Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 20: Sự nở vì nhiệt của chất rắn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

- Tìm được ví dụ trong thực tế chứng tỏ:

+ Thể tích, chiều dài của một vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi.

+ Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.

2. Kĩ năng:

- Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn. Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của ít nhất 2 chất rắn.

- Biết đọc biểu bảng để rút ra những kết luận cần thiết. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản và ứng dụng thực tế về sự nở vì nhiệt của chất rắn.

3. Thái độ:

- Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế.

- Nghiêm túc trong giờ học.

4. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực khoa học.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí Lớp 6 - Tiết 20: Sự nở vì nhiệt của chất rắn - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 09/01/2020 (6A1,2,4) CHƯƠNG II. NHIỆT HỌC TIẾT 20. SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nhận biết được chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi, các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. - Tìm được ví dụ trong thực tế chứng tỏ: + Thể tích, chiều dài của một vật rắn tăng khi nóng lên, giảm khi lạnh đi. + Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. 2. Kĩ năng: - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất rắn. Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của ít nhất 2 chất rắn. - Biết đọc biểu bảng để rút ra những kết luận cần thiết. Giải thích được một số hiện tượng đơn giản và ứng dụng thực tế về sự nở vì nhiệt của chất rắn. 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống thực tế. - Nghiêm túc trong giờ học. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực khoa học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Bảng phụ, bút dạ, phấn màu. - Một quả cầu bằng kim loại; vòng kim loại; đèn cồn; chậu nước, khăn lau khô sạch. - Máy chiếu. 2. Học sinh: - Đọc trước bài 18. Sự nở vì nhiệt của chất rắn. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, thực hành. 2. Kĩ thuật: - Thảo luận nhóm đôi, nhóm lớn. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Nêu các loại máy cơ đơn giản thường dùng và tác dụng của máy cơ đơn giản? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động GV chiếu hình ảnh tháp Ép-phen giới thiệu như SGK. Tại sao lại có sự kì lạ đó? Chẳng lẽ một cái tháp bằng thép lại có thể ''lớn lên'' được hay sao? Bài này sẽ giúp các em trả lời câu hỏi trên. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV tiến hành thí nghiệm trên lớp, cho học sinh nhận xét hiện tượng. HS quan sát quả cầu và vòng kim loại. + Trước khi hơ nóng quả cầu kim loại, thử xem quả cầu có bỏ lọt qua vòng kim loại không? HS nhận xét: Quả cầu lọt qua vòng kim loại. + Dùng đèn cồn hơ nóng quả cầu kim loại trong 3 phút, rồi thử xem quả cầu có còn lọt trong vòng kim loại không? HS nhận xét: Quả cầu không lọt qua vòng kim loại. + Nhúng quả cầu hơ nóng vào nước lạnh rồi thử thả vào vòng kim loại. HS nhận xét: Quả cầu lọt qua vòng kim loại. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1, C2. HS trả lời. - GV treo bảng phụ C3. HS quan sát. - Yêu cầu HS dựa vào thí nghiệm chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống. HS lên bảng điền. HS nhận xét. GV nhận xét. ? Các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt như thế nào? HS trả lời các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau. ? Trong bảng chất nào nở nhiều nhất, nở ít nhất HS: Nhôm nở nhiều nhất, rồi đến đồng, sắt. 1. Làm thí nghiệm (SGK) 2. Trả lời câu hỏi C1: Vì quả cầu nở ra khi nóng lên. C2: Vì quả cầu co lại khi lạnh đi. 3. Rút ra kết luận C3: a. Thể tích của quả cầu tăng khi quả cầu nóng lên. b. Thể tích quả cầu giảm khi quả cầu lạnh đi. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Đọc nội dung ghi nhớ của bài học và phần có thể em chưa biết. ? Nêu kết luận sự nở vì nhiệt của chất rắn - Các chất rắn nở vì nhiệt như thế nào? - Vì sao khi mở các nút bình thuỷ tinh trong phòng thí nghiệm người ta thường hơ nóng miệng bình? - Kể tên vài ứng dụng của sự nở vì nhiệt của chất rắn trong đời sống và kĩ thuật. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng GV: C5. Không yêu cầu HS trả lời (giảm tải) Yêu cầu HS trả lời C6, C7 ? Quả cầu và vòng làm bằng gì? Ta làm thế nào để quả cầu lọt qua? ? Gợi ý: Nhiệt độ mùa đông cao hơn hay mùa hè cao hơn? GV: Nhận xét và thống nhất câu trả lời. C6: Nung nóng vòng kim loại. C7: Vào mùa hè nhiệt độ tăng lên, thép nở ra, làm cho tháp cao lên. GV cho học sinh ghi vào vở. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo - Vận dụng kiến thức trả lời một số câu hỏi thực tế: + Tại sao tấm tôn lại có hình lượn sóng? + Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày lại dễ nứt, tách cốc? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - HS học thuộc lòng nội dung ghi nhớ. - Làm bài tập trong SBT: 18.1, 18.2, 18.4, 18.5, 18.9, 18.10 (Tr57,58). - Chuẩn bị tiết sau: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng. - Về nhà quan sát các chai nước ngọt, nước mắm, dầu ăn mới tinh xem người ta đóng các chai đó như thế nào, có đầy đến tận nắp không? - Quan sát việc đun một ấm nước khi đổ nước thật đầy ấm và không đầy ấm.

File đính kèm:

  • docgiao_an_vat_li_lop_6_tiet_20_su_no_vi_nhiet_cua_chat_ran_nam.doc
Giáo án liên quan