Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 19 đến 24 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Học sinh mô tả được một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị

nhiễm điện do cọ xát. Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát

trong thực tế (chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện)

2.Kỹ năng:

- Làm thí nghiệm nhiễm điện do vật bằng cách cọ xát.

3.Thái độ:

- Yêu thích môn học, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh.

4. Định hướng năng lực:

a) Năng lực chung: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng

tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,

b) Năng lực chuyên biệt: Năng lực ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Mỗi nhóm: 1 thước nhựa, 1 thanh thủy tinh hữu cơ, 1 mảnh ni lông

(thường dùng làm túi đựng hàng) kích thước 130 x 250 mm, 1 quả cầu nhựa xốp

(hoặc bấc) đường kính 1 hoặc 2 cm có xuyên sợi chỉ khâu, 1 giá treo, 1 mảnh len

hoặc 1 mảnh lông thú, 1 mảnh dạ, 1 mảnh lụa kích thước 150 x 150 mm, cẩn

phải sấy khô nếu thời tiết ẩm, 1 số mẫu giấy vụn, 1 mảnh tôn kích thước khoảng

( 80 x 80 mm), 1 mảnh nhựa kích thước (130 x 180 mm), 1 bút thử điện thông

mạch (hoặc 1 bóng đèn nêon của bút thử điện)

2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập.

pdf22 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 19 đến 24 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/01/2020 Ngày dạy: 04/01/2020 CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC TIẾT 19: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Học sinh mô tả được một hiện tượng hoặc một thí nghiệm chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát. Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế (chỉ ra các vật nào cọ xát với nhau và biểu hiện của sự nhiễm điện) 2.Kỹ năng: - Làm thí nghiệm nhiễm điện do vật bằng cách cọ xát. 3.Thái độ: - Yêu thích môn học, ham hiểu biết, khám phá thế giới xung quanh. 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác, b) Năng lực chuyên biệt: Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: Mỗi nhóm: 1 thước nhựa, 1 thanh thủy tinh hữu cơ, 1 mảnh ni lông (thường dùng làm túi đựng hàng) kích thước 130 x 250 mm, 1 quả cầu nhựa xốp (hoặc bấc) đường kính 1 hoặc 2 cm có xuyên sợi chỉ khâu, 1 giá treo, 1 mảnh len hoặc 1 mảnh lông thú, 1 mảnh dạ, 1 mảnh lụa kích thước 150 x 150 mm, cẩn phải sấy khô nếu thời tiết ẩm, 1 số mẫu giấy vụn, 1 mảnh tôn kích thước khoảng ( 80 x 80 mm), 1 mảnh nhựa kích thước (130 x 180 mm), 1 bút thử điện thông mạch (hoặc 1 bóng đèn nêon của bút thử điện) 2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp trong giờ) 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động khởi động Vào những ngày hanh khô khi cởi áo bằng len hoặc dạ em có cảm thấy hiện tượng gì? Trong tự nhiên hiện tượng sấm sét -> hiện tượng nhiễm điện do cọ xát. HOẠT ĐỘNG 2.Hoạt động hình thành kiến thức HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: Làm thí nghiệm phát hiện vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác Y/c HS đọc thí nghiệm 1, nêu các dụng cụ thí nghiệm, các bước tiến hành thí nghiệm. I. Vật nhiễm điện: Thí nghiệm 1: -Các lưu ý trước khi cọ xát các vật phải kiểm tra đưa thước nhựa, mảnh ni lông, thanh thủy tinh lại gần giấy vụn, quả cầu xốp để kiểm tra xem đã có hiện tượng gì xãy ra chưa ? -Các nhóm tiến hành thí nghiệm. GV quan sát và hướng dẫn học sinh cách cọ xát. -Khi đưa mảnh nhựa sau khi đã cọ xát đến gần giấy vụn thì có hiện tượng gì xảy ra. -Nhóm khác nhận xét rồi rút ra kết luận chung. (SGK) Kết luận 1: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng hút các vật khác. HOẠT ĐỘNG 2: Phát hiện vật bị cọ xát bị nhiễm điện có khả năng làm sáng bóng đèn của bút thử điện. Vì sao nhiều vật sau khi cọ xát có thể hút các vật khác ? -Các nhóm đưa ra phương án kiểm tra. HS suy nghĩ rồi đưa ra phương án trả lời. -GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm ? *B1: Chbị một mảnh phim nhựa chưa cọ xát ->chạm bút thử điện vào mảnh tôn phẳng được bố trí như vẽ -> bút thử điện kg sáng. *B2: Dùng len, dạ cọ xát tấm phim -> dùng bút thử điện sáng. C/nhóm tiến hành th/ng. -GV kiểm tra việc tiến hành Tn GV làm lại thí nghiệm cho học sinh quan sát lại hiện tượng để hoàn thành kl2. -GV thông báo KL *Thí nghiệm 2: (SGK) Kết luận 2: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng đèn bút thử điện. - Các vật bị cọ xát có khả năng hút các vật khác hoặc có thể làm sáng bóng đèn của bút thử điện, các hiện tượng đó được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích. HOẠT ĐỘNG 3.Hoạt động luyện tập Câu 1: Nhận xét nào sau đây là sai A.Các vật đều có khả năng nhiễm điện B.Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng đẩy các vật khác C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác D.Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. Câu 2.Sau khi cọ xát mảnh vải khô vào mảnh ni lon, thì vật nào đã nhiễm điện A.Chỉ có mảnh vải khô là nhiễm điện B. Chỉ có mảnh nilon là nhiễm điện C.Không vật nào nhiễm điện cả D.Cả vải nilon và vải khô đều nhiễm điện HOẠT ĐỘNG 4.Hoạt động vận dụng GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C1, C2 Câu C1: Lược và cọ xát → lược và và C3 GV: tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm ( 2 học sinh – 1 bàn) thảo luận cấu hỏi C1, C2, C3 sau đó thảo luận chung cả lớp. Giáo viên chốt lại câu trả lời đúng để học sinh hoàn thành câu trả lời vào vở - Khi học sinh trả lời, giáo viên lưu ý sửa chữa cho học sinh cách sử dụng thuật ngữ chính xác. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. tóc bị nhiễm điện →lược nhựa hút keo tóc thẳng ra. Câu C2: - Khi thổi, luồng gió làm bụi bay. - Cánh quạt bị nhiễm điện → cánh quạt hút các hạt bụi ở gần nó. Mép quạt cọ sát nhiều nên bị nhiễm điện nhiều nhất → mép quạt hút bụi mạnh nhất → mép quạt hút bụi mạnh nhất, bụi bám nhiều nhất. Câu C3: Gương, kính, màn hình ti vi cọ xát với khăn lau khô → nhiễm điện vì thế chúng hút bụi vải ở gần. HOẠT ĐỘNG 5.Hoạt động tìm tòi, mở rộng - Vào những lúc mưa dông, các đám mây bị cọ sát vào nhau nên nhiễm điện trái dấu. Sự phóng điện giữa các đám mây( sấm) và giữa đám mây với mặt đất(sét) vừa có lợi, vừa có hại cho cuộc sống con người. + Lợi ích: Giúp điều hòa khí hậu, gây ra PƯHH nhằm tăng thêm lượng ô zôn bổ sung cho khí quyển...+ Tác hại: Phá hủy nhà cửa và các công trình xây dựng, ảnh hưởng đến tính mạng con người, và sinh vật, tạo ra các khí độc như NO, NO 2 * Biện pháp: Xây dựng các cột thu lôi. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO CÁC TIẾT SAU *Về nhà các em xem lại nội dung bài học. - Học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập 18.1-> 18 .5 ở SBT. - Chuẩn bị bài học mới. Ngày soạn: 02/01/2020 Ngày dạy: 11/01/2020 TIẾT 20: HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Biết có 2 loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau. - Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân, nguyên tử trung hòa về điện. Biết vật mang điện tích âm thừa êlectrôn, vật mang điện tích dương thiếu êlectrôn. 2.Kỹ năng: - Làm thí nghiệm nhiễm điện do vật bằng cách cọ xát. 3.Thái độ: - Trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm. 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác, b) Năng lực chuyên biệt: Năng lực ngôn ngữ. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên Cả lớp: Tranh phóng to mô hình đơn giản nguyên tử. Bảng phụ ghi sẵn nội dung. Điền từ thích hợp và chỗ trống để hoàn thành phần sơ lược cấu tạo nguyên tử. Mỗi nhóm: Hai mảnh ni lông kích thước 70 x 12mm hoặc một mảnh 70 x 250 mm, 1 bút chì gỗ hay nhựa, + 1kẹp nhựa, 1mảnh dạ hoặc len cở 150 x 150 mm, 1mảnh lụa cở 150 x 150 mm, 1thanh thủy tinh hữu cơ kích thước (5x10x200)mm, 2đũa nhựa có lỗ hổng ở giữa kích thước 10 dài 20 mm, 1mũi nhọn đặt trên đế nhựa 2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp trong giờ) 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động khởi động Một vật bị nhiễm điện( mang điện tích) có khả năng hút các vật khác. Nếu hai vật đều bị nhiễm điện thì chúng hút nhau hay đẩy nhau. HOẠT ĐỘNG 2.Hoạt động hình thành kiến thức: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: Làm thí nghiệm tạo hai vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu lực tác dụng giữa chúng Yêu cầu học sinh đọc thí nghiệm 1: Gọi 1, 2 HS nêu cách tiến hành thí nghiệm. GV: Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm và nêu hiện tượng xảy ra với 2 tấm ni lông. HS: Đại diện nhóm lên nhận xét hiện tượng xảy ra. Hai mảnh ni lông khi cọ xát vào mảnh len thì nó sẽ nhiễm điện giống nhau hay khác nhau? Vsao? Với hai vật giống nhau khác hiện tượng có như vậy không ? Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm H18.2 . Khi chưa cọ xát các em đưa hai thanh nhựa đến gần thì có hiện tượng gì xảy ra? Khi cọ xát ở đầu thước nhựa và đưa lại gần thì có hiện tượng gì xảy ra? Nếu hai vật nhiễm điện khác nhau chúng hút nhau hay đẩy nhau, chúng ta cùng tiến hành thí nghiệm để kiểm tra điều này. HS:Tiến hành th/ng và đưa ra nhận xét. I.Hai loại điện tích. Thí nghiệm 1: (SGK) + Trước khi cọ xát hai mảnh ni lông không có hiện tượng gì. + Sau khi cọ xát hai mảnh ni lông đẩy nhau. =>Hai vật giống nhau cùng là ni lông cọ xát vào một vật do đó hai mảnh ni lông phải nhiễm điện giống nhau. Hai thanh nhựa cùng cọ xát vào mảnh vải khô -> đẩy nhau. Nhận xét: Hai vật giống nhau được cọ xát như nhau thì mang điện tích cùng loại và được đặc cùng nhau thì chúng đẩy nhau. HOẠT ĐỘNG 3: Thí nghiệm 2. Phát hiện 2 vật nhiễm điện hút nhau và mang điện tích khác loại Yêu cầu học sinh tiến hành thí nghiệm. Lưu ý:Học sinh tiến hành theo các bước. Vì sao các em biết thanh thủy tinh và thước nhựa nhiễm điện khác loại? Thí nghiệm 2: (SGK) Nhận xét: Thanh nhựa sẩm màu và thanh thủy tinh khi cọ xát thì chúng hút nhau do chúng mang điện tích khác loại. HOẠT ĐỘNG 4: Hoàn thành kết luận về hai loại điện tích và lực tác dụng giữa chúng Yêu cầu học sinh hoàn thành kết luận Thông báo về quy ước điện tích. Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C1 * GDMT: Trong các nhà máy thường xuất hiện bụi gây hại cho công nhân. Bố * Kết luận: Có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại đẩy nhau, các vật mang điện tích khác thí hút nhau. - Có hai loại điện tích: Điện tích dương (+) và điện tích âm (-). C1: Cọ xát mảnh vải và thanh nhựa → mảnh vải và thanh nhựa đều nhiễm điện. + Chúng hút nhau → mảnh vải và thành trí các tấm kim loại tích điện trong nhà máy khiến bụi bị nhiễm điện và bị hút vào tấm kim loại, giữ môi trường trong sạch, bảo vệ sức khỏe công nhân. nhựa nhiễm điện khác loại. + Mảnh vải mang điện tích HOẠT ĐỘNG 5: Tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử -GV treo tranh vẽ mô hình đơn giản của nguyên tử hình 18.4 Yêu cầu học sinh đọc phần cấu tạo đơn giản của nguyên tử. Nguyên tử được cấu tạo như thế nào? II. Sơ lược cấu tạo ngtử: Hạt nhân (mang điện tích dương) Nguyên tử: Các êlectrôn (mang điện tích âm) + Tổng điện tích âm có giá trị tuyệt đối bằng điện tích dương ->nguyên tử trung hòa về điện. + Êlectrôn có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác. HOẠT ĐỘNG 3.Hoạt động luyện tập Phương pháp: Luyện tập thực hành , gợi mở- vấn đáp. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi và trả lời, động não. Năng lực: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo. 1.Có mấy loại điện tích và tên gọi của chúng 2.Khi đưa hai quả cầu kim loại đến gần nhau hiện tượng nào cho phép ta khảng định hai quả cầu bị nhiễm điện cùng dấu ? Đáp án 1.ACó hai loại:điện tích dương và điện tích âm. 2.B Đẩy nhau. 4: Hoạt động vận dụng - Yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi vận dụng từ C2 đến C4 - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi cá nhân. III. Vận dụng: (SGV) Câu C2: Trước khi cọ xát, thước nhựa và miêng vải đầu có diện tích dương và diện tích âm vì chúng đều có cấu tạo tử các nguyên tử. Trong nguyên tử: Hạt nhân mang điện tích dương, êlec trôn mang điện tích âm. Câu C3: Trước khi cọ xát, các vật chưa nhiễm điện → không hút mẩu giấy nhỏ. Câu C4: Sau khi cọ xát: + Mảnh vải mất êlectron → nhiễm điện dương. + Thước nhựa thêm êlectron → mang điện âm. Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt êlectrôn. HOẠT ĐỘNG 5.Hoạt động tìm tòi, mở rộng. Đưa thanh nhựa đã được cọ xát với mảnh vải khô lại gần 2 quả cầu nhẹ A,B đã nhiễm điện , thì thấy thanh nhựa đẩy quả cầu B , hút quả cầu A. Hỏi hai quả cầu đã nhiễm điện loại gì, tại sao? Về nhà nghiên cứu và trả lời. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO CÁC TIẾT SAU - Qua bài học các em cần học thuộc phần ghi nhớ. - Về nhà làm bài tập 18.1; 18.2; 18.3; 18.4 (SBT). - Chuẩn bị bài học mới. Ngày soạn: 15/01/2020 Ngày dạy: 18/01/2020 TIẾT 21: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Mô tả một thí nghiệm tạo ra dòng điện, nhận biết có dòng điện và nêu được dòng điện là dòng các điện tích chuyển dời có hướng. - Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và nhận biết các nguồn điện thường dùng với hai cực của chúng. Mắc và kiểm tra để đảm bảo một mạch điện kín gồm pin, bóng đèn pin, công tắc và dây nối hoạt động, đèn điện. 2.Kỹ năng: - Làm thí nghiệm, sử dụng bút thử điện 3.Thái độ: - Trung thực, kiên trì, hợp tác trong hoạt động nhóm. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên Cả lớp: Tranh phóng to hình 19.1; 19.2; 19.3 (SGK) 1 ắc quy. Mỗi nhóm: Một số loại pin thật (mỗi loại 1 chiếc), 1 mảnh tôn kích thước khoảng(80 x 80)mm, 1 mảnh nhựa kích thước khoảng (130 x 180)mm, 1 mảnh len. 1 bút thử điện thông mạch ( hoặc bóng đèn nê on của bút thử điện) 1 bóng đèn pin lắp sẵn vào đế đèn, 1 công tắc, 5 đoạn dây nối có võ cách điện 2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp trong giờ) -Có mấy loại điện tích? Nêu sự tương tác giữa các vật mang điện tích. -Thế nào là vật mang điện tích dương, thế nào là vật mang điện tích âm? Bài 18.3 (SBT tr 19). 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động khởi động * Vào bài: Dòng điện là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu câu trả lời. Học sinh đọc phần mở bài. 2.Hoạt động hình thành kiến thức HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu dòng điện là gì ? GV treo tranh vẽ H19.1 yêu cầu học sinh các nhóm tìm hiểu sự tương tự giữa dòng điện và dòng nước. - Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống câu C1. - Khi bút thử điện ngừng sáng làm cách nào để bóng đèn tiếp tục sáng? - Nêu cách nhận biết có dòng điện chạy qua các thiết bị điện? - Dòng điện là gì? Trong thực tế có thể ta cắm dây cắm nối từ ổ điện đến thiết bị dùng điện nhưng không có dòng điện chạy qua các thiết bị điện thì các em không được tự mình sửa chữa nếu chưa ngắt nguồn và chưa biết cách sử dụng để đảm bảo an toàn về điện. -Lưu ý: Thực hiện an toàn khi sử dụng điện. I.Dòng điện: C1: a) Điện tích của mảnh phim nhựa tương tự như (nước) trong bình b) Muốn đèn bút thử điện sáng thì cọ xát mảnh phim nhựa lần nữa. Nhận xét: Bóng đèn bút thử điện sáng khi có các điện tích dịch chuyển qua nó. Kết luận: Dòng điện là dòng các điện tích chuyển dời có hướng. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng GV: Thông báo tác dụng của nguồn điện, nguồn điện có hai cực, cực dương kí hiệu là (+), cực âm kí hiệu là (-). - Kể tên một số nguồn điện trong cuộc sống. - HS tìm hiểu câu trả lời.Gọi học sinh chỉ ra cực dương và cực âm của pin và ắc quy. II.Nguồn điện - Nguồn điện có khă năng cung cấp điện để các dụng cụ điện hoạt động. - Mỗi nguồn điện có 2 cực, cực dương (+), cực âm(-) - Các nguồn điện trong thực tế: Các loại pin, các loại ắc quy, đinamô ở xe đạp, ổ lấy điện trong gia đình, máy phát điện - Chỉ ra đâu là cực dương, cực âm của pin, ắc quy, căn cứ để phát hiện ra cực dương, cực âm của các nguồn điện. HOẠT ĐỘNG 3: Mắc mạch điện đơn giản. - GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ cho biết mạch điện gồm những dụng cụ gì. (Nguồn điện (pin), bóng đèn, công tắc, dây nối) - HS mắc : Khi đèn không sáng chứng tỏ mạch hở, không có dòng điện qua đèn. - HS: Nêu lí do mạch hở và cách khắc phục. - Các nhóm tiến hành mắc.GV quan sát cách mắc của các nhóm để giúp học sinh phát hiện những khuyết điểm trong khi mắc. - Khi nào thì bóng đèn sáng. Nguyên nhân mạch hở Cách khắc phục 1.Dây tóc đèn bị đứt 2.Đui đèn tiếp xúc không tốt. 3.Các đầu dây tiếp xúc không tốt. 4.Dây đứt ngầm bên trong. 5.Pin củ -Thay bóng đèn khác -Vặn lại đui đèn -Vặn chặt lại các chốt nối -Nối lại dây hoặc thay dây khác -Thay pin mới -Bóng đèn sáng khi mạch điện kín HOẠT ĐỘNG 3.Hoạt động luyện tập -Yêu cầu HS làm bài tập 19.1 (tr 20 SBT). -HS hoạt động cá nhân. -GV hướng dẫn HS thảo luận kết quả đúng và thông báo đó là những điều các em cần ghi nhớ trong bài học hôm nay. -Vận dụng làm bài tập 19.2 ( tr. 20 SBT). Bài 19.1: a.Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. b.Hai cực của mỗi pin hay ắc quy là cực (+) và cực (-) của nguồn điện đó. c.Dòng điện lâu dài chạy trong dây điện nối liền các thiết bị điện với hai cực của nguồn điện. Bài 19.2: Có dòng điện chạy trong đồng hồ dùng pin đang chạy. HOẠT ĐỘNG 4.Hoạt động vận dụng: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi vận dụng từ C4 đến C6 HS trả lời sau khi đã suy nghĩ cá nhân HOẠT ĐỘNG 5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: - Đọc thêm phần có thể em chưa biết. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO TIẾT SAU * Về nhà các em xem lại nội dung bài học. - Học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tậptừ 19.1->19.3 SBT. - Chuẩn bị cho mỗi viên pin 1,5V và bóng đèn cho bài học mới. ( Dạy học theo PPCT mới) Ngày soạn: 03/05/2020 Ngày dạy: 09/05/2020 TIẾT 20: CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN – CHIỀU DÒNG ĐIỆN I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Nhận biết trên thực tế vật dẫn điện là gì? Là vật cho dòng điện đi qua, vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua. Kể tên được một số vật dẫn điện (hoặc vật liệu dẫn điện) và vật cách điện (hoặc vật liệu cách điện) thường dùng. Biết dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.Biết vẽ đúng sơ đồ của một mạch điện thực hoặc ảnh vẽ,chụp của đoạn mạch điện thực loại đơn giản. Biết mắc một mạch điện đơn giản theo sơ đồ đã cho. Biểu diễn đúng bằng mũi tên chiều dòng điện chạy trong sơ đồ cũng như chỉ đúng chiều dòmg điện trong mạch điện thực. 2.Kỹ năng: -Mắc mạch điện đơn giản, làm thí nghiệm xác định vật liệu dẫn điện, vật liệu cách điện. -Vẽ mạch điện dơn giản và mắc mạch điện đơn giản. 3.Thái độ: - Có thói quen sử dụng điện an toàn. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác, II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên - Bảng phụ, phiếu học tập cho mỗi nhóm - Nhóm học sinh : 1 bóng đèn, đai ngạch hợc đui xoắn được nối với phích cắm điện bằng đoạn dây điện.02 pin, 1 bóng đèn pin, 1 công tắc, 5 đoạn dây dẫn có mơ kẹp, 1 số vật cần xác định xem là vật dẫn điện hay cách điện: 1 đoạn dây đồng, 1 đoạn dât thép, 1 đoạn vỏ nhựa bọc ngoài dây điện, 1 chén sứ. 2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1 .Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ : ?Khi đưa hai quả cầu kim loại đến gần nhau hiện tượng nào cho phép ta khảng định hai quả cầu bị nhiễm điện cùng loại? ?Dòng điện là gì? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động khởi động HS đọc phần mở bài và quan sát thí nghiệm. HOẠT ĐỘNG 2.Hoạt động hình thành kiến thức: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG 1: Xác định chất dẫn điện và chất cách điện GV:Yêu cầu học sinh đọc mục I (Trang 55 SGK) Trả lời câu hỏi. + Chất dẫn điện là gì? + Chất cách điện là gì? HS: Thực hiên theo yêu cầu của GV, trả lời các câu hỏi. Trong các dcụ chbị các em hãy đoán vật nào dđiện vật nào c/điện và để chúng riêng. Để biết được vật nào dẫn điện, vật nào không dẫn điện thì làm thí nghiệm kiểm tra. HS: Các nhóm tiến hành th/ng kiểm tra.Nhận xét thí nghiệm về những nguyên nhân dẫn đến kết quả sai. GV: Yêu cầu học sinh quan sát H20.1 cho biết bộ phận nào dẫn điện, những bộ phận nào cách điện. Khi cắm phích điện vào ở điện thì tay ta cầm vào phần nào để cắm? Ngoài các vật liệu cách điện kể trên y/c HS trả lời thêm một số vật liệu cách điện khác. GV: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi C3. Trong kim loại dòng điện là dòng chuyển dời của các hạt nào? - Hãy nêu một số trường hợp chứng tỏ rằng không khí ở điều kiện bình thường là chất cách điện. - GV lưu ý: Ở điều kiện thường, không I.Chất dẫn điện và chất cách điện: C1: + Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua, gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay bộ phận dẫn điện. + Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua, gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay bộ phận cách điện C2: - Các vật liệu thường dùng để làm vật dẫn điện: Đồng, sắt, nhôm, chì,( Các kim loại). - Các vật liệu thường dùng để làm vật cách điện: Nhựa ( chất dẻo), thuỷ tinh, sứ, cao su, không khí, C3: Trong mạch điện thắp sáng bóng đèn pin, khi công tắc ngắt, giữa hai chốt công tắc là không khí, đèn không sáng. Vậy bình thường không khí là chất cách điện. khí không dẫn điện, còn trong điều kiện đặc biệt nào đó thì không khí vẫn có thể dẫn điện. - HS lắng nghe, ghi nhớ để thực hiện an toàn về điện. Ở điều kiện bình thường, nước thường dùng ( như nước máy) là chất dẫn điện hay cách điện? -GV thông báo: Các loại nước thường dùng như nước máy, nước mưa, nước ao hồ đều dẫn điện trừ nước nguyên chất, vì vậy khi tay ướt, ta không nên sờ vào ổ cắm hay phích điện để tránh bị điện giật và các thiết bị điện cần để nơi khô ráo. Vật dẫn điện hay cách điện chỉ có tính chất tương đối, tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu dòng điện trong kim loại -HS nêu lại sơ lược cấu tạo nguyên tử. Nếu nguyên tử thiếu 1 êlectrôn thì phần còn lại của nguyên tử mang điện tích gì ? tại sao -GV thông báo các êlectron tự do trong kim loại. -GV: Đưa mô hình đoạn dây dẫn kim loại chay qua -HS chỉ các kí hiệu biểu diễn êlectron tự do. Kí hiệu nào biểu diễn phần còn lại của nguyên tử. -Yêu cầu học sinh trả lời C5. -HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. Dựa vào đó yêu cầu các em hãy hoàn thành phần kết luận. II.Dòng điện trong kim loại: 1.Êlectrôn tự do trong kim loại a.Các kim loại là các chất dẫn điện. Kim loại cũng được cấu tạo từ các nguyên tử. C4: Hạt nhân của nguyên tử mang điện tích dương, các êlectrôn mang điện tích âm. b.Trong kim loại có các êlectrôn thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do gọi là êlectrôn tự do. C5: Trong hình 20.3 ( SGK), các êlect rôn tự do là các vòng tròn nhỏ có dấu “-”, phần còn lại của nguyên tử là những vòng lớn có dấu “+”. Phần này mang điện tích dương. Vì nguyên tử khi đó thiếu ( mất bớt ) êlectrôn. 2. Dòng điện trong kim loại. C6: Êlectrôn tự do mang điện tích âm bị cực âm đẩy, bị cực dương hút. Các êlectrôn tự do trong kim loại dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện chạy qua nó. GV: Treo bảng kí hiệu của một số bộ phận của mạch điện: 3. Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện. Bảng SGK/58. 2 Sơ đồ mạch điện. GV: Giới thiệu cho HS nắm các kí hiệu. GV: Yêu cầu HS thực hiện các câu C1, C2, C3 (SGK), theo dõi giúp đỡ các nhóm. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Bổ sung, hoàn chỉnh các sơ đồ mạch điện. - Thực hiện mắc mạch điên theo sơ đồ? GV: Chú ý theo dõi giúp đỡ HS thực hiện. - HS nhận xét. C1: Sơ đồ mạch điện hình 19.3. + - C2: C3: Mắc mạch điện theo đúng sơ đồ đã vẽ ở câu C2, tiến hành đóng công tắc để đảm bảo mạch điện kín và đèn sáng. HOẠT ĐỘNG 2:Chiều dòng điện GV: Thông báo quy ước chiều dòng điện, minh hoạ cho cả lớp theo H21.1a (SGK) Yêu cầu HS vận dụng thực hiện câu C4, C5. (SGK). HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Hoàn chỉnh nội dung, bổ sung và hoàn chỉnh. - Bổ sung và hoàn thiện các câu hỏi vào vở. GV: Theo dõi quá trình vẽ của HS để uốn nắn. HS: vẽ cẩn thận và chính xác. - Lưu ý vẽ chiều dòng điện. -Yêu cầu HS nhớ lại kiến thức bài trước để so sánh chiều quy ước của dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của 4. Chiều dòng điện: *Quy ước về chiều dòng điện Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện. -Dòng điện cung cấp bởi pin hay ắc quy có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều. C4: Chiều chuyÓn dịch có hướng của các electron tự do trong kim loại có chiều ngược với chiều quy ước của dòng điện. C5 b. c. d. êlectrôn tự do trong dây dẫn kim loại. HOẠT ĐỘNG 3.Hoạt động luyện tập 1.Phát biểu nào sau đây là đúng? Vật dẫn điện A.Chỉ cho các eelectron đi qua B.Chỉ cho các điện tích dương đi qua C. Chỉ cho các điện tích âm đi qua D.Cho dòng các điện tích dịch chuyển có hướng đi q

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_vat_li_lop_7_tiet_19_den_24_nam_hoc_2019_2020_truong.pdf