: Ôn tập lí thuyết
a. Mục tiêu: Hệ thống hóa KT và làm một số BT.
HS nhận ra được các tác dụng của dòng điện ở các
dụng cụ, thiết bị điện cụ thể.
Nhớ lại các kiến thức về dòng điện, nguồn điện, chất
dẫn điện, cách điện Vận dụng làm các bài tập trong
SBT.
b. Nội dung: Ôn tập từ bài 17-23.
c. Sản phẩm: Trả lời các yêu cầu của GV.
d. Tổ chức thực hiện
- Giáo viên yêu cầu nêu:
+ Cho cá nhân HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu.
+ Đặt một câu với các từ: cọ xát, nhiễm điện.
+ Có những loại điện tích nào? Các điện tích loại nào
thì hút nhau, loại nào thì đẩy nhau?
+ Đặt câu hỏi với cụm từ: vật nhiễm điện dương, vật
nhiễm điện âm, nhận thêm êlectrôn.
+ Hãy điền cụm từ thích hợp vào chổ trống trong các
câu sau đây:
Dòng điện là
File đính kèm:
- giao_an_vat_li_lop_7_tiet_23_den_35_nam_hoc_2020_2021_truong.pdf