I/. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng:
· Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.
thượng võ, giữa, đối phương, Hữu Trấp, khuyến khích,
· Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
· Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung.
2. Đọc hiểu:
· Hiểu nội dung câu chuyện: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ. Tục kéo co ở nhiều địa phương của nước ta rất khác nhau.
· Hiểu nghĩa các từ ngữ: thượng võ, giáp.
II/. Đồ dùng dạy học:
· Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 154, SGK (phóng to nếu có điều kiện)
· Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
III/. Hoạt động trên lớp:
27 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1147 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án tuần 16 lớp 4, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16:
Thứ hai ngày tháng năm
TẬP ĐỌC
KÉO CO
I/. Mục tiêu:
Đọc thành tiếng:
Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ.
thượng võ, giữa, đối phương, Hữu Trấp, khuyến khích,…
Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung.
Đọc hiểu:
Hiểu nội dung câu chuyện: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ. Tục kéo co ở nhiều địa phương của nước ta rất khác nhau.
Hiểu nghĩa các từ ngữ: thượng võ, giáp.
II/. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 154, SGK (phóng to nếu có điều kiện)
Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
III/. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ Tuổi ngựa và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-Yêu cầu HS nêu nội dung chính của bài.
-Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
-Treo tranh minh hoạ và hỏi:
+Bức tranh vẻ cảnh gì?
+Trò chơi kéo co thường diễn ra vào những dịp nào?
-Kéo co là một trò chơi vui mà người Việt Nam ta ai cũng biết. Nhưng luật chơi ở mỗi vùng không giống nhau. Bài tập đọc kéo co sẽ giới thiệu với các em cách chơi kéo co ở một số địa phương trên Đất nước ta.
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
-Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc). GV chữa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
Chú ý câu: Hội làng Hữu Trấp/ thuộc huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ. Có năm/ bên nam thắng, có năm/ bên nữ thắng.
-Yêu cầu HS đọc chú giải.
-Yêu cầu HS đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu, chú ý cách đọc.
* Toàn bài đọc với giọng sôi nổ hào hứng.
* Nhấn giọng ở những từ ngữ: thượng võ, nam, nữ, đấu tài, đấu sức, rất là vui, ganh đua, hò reo, khuyến khích, chuyển bại thành thắng, nổi tiếng, không ngớt lời.
* Tìm hiểu bài:
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì?
+Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào?
Các em dựa vào phần mở đầu bài văn và tranh minh hoạ để tìm hiểu cách chơi kéo co.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Đoạn 2 giới thiệu điều gì?
+Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3, HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt
+Em đã thi kéo co hay xem kéo co bao giờ chưa? Theo em vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng rất vui?
+Ngoài kéo co, em còn biết trò chơi dân gian nào khác?
+Nội dung chính cuả bài tập đọc Kéo co này là gì?
-Ghi nội dung chính của bài.
c/. Đọc diễn cảm:
-Yêu cầu 3 HS tiếp nối đọc từng đoạn của bài.
-Treo bảng phụ đoạn văn cần luyện đọc.
Hội làng …………….của người xem hội.
-Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn và toàn bài.
-Nhận xét giọng đọc và cho điểm từng HS.
3. Củng cố, dặn dò:
-Hỏi: Trò chơi kéo co có gì vui?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài, kể lại cách chơi kéo co cho người thân nghe.
-HS thực hiện yêu cầu.
-Bức tranh vẽ cảnh thi kéo co.
+Trò chơi kéo co thường diễn ra ở các lễ hội lớn, hội làng, trong các buổi hội diễn, hội thao, hội khoẻ Phù Đổng.
-Lắng nghe.
-HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự.
+Đoạn 1: Kéo co … đến bên ấy thắng.
+Đoạn 2: Hội làng Hữu Trấp… đến người xem hội.
+Đoạn 3: Làng Tích Sơn… đến thắng cuộc.
-1 HS đọc thành tiếng.
-2 HS đọc thành tiếng.
-1 HS đọc thành tiếng, HS đọc thầm trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Phần đầu bài văn giới thiệu cách chơi kéo co.
-1 HS đọc thành tiếng, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Đoạn 2 giới thiệu cách thức chơi kéo co ở làng Hữu Trấp.
-1 HS nhắc lại.
-1 HS đọc thành tiếng trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Những trò chơi dân gian: đấu vật, múa vỏ, đá cầu, đu quay, thổi cơm thi, đánh đánh goòng, chọi gà…
-1 HS đọc thành tiếng.
+Bài tập đọc giới thiệu kéo co là trò chơi thú vị và thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta.
-2 HS nhắc lại.
-3 HS tiếp nối nhau đọc, cả lớp theo dõi, tìm giọng đọc thích hợp (như đã hướng dẫn).
-Luyện đọc theo cặp.
-HS thi đọc.
Toán
Tiết 76 : LUYỆN TẬP
I- MỤC TIÊU
Giúp HS:
Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số.
Aùp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Giáo viên
Học sinh
1-KIỂM TRA BÀI CŨ
-?Muốn thực hiện phép chia cho số có nhiều chữ số ta làm như thế nào?
-Tính : 75480:75 ; 12678:36 ; 25407 :57; 9785:79.
-GV chữa bài và ghi điểm cho HS
2- BÀI MỚI
a-Giới thiệu bài : Luyện tập
b-Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
-GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì
-GV yêu cầu HS bài làm
-GV yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng
-GV nhận xét và ghi điểm cho HS
rút nội dung:chia cho số có hai chữ số
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
-GV yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán
-GV nhận xét và ghi điểm cho HS
- ND:Giải toán
Bài 3
-GV gọi 1HS đọc đề bài.
- GV hỏi: Muốm biết được trong cả ba tháng trung bình mỗi người làm được bao nhiêu sản phẩm chúng ta phải biết được gì ?
-Sau đó ta thực hiện phép tính gì ?
-GV nhận xét và ghi điểm cho HS
Bài 4
-GV yêu cầu HS đọc đề bài và hỏi: Muốn biết phép tính sai ở đâu, chúng ta phải làm gì ?
-GV yêu cầu HS làm bài.
Vậy phép tính nào đúng? Phép tính nào sai và sai ở đâu ?
-GV giảng lại bước làm sai trong bài.
-GV nhận xét và ghi điểm cho HS
3-CỦNG CỐ, DẶN DÒ
-? Nêu nội dung luyện tập
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
-HS nêu
-2HS lên bảng
-HS nhắc lại tựa bài
-Đặt tính rồi tính
-3HS lên bảng làm bài,
-HS nhận xét bài của bạn, đổi vở kiểm tra
-HS đọc
-1HS lên bảng làm bài, lớp làmVBT
-HS đọc
-HS trả lời
-HS trả lời
-1HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT
-HS trả lời
-HS làm bài
-HS trả lời
Đạo đức
YÊU LAO ĐỘNG .( tiết 1)
I/ MỤC TIÊU :
Học xong bài này, HS có khả năng:
Bước đầu biết được giá trị của lao động.
Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân.
3. Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
, Nội dung bài “Làm việc thật là vui “- Sách Tiếng Việt –Lớp 2 .
, Nội dung một số câu truyện về tấm gương lao động của Bác Hồ .của các anh hùng lao động …và một số câu ca dao tục ngữ ca ngợi lao động .
, Giấy ,bút vẽ .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
, Hoạt động của GV
, Hoạt động của HS
1/ Oån định :
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới: Giới thiệu bài ghi bảng .
HOẠT ĐỘNG 1
LIÊN HỆ BAN THÂN
- Hỏi :Ngày hôm qua , em đã làm được những công việc gì ?
- Nhận xét câu trả lời của HS .
Kết luận : Như vậy ,trong ngày hôm qua nhiều bạn trong lớp chúng ta đã làm được nhiều công việc khác nhau . ..
HOẠT ĐỘNG 2
PHÂN TÍCH TRUYỆN “MỘT NGÀY CỦA PÊ-CHI-A”
- Đọc một lần câu chuyện “Một ngày của Pê-chi-a “
- Chia HS thành 4 nhóm .
- Yêu cầu thảo luận nhóm ,trả lời các câu hỏi như trong SGK .
- Nhận xét các câu trả lời của HS .
Kết luận :
- Lao động mới tạo ra được của cải ,đem lại cuộc sống ấm no ,hạnh phúc cho bản thân và mọi người xung quanh . Bởi vậy, mỗi người chúng ta cần phải biết yêu lao động .
- Yêu cầu đọc bài “Làm việc thật là vui”.
Hỏi:Trong bài , em thấy mọi người làm việc như thêù nào ?
Tiểu kết : Trong cuộc sống và xã hội ,mỗi người đều có công việc của mình ,đều phải lao động.
HOẠT ĐỘNG 3
BÀY TỎ Ý KIẾN
- Chia lớp thành 4 nhóm .
- Yêu cầu thảo luận nhóm ,bày tỏ ý kiến về các tình huống sau :
- Nhận xét câu trả lời của HS .
Kết luận : Phải tích cực tham gia lao động ở gia đình , nhà trường và nơi ở phù hợp với sức khoẻ và hoàn cảnh của bản thân .
- Rút ghi nhớ.
4/ Củng cố: HS đọc ghi nhớ.( bỏ “lười LĐ là đáng chê trách)
5/ Dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Về nhà sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của người lao động.
- Các tấm gương lao động của Bác Hồ, Anh hùng lao động , các bạn trong lớp, trong trường.
- Lớp hát
- Học sinh nhắc lại
- 7 đến 8 HS trả lời :
HS dưới lớp lắng nghe .
- 1HS nhắc lại câu chuyện .
- Lắng nghe ,ghi nhớ nội dung chính của câu chuyện .
- 1 HS đọc lại câu chuyện lần 2 .
- Tiến hành thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả .
Câu trả lời đúng .
- 1-2 HS đọc .
- Mọi người ai ai cũng làm việc bận rộn .
- Tiến hành thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả :
Câu trả lời đúng :
1/ Sai..
2/ Việc làm của Lương là đúng .
3 / Nam làm thế chưa đúng .
4/ Vui yêu lao động là tốt -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- 2 học sinh đọc ghi nhớ.
- Lắng nghe.
Thứ ba ngày tháng năm
CHÍNH TẢ
KÉO CO
I/. Mục tiêu:
Nghe – viết chính xác, đẹp, đoạn từ :Hội làng Hữu Trấp … đến chuyển bại thành thắng của bài Kéo co.
Tìm và viết đúng các từ ngữ theo nghĩa cho trước có âm đầu d/r/gi hoặc âc/ât.
II/. Đồ dùng dạy học:
Giấy khổ to và bút dạ.
III/. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu 1 HS đọc cho 3 HS lên bảng viết, HS cả lớp viết vào vở nháp.
:tàu thuỷ, thả diều, nhảy dây, ngã ngữa, ngật ngưỡng, kĩ năng,…
-Nhận xét về chữ viết của HS.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
Giờ học hôm nay, các em sẽ nghe – viết một đoạn trong bài tập đọc kéo co và làm bài tập chính tả.
b) Hướng dẫn nghe – viết chính tả:
* Trao đổi về nội dung đoạn văn:
-Yêu cầu HS đọc đoạn văn trang 155/SGK.
-Hỏi: +Cách kéo co ở làng Hữu Trấp có gì đặc biệt?
* Hướng dẫn viết từ khó:
-Yêu cầu HS tìm từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
* Viết chính tả:
* Soát lỗi và chấm bài:
c) Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2:
a/. Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
-Phát giấy và bút dạ cho từng cặp HS. Yêu cầu HS tự tìm từ.
-Yêu cầu 1 cặp lên dán phiếu, đọc các từ tìm được, những HS khác sửa (nếu có).
-Nhận xét chung, kết luận lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được ở BT2.
-HS thực hiện yêu cầu.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Cách chơi kéo co của Làng Hữu Trấp diễn ra giữa nam và nữ. Cũng có năm nam thắng, cũng có năm nữ thắng.
-Các từ ngữ: Hữu Trấp, Quế Võ, Bắc Ninh, Tích Sơn, vĩnh yên, Vĩnh Phúc, ganh đua, khuyến khích, trai tráng,…
-1 HS đọc thành tiếng.
-2 HS ngồi cùng bàn tìm từ ghi vào phiếu hoặc ghi bằng chì vào SGK.
-Nhận xét, bổ sung.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ĐỒ CHƠI- TRÒ CHƠI
I/. Mục tiêu:
Biết một số trò chơi rèn luyện sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ.
Hiểu ý nghĩa của một số câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung liên quan điển chủ điểm.
Biết sử dụng khéo léo một số tục ngữ , thành ngữ trong một số tình huống cụ thể nhất định.
II/. Đồ dùng dạy học:
Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như bài tập 1, bài tập 2.
Tranh ảnh về một số trò chơi dân gian (nếu có).
III/. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu 3 HS lênbảng, mỗi HS đặt 2 câu hỏi.
-Yêu cầu HS dưới lớp trả lời câu hỏi: Khi hỏi chuyện người khác, muốn giữ phép lịch sự cần chú ý điều gì?
-Nhận xét câu trả lời của HS.
-Yêu cầu HS nhận xét câu bạn viết trên bảng xem có đúng mục đích không? Có giữ phép lịch sự khi hỏi không?
-Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
Tiết luyện từ và câu hôm nay, lớp mình cùng tìm hiểu về các trò chơi dân gian, cách sử dụng một số thành ngữ có liên quan đến chủ đề Trò chơi – đồ chơi.
b) Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
-Phát giấy và bút dạcho từng nhóm. Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm hoànthành phiếu và giới thiệu với các bạn về trò chơi mà em biết.
-Yêu cầu nhóm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhân xét, bổ sung.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng
-Hãy giới thiệu cho các bạn hiểu về cách thức chơi của một trò chơi mà em biết
Bài 2:
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu.
-Phát phiếu và bút cho các nhóm HS. Yêu cầu HS hoàn chỉnh phíêu. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
-Yêu cầu HS nhận xét, bổ sung.
-Kết luận lời giải đúng
Bài 3:
-Yêu cầu HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Yêu cầu HS thảo luận theo cặp, GV nhắc HS:
+Xây dựng tình huống.
+Dùng câu tục ngữ thành ngữ để khuyên bạn.
-Yêu cầu HS trình bày.
-Nhận xét và cho điểm HS.
-Yêu cầu HS đọc thuộc lòng các câu tục ngữ thành ngữ.
3. Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS vế nhà làm BT3 và sưu tầm 5 câu tục ngữ, thành ngữ.
-3 HS lênbảng đặt câu hỏi.
+Một câu với người trên.
+Một câu với bạn.
+Một câu với người ít tuổi hơn mình.
-2 HS đứng tại chỗ trả lời.
-Nhận xét câu hỏi của bạn.
-Lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Hoạt động trong nhóm 4 HS.
-Nhận xét, bổ sung phiếu trên bảng.
-Chữa bài (nếu sai).
-Tiếp nối nhau giới thiệu.
-1 HS đọc thành tiếng.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, làm BT vào phiếu hoặc dùng bút chì làm vào vở nháp.
-Nhận xét, bổ sung.
-Đọc lại phiếu: 1 HS đọc câu tục ngữ thành ngữ, 1 hS đọc nghĩa của câu.
-1 HS đọc thành tiếng.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, sứ lý tình huống hoặc câu tục ngữ, thành ngữ để khuyênbạn.
-2 HS đọc.
Toán
Tiết 77: THƯƠNG CÓ CHỨA CHỮ SỐ 0
I- MỤC TIÊU
Giúp HS:
Biết thực hiện các phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương.
Aùp dụng để giải các bài toán có liên quan
II- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU
Giáo viên
Học sinh
1-KIỂM TRA BÀI CŨ
-? Nêu nội dung luyện tập tiết trước
-GV nhận xét và ghi điểm cho HS
2- BÀI MỚI
a-Giới thiệu bài : Thương có chữ số 0
b-Nội dung
*Hoạt động 1: Hướng dẫn thưc hiện phép chia
èPhép chia 9450 :35 (trường hợp có chữ số 0 ở hàng đơn vị của thương)
-GV viết lên bảng phép chia trên và yêu cầu HS đặt tính và tính
-GV hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK
- GV hỏi: Phép chia trên là phép chia hết hay phépchia có dư ?
-GV chú ý nhấn mạnh lần chia cuối cùng 0 chia 35 được 0, viết 0 vào thương ở bên phải của 7
-GV có thể yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên.
èPhép chia 2448 :24 (trường hợp có chữ số 0 ở hàng chục của thương )
-GV viết lên bảng phép chia trên và yêu cầu HS đặt tính và tính
-GV hướng dẫn lại HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK
- GV hỏi: Phép chia trên là phép chia hết hay phép chia có dư ?
-GV chú ý nhấn mạnh lần chia thứ hai 4 chia 24 được 0, viết 0 vào thương ở bên phải của 1.
-GV có thể yêu cầu HS thực hiện lại phép chia trên
-Rút ra kết luận : Khi chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương ta lưu ý điều gì ?
*Hoạt động 2 : Luyện tập, thực hành
Bài 1
- ? : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
-GV yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính
-GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
-GV chữa bài và ghi điểm cho HS
Bài 2
-GV yêu cầu1 HS đọc đề bài
-GV yêu cầu HS tự tóm tắt vàtrình bày bài giải bài toán
-GV chữa bài , nhận xét và ghi điểm cho HS
Bài 3
-GV yêu cầu1 HS đọc đề bài
-Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
-Muốn tính chu vi và diện tích của mảnh đất chúng ta phải được gì?
-Bài toán cho biết những gì về các cạnh của mảnh đất?
-Em hiểu thế nào là tổng hai cạnh liên tiếp ?
-GV vẽ một hình chữ nhật lên bảng và giảng hai cạnh liên tiếp chính là tổng của một cạnh chiều dài và chiều rộng của mảnh đất
-Ta có cách nào để tính được chiều dài và chiều rộng mảnh đất?
-GV chữa bài , nhận xét và ghi điểm cho HS
3-CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- ? Nêu kết luận
- GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về học bài và chuẩn bị bài sau.
-HS nêu
-HS nhắc lại tựa bài
-1HS lên bảng làm bài, lớp làm nháp
-HS trả lời
-1HS lên bảng làm bài, lớp làm VBT
-HS trả lời
-Đặt tính rồi tính
-4HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT
-HS nhận xét, sau đổi chéo vở kiểm tra
-HS đọc
-HS đọc
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS trả lời
-HS trả lời
-1HS lên bảng làm bài, lớp làm vào VBT
Lịch sử
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG – NGUYÊN
I/ MỤC TIÊU:
Học xong bài này, HS biết:
Dưới thời nhà Trần , ba lần Mông- Nguyên sang xâm lược nước ta .
Quân dân nhà Trần : nam nữ, già trẻ đều đồng lòng đánh giặc bảo vệ Tổ quốc .
Trân trọng truyền thống yêu nước và giữ nước của cha ông nói chung và quân dân nhà Trần nói riêng.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình trong SGK.
Phiếu học tập của HS.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
GV
HS
1/ ỔN ĐỊNH:
2/ KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê?
- Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là gì?
- GV nhận xét ghi điểm .
3/ Bài mới:
Giới thiệu bài ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG 1
Ý CHÍ QUYẾT TÂM ĐÁNH GIẶC CỦA ÔNG VUA TÔI NHÂN TRẦN
- Gọi HS đọc SGK từ lúc đó , quân Mông- Nguyên đang tung hoành khắp châu Aâu và Châu Á … Các chiến sĩ tự thích vào tay mình hai chữ “ Sát Thát”
( giết chết giặc Nguyên).
- Tìm những sự việc cho thấy vua tôi nhà Trần rất quyết tâm chống giặc.
HOẠT ĐỘNG 2 kế sách đánh giặc của vua tôi nhà trần và kết quả của cuộc kháng chiến
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm với định hướng:
+ Hãy cùng đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:
+Việc ba lần vua tôi nhà trần đều rút khỏi Thăng Long có tác dụng như thế nào?
+ Yêu cầu các nhóm phát biểu ý kiến.
Cho HS đọc tiếp SGK .
+ Kháng chiến chống quân Mông- Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?
GV:Theo em, vì sao nhân dân ta đạt được thắng lợi vẻ vang này?
HOẠT ĐỘNG 3 tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản
GV tổ chức cho HS cả lớp kể những câu chuyện đã tìm hiểu được về tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản.
- GV tổng kết đôi nét về vị tưởng trẻ yêu nước Trần Quốc Toản.
- GV nhận xét tuyên dương.
4/ Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học về nhà học bài và chuẩn bị bài : Nước ta cuối thời Trần.
- Hát
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nhắc lại.
- HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi bài trong SGK.
-HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ nêu một sự việc
- Sau ba lần thất bại , quân Mông – Nguyên không dám sang xâm lược nước ta nữa….
- Vì dân ta đoàn kết , quyết tâm cầm vũ khí và mưu trí đánh giặc.
Một số HS kể trước lớp.
- Hs lắng nghe.
Thể dục
Tiết 31 THỂ DỤC RLTTCB -TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC ”
I/ MỤC TIÊU
Ôn đi theo vách kẻ thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch kẻ thẳng hai tay giang ngang. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
Trò chơi “Lò cò tiếp sức”. Yêu cầu biết cách chơi tham gia trò chơi nhiệt tình và tham gia chơi một cách chủ động .
II/ ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
Địa điểm: Trên sân trương, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
Phương tiện: Chuẩn bị một còi, phấn viết để kẻ sân phục vụ trò chơi
III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
NỘI DUNG
PHƯƠNGPHÁP TỔCHỨC
1.Phần mở đầu:
-GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
-Khởi động : GV cho HS chạy chậm theo 1hàng dọc trên địa hình tự nhiên :,
-Đứng tại chỗ xoay các khớp tay chân để khởi động, rồi hát vỗ tay:.
Về đội hình vòng tròn hoăïc 4 hàng ngang. Sau đó GV có thể cho HS đứng tại chỗ hát .
Trò chơi “Chẵn lẻ”
. 2.Phần cơ bản :
Ôn đi theo vạch thẳng hai tay chống hông và đi theo vạch thẳng hai tay giang ngang:.
GV điều khiển cho cả lớp đi theo đội hình 2-3 hàng dọc, cũng có thể chia tổ tập luyện do các tổ trưởng điều khiển mỗi nội dung tập
Tập theo tổ tại các khu vực đã phân công.GV chú ý sửa chữađộng tác chưa chính xác và hướng dẫn cách sửa động tác sai.
Cần tổ chức cho HS tập luyện dưới hình thức thi đua, cán sự lớp điều khiển cho các bạn tập GV hướng dẫn HS cáchkhắc phục những sai thường gặp.
Ôn đi theo vạch thẳng hai tay giang ngang:. Đội hình và cách tập như trên .
Sau khi các tổ biểu diễn 1 lần, GV cho HS nhận xét và đánh giá.
b)Trò chơi vận động:
-Trò chơi “Nhảy lướt sóng ”
.GV cho HS khởi động kỹ các khớp, hướng dẫn cách bật nhảy cách chơi và tổà chức cho HS chơi cho HS chơi thử sau đó mới cho chơi chính thức.
-GV cho HS chơi theo đội hình 2-3 hàng dọc thay đổi liên tục người cầm dây(hoặc sào) để cho tất cả HS đều tham gia chơi,
_ HS nào bị vướng chân từ 3 lần sẽ phải chạy xung quanh lớp một vòng.
3.Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ thực hiện các động tác thả lỏng toàn thân hít thở sâu:.Vỗ tay hát :
-GV cùng HS hệ thống bài:.
-GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.VN RLTTCBđã học ở lớp 3
-Lớp trưởng tập hợp lớp thành 4. hàng, điểm số. Cả lớp chúc GV khoẻ.
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
* * * * * * * *
GV
HS thực hiện
GV điều khiển
-Lớp trưởng điều khiển.
.-Các tổ thực hiện
-Cả lớp theo khẩu lệnh của GV.
-Cả lớp tập.
-HS tham gia chơi.
-HS thực hiện.
Thứ tư ngày tháng năm
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I/. Mục tiêu:
Kể được một câu chuyện về đồ chơi của mình hoặc của các bạn mà em có dịp quan sát.
Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện.
Hiểu ý nghĩa chuyện các bạn kể.
Lời kể tự nhiên, chân thực , sáng tạo, kết hợp lời nói với cử chỉ điệu bộ.
Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.
II/. Đồ dùng dạy học:
Đề bài viết sẵn trên bảng lớp.
III/. Hoạt động trên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. kiểm tra bài cũ:
-Yêu cầu 2 HS kể lại chuyệncác em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là đồ chơi của trẻ em hoặc những đồ vật gần gũi với trẻ em (mỗi HS chỉ kể một đọan)
-Yêu cầu HS nhận xét bạn kể.
-Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
Tiết học trước các em đã giới thiệu với các bạn đồ chơi của mình. Hôm nay các em sẽ kể những câu truyện về đồ chơi của em hoặc của bạn em.
b) Hướng dẫn kể chuyện:
* Tìm hiểu đề bài:
-Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
-Đọc, phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ: đồ chơi của em, của các ba
File đính kèm:
- TUAN 16-L4.doc