Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 10: Nguồn âm - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Pha Mu

I.MỤC TIÊU:

1.Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm.

- Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong đời sống.

2. Phẩm chất:

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

3. Năng lực :

a) Năng lực chung:

- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực quản lý.

b) Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi.

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên:

* Mỗi nhóm :- 1 sợi dây cao su.

 - 1 dùi trống và trống

 - 1 âm thoa và búa cao su.

 - 1 tờ giấy.

 - 1 mẩu là chuối

* Cả lớp: 1 cốc không , 1 cốc có nước.

2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề

2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não

 

doc4 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 7 - Tiết 10: Nguồn âm - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 07/11/2020 Tiết 10 NGUỒN ÂM I.MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: - Nêu được đặc điểm chung của các nguồn âm. - Nhận biết được một số nguồn âm thường gặp trong đời sống. 2. Phẩm chất: - Tự lập, tự tin, tự chủ. 3. Năng lực : a) Năng lực chung: - Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực quản lý. b) Năng lực chuyên biệt: - Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. II. CHUẨN BỊ: 1.Giáo viên: * Mỗi nhóm :- 1 sợi dây cao su. - 1 dùi trống và trống - 1 âm thoa và búa cao su. - 1 tờ giấy. - 1 mẩu là chuối * Cả lớp: 1 cốc không , 1 cốc có nước. 2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập. III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT 1. Phương pháp: Hoạt động nhóm, luyện tập thực hành,dạy học trực quan, gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề 2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Tổ chức lớp: 2. Kiểm tra bài cũ(Kết hợp trong bài) 3. Bài mới HĐ 1: KHỞI ĐỘNG - Các tiết trước các em đã được học những kiến thức về quang học, hôm nay chúng ta sẽ chuyển qua nghiên cứu chương: ÂM HỌC; các em sẽ được nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến âm thanh - Hằng ngày, chúng ta nghe thấy tiếng chim hót, nghe tiếng bạn bè nói chuyện nói chuyện, nghe thầy cô giáo giảng bài Chúng ta đang sống trong thế giới âm thanh . Nhưng các em có biết âm thanh được tạo ra như thế nào không? Đây chính là vấn đề mà chúng ta sẽ nghiên cứu trong bài 10 HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN, THỨC KĨ NĂNG MỚI. Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức - Các em hãy im lặng và lắng tai nghe. - HS lắng nghe - Các em hãy cho biết những âm thanh mà em nghe được và âm thanh đó được phát ra từ đâu? - HS: Tiếng cô giáo, tiếng ù ù (quạt máy),... GV: Vật phát ra âm gọi là nguồn âm - Hãy kể tên một số nguồn âm mà em biết? - HS: kể một số nguồn âm - Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu xem những nguồn âm mà các em vừa kể có đặc điểm chung gì? I - Nhận biết nguồn âm - Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. C2: Kể tên các nguồn âm - Gọi 1 HS đọc phần 1 - HS đọc phần 1. HS: đọc yêu cầu thí nghiệm, thiết kế thí nghiệm 1 và ghi bài : - GV giới thiệu sợi dây cao su, mô tả thí nghiệm; -Yêu cầu HS thực hiện thí nghiệm và trả lời câu C3 - HS thực hiện thí nghiệm và trả lời câu C3 - HS quan sát GV hướng dẫn - GV đưa ra 1 cái ly thuỷ tinh và 1 cái muỗng - Khi dùng cái muỗng gõ vào thành ly thuỷ tinh để phát ra âm thanh thì thành ly thuỷ tinh có dao động không? làm thế nào để biết? - HS dự đoán: + Đổ nước vào + Con lắc bấc - HS nhận dụng cụ thí nghiệm, thực hiện theo phương pháp mà HS nêu - GV giới thiệu âm thoa. - GV yêu cầu HS im lặng. GV gõ nhẹ vào một nhánh âm thoa. - Khi phát ra âm thì âm thoa có dao động không? - Hãy nêu phương pháp xác định âm thoa có dao động khi phát ra âm thanh không? - Nhúng 1 đầu âm thoa vào nước => nước dao động - Phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm HS , yêu cầu HS làm thí nghiệm kiểm tra - HS làm thí nghiệm => khi âm thoa phát ra âm thì âm thoa có dao động - Từ 3 thí nghiệm trên, các em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: .. II- Các nguồn âm có chung đặc điểm gì? Thí nghiệm 1 C3 : Sợi dây cao su rung động (hay dao động hay chuyển động quanh vị trí cân bằng) và phát ra âm Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3 - Khi phát ra âm, các vật đều dao động HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - Yêu cầu HS nhắc lại các kiến thức trọng tâm của bài. + Thế nào là nguồn âm? Cho ví dụ? + Các nguồn âm có chung dặc điểm gì? Cho HS làm bài tập trong sách BT. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG. - Yêu cầu HS trả lời câu C6, C7? - GV đưa ra 2 tấm lá chuối, gọi 2 HS lên bảng làm cho 2 tấm lá chuối phát ra âm . - Bộ phận nào trong cây đàn ghi ta dao động phát ra âm? - Có thể HS không đưa ra đưa ra được không khí trong hộp đàn dao động; GV có thể gợi ý để HS trả lời - GV đưa ra 1 ống nghiệm - Yêu cầu HS thổi cho ống nghiệm đó phát ra âm . HS làm theo nhóm HS lên thổi - ống nghiệm phát ra âm là do cột không khí trong ống nghiệm dao động . Có cách nào để kiểm tra điểu này không? - Giới thiệu bộ đàn ống nghiệm, lần lượt gõ vào thành các ống cho HS nghe - Bộ phận nào dao động phát ra âm? - ống nào phát ra âm trầm nhất, ống nào phát ra âm bổng nhất? - Gọi HS trả lời và nhận xét - Gọi HS lên thổi lần lượt vào các ống nghiệm - HS lên thổi - Cái gì dao động phát ra âm? - Ống nào phát ra âm trầm nhất, ống nào phát ra âm bổng nhất? C6: cuộn là chuối thành kèn và thổi cho phát ra âm và nêu được: tờ giấy , đầu nhở kèn lá chuối dao động. - C7: + Dây đàn . + Không khí trong hộp đàn - C8: + Dùng giấy vụn - C9: a./ ống nghiệm và nước b./ ống nhiều nước nhất phát ra âm trầm nhất; ống ít nước nhất phát ra âm bổng nhất c./ Cột không khí d./ ống nhiều nước nhất phát ra âm bổng nhất; ống ít nước nhất phát ra âm trầm nhất HĐ 5: MỞ RỘNG, BỔ XUNG Có thể em chưa biết 1.Khi ta thổi sáo,cột khí trong ống sáo dao động phát ra âm.Âm phát ra cao, thấp tùy theo khoảng cách từ miệng sáo đến lỗ mở mà ngón tay vừa nhấc lên. 2. Đặt ngón tay vào sát noài cổ họng và kêu “aaa” Em cảm thấy như thế nào ở đầu ngón tay? Đó là vì khi chúng nói, không khí từ phổi đi lên khí quản, qua thanh quản đủ mạnh và nhanh làm cho các dây âm thanh dao động. Dao động này tạo ra âm. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO TIẾT SAU. - Học bài và làm bài tập10.1à 10.5(10-SBT) - đọc trước bài11

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_7_tiet_10_nguon_am_nam_hoc_2020_2021_truo.doc