I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường "tồn tại hay không tồn tại" của chính loài người.
2. Thái độ:
- Hiểu biết và tìm hiểu tình hình gia tăng dân số ở địa phương, có ý thức tuyên truyền về dân số kế hoạch hoá gia đình.
3. Kỹ năng:
- Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong thể hiện nội dung bài viết.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy: Bài soạn, các tư liệu, số liệu về dân số Việt Nam và thế giới.
2. Trò: Sưu tầm các tư liệu, số liệu về tình hình dân số ở địa phương, ở Việt Nam và trên thế giới.
9 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tuần 13 – tiết 49: văn bản: bài toán dân số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 – Tiết 49:
Văn bản: bài toán dân số
i. Mục tiêu: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế sự gia tăng dân số, đó là con đường "tồn tại hay không tồn tại" của chính loài người.
2. Thái độ:
- Hiểu biết và tìm hiểu tình hình gia tăng dân số ở địa phương, có ý thức tuyên truyền về dân số kế hoạch hoá gia đình.
3. Kỹ năng:
- Thấy được cách viết nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong thể hiện nội dung bài viết.
ii. chuẩn bị:
1. Thầy: Bài soạn, các tư liệu, số liệu… về dân số Việt Nam và thế giới.
2. Trò: Sưu tầm các tư liệu, số liệu về tình hình dân số ở địa phương, ở Việt Nam và trên thế giới.
iii. phương pháp:
- Phân tích, giảng bình, vấn đáp, đàm thoại, liên hệ thực tế và thảo luận nhóm.
iv. tiến trình bài giảng:
1. ổn định lớp:
- Kiểm tra sỹ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Qua văn bản "Ôn dịch, thuốc lá", em hãy cho biết tác hại của nạn nghiện thuốc lá?
? BT trắc nghiệm:………
Gợi ý trả lời:
- Học sinh trả lời theo nội dung ghi nhớ.
3. Giảng bài mới:
a. Dẫn vào bài:
- Giáo viên chiếu "Bảng thống kê và dự bào sự phát triển của dân số thế giới từ năm 1950 – 2050"
Thống kê và dự báo sự phát triển của dân số thế giới
từ năm 1950 à 2050
(?) Qua bảng số liệu trên, em có nhận xét gì về sự phát triển của dân số thế giới?
- Học sinh: Dân số thế giới ngày càng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước.
- Giáo viên: Như vậy, thế giới chúng ta đang đứng trước nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số quá nhanh. Đó sẽ là một hiểm học cần phải báo động và là con đường "Tồn tại hay không tồn tại" của loài người. Vậy vấn đề dân số đã được đặt ra từ khi nào? Tốc độ gia tăng dân số của thế giới ra sao? Loài người cần phải làm gì để hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số? Bìa học hôm nay sẽ trả lời cho các câu hỏi trên.
b. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
GV: Văn bản này vốn của tác giả thái An, tên đầy đủ của văn bản là "Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại". Khi tuyển chọn, người biên soạn sách đã rút gọn lại thành là "Bài toán dân số", cách diễn đạt cho phù hợp với yêu cầu của SGK trong nhà trường.
Giáo viên đ ghi (Thái An, Báo GD&TĐ Chủ nhật).
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc bài: Yêu cầu đọc rõ ràng, chú ý các câu cảm thán, những con số và những từ phiên âm từ tiếng nước ngoài.
Giáo viên đọc đoạn 1 đ gọi 2 học sinh đọc tiếp.
Giáo viên gọi 1 học sinh nhận xét bạn đọc.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ khó trong SGK – 131.
? Em hiểu tuổi cặp kê nghĩa là gì?
? Cấp số nhân nghĩa là gì?
Giáo viên giải thích thêm từ:
+ Chàng A-đam và E-va: Theo Kinh thánh của đạo Thiên Chúa, đây là cặp vợ chồng đầu tiên trên Trái đất được Chúa tạo ra và sai xuống trần gian để hình thành và phát triển loài người.
+ Tồn tại hay không tồn tại (Tobe or not tobe): Câu nói nổi tiếng của nhân vật Ham-lét trong vở kịch cùng tên của nhà soạn kịch nổi tiếng thế giới Sếc-pia (nước Anh).
? Em hãy xác định bố cục của văn bản và nội dung chính của mỗi phần đó?
GV: Trong phần 2, được chia ra làm 3 ý chính:
+ ý 1: Nêu lên bài toán cổ và dẫn đến kết luận: Mỗi ô của bàn cờ ban đầu chỉ một hạt thóc, tưởng là ít, nhưng nếu sau đó cứ gấp đôi lên theo cấp số nhân thì số thóc của cả bàn cờ là một con số khủng khiếp.
+ ý 2: So sánh sự gia tăng dân số giống như lượng thóc trong các ô bàn cờ. Ban đầu chỉ là 2 người, thế mà nêm 1995 là 5,63 tỉ người, đủ cho ô thứ 30 của bàn cờ ấy.
+ ý 3: Thực tế mỗi phụ nữ lại có thể sinh rất nhiều con (lớn hơn 2 rất nhiều), vì thế chỉ tiêu mỗi gia đình chỉ có một đến hai con là rất khó thực hiện.
? Hãy nhận xét về kết cấu bố cục của văn bản?
? Với kết cấu bố cục đó, tác giả đã làm rõ vấn đề chủ chốt nào của văn bản?
? Vấn đề này có gần giũ và bức thiết với cuộc sống của con người trong xã hội hiện đại hay không?
? Vậy những văn bản mang nội dung gần gũi và bức thiết đối với cuộc sống của con người được gọi là văn bản gì?
? Hãy kể tên những văn bản nhật dụng mà em đã được học trong chương trình Ngữ văn lớp 8?
? Vậy, theo em, văn bản Bài toán dân số, được viết theo phương thức biểu đạt nào?
? PTBĐ chính của văn bản này là gì?
Giáo viên: Chúng ta đã tìm hiểu bố cục của văn bản này có kết cấu rất mạch lạc, chặt chẽ… tất cả nhằm tập trung làm rõ vẫn đề bài toán dân số là gì và cách giải nó như thế nào.
? Vậy theo em, chúng ta sẽ đi phân tích văn bản này theo hướng nào là hợp lý?
GV: Các em hãy chú ý vào đoạn 1, và cho biết phần thứ nhất có tiêu đề là gì?
? Tác giả đã sáng mắt ra vì vấn đề gì?
? Qua thông tin đại chúng, đài báo cùng với kiến thức của mình, em hiểu thế nào là dân số và kế hoạch hoá gia đình?
? Khi nói sáng mắt ra, tác giả muốn gửi đến người đọc điều gì?
? Cách nêu vấn đề của tác giả có gì độc đáo?
? Điều này có tác dụng như thế nào? với người đọc?
GV: Tại sao tác giả lại sáng mắt ra? Sáng mắt ra về vấn đề gì? Để giải thích cho điều đó, chúng ta tìm hiểu sang phần hai của bài.
? Để làm rõ vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình. Tác giả đã lập luận và thuyết minh dựa trên các ý chính nào?
? Tương ứng với đoạn văn nào trong văn bản?
? Em hãy tóm tắt nội dung bài toán cổ ấy?
? Qua bài toán cổ này chúng ta hình dung vấn đề gia tăng dân số như thế nào?
? Qua câu chuyện bài toán cổ tác giả liên hệ đến điều gì?
GV: Những nguyên nhân chính nào dẫn đến tốc độ gia tăng dân số của Việt Nam cũng như thế giới, chúng ta cùng đi tìm hiểu tiếp.
Thảo luận: Giáo viên cho học sinh thảo luận:
? Nhìn vào bảng so sánh về tỉ lệ sinh/phụ nữ của các nước trong bảng và rút ra nhận xét?
- Tỷ lệ sinh ở phụ nữ là rất cao, đặc biệt các nước nghèo và chậm phát triển thuộc châu Phi và châu á có số tỷ lệ sinh cao nhất thế giới. Trong thực tế các châu lục này đều nghèo nàn và lạc hậu hơn ở châu Mỹ và châu Âu.
GV: Sự gia tăng dân số như vậy sẽ ảnh hưởng đến kinh tế và xã hội chúng ta cùng đi tìm hiểu tiếp.
Giáo viên cho học sinh làm bài tập 3 (SGK – 133):
? Dựa vào bảng thống kê và dự báo sự phát triển của dân số thế giới trong bảng dưới đây, hãy tính xem từ năm 2000 đến tháng 9-2003 số người trên thế giới đã tăng bao nhiêu và gấp bao nhiêu lần số dân Việt Nam hiện nay?
Thảo luận:
? Theo em, dân số tăng nhanh sẽ có tác động và ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của xã hội?
đ Giáo viên chiếu các hình ảnh về sự nghèo đói, bệnh tật, ô nhiễm môi trường… do dân số tăng nhanh…
GV: Trước sự bùng nổ dân số và hậu quả to lớn của nó thì tác giả đã có thái độ như thế nào. Chúng ta tìm hiểu tiếp phần cuối của bài.
? ở đoạn này tác giả muốn nhắn gửi tới chúng ta điều gì?
? Theo em lời nhắn gửi đó có ý nghĩa như thế nào?
? Vì sao tác giả lại cho rằng đó là con đường "tồn tại hay không tồn tại" của chính loài người?
? Qua đây em nhận xét gì về nhận thức của tác giả với vấn đề dân số kế hoạch hoá gia đình?
? Theo em con đường nào là con đường tốt nhất để hạn chế sự gia tăng dân số? Vì sao?
? Trong thực tế em biết những khẩu hiệu tuyên truyền nào về dân số kế hoạch hoá gia đình?
? Hãy cho biết, sự gia tăng dân số ở địa phương em tác động của nó tới đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội như thế nào?
? Em hãy nêu nội dung chính của bài?
? Những nghệ thuật nào đặc sắc để tạo nên nội dung của văn bản này?
Giáo viên: Gọi học sinh đọc nội dung ghi nhớ của bài
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh làm bài tập, một số bài tập đã tích hợp trong phần bài dạy giáo viên yêu cầu học sinh về nhà hoàn thành vào vở.
- Nghe
- Nghe
- 2 học sinh đọc.
- Học sinh nhận xét.
- Tuổi cặp kê (từ cổ): đây là tuổi của người con gái búi tóc cài trâm, tuổi mà người con gái đến tuổi có thể lấy chồng.
- Là dãy số trong đó từ số thứ hai trở đi, mỗi số bằng số đứng liền trước nó nhân với một hằng số (số không đổi) gọi là công bội. Dãy 1, 2, 4, 8, 16,… là một cấp số nhân có công bội là 2. Dãy số này có thể viết: 1, 2, 22, 23, 24,… Bàn cờ có 64 ô, vậy số hạt thóc ở ô thứ 64 là 263.
- Bố cục: 3 phần:
+ Phần 1 (MB): Từ đầu… sáng mắt ra. à ND: Bài toán dân số và kế hoạch hoá gia đình dường như đã được đặt ra từ thời cổ đại.
+ Phần 2 (TB): Tiếp theo… ô thứ 31 của bàn cờ. à ND: Tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng.
+ Phần 3 (KB): Còn lại. à ND: Kêu gọi, khuyến cáo loài người cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số. Đó là con đường tồn tại hay không tồn tại của chính loài người.
- Kết cấu mạch lạc, chặt chẽ, theo vấn đề, luận điểm của một văn bản nghị luận.
- Tất cả nhằm tập trung làm rõ vấn đề chủ chốt: bài toán dân số là gì và cách giải nó như thế nào?
- Rất gần gũi.
- Văn bản nhật dụng.
- Thông tin về ngày Trái đất, năm 2000; Ôn dịch, thuốc lá.
- PTBĐ: Lập luận kết hợp với tự sự.
- Phân tích theo bố cục của bài.
- Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại:
- Vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình đã được đặt ra từ thời cổ đại.
- Dân số kế hoạch hoá gia đình là vấn đề sinh đẻ có kế hoạch; là mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1 đến 2 con, bất kể là con trai hay con gái.
- Tác giả muốn gửi đến độc giả cần phải hiểu và nắm được sự gia tăng dân số trên thế giới ngày càng tăng.
- Cách nêu vấn đề của tác giả rất bất ngờ, hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý theo dõi của người đọc.
- Khi đọc đến đây, ai cũng muốn đọc tiếp để xem câu chuyện gì đã làm cho người viết phải sáng mắt ra.
- Tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng.
+ ý 1: Vấn đề dân số được nhìn nhận từ một bài toán cổ. (Đó là một câu chuyện kinh khủng biết chừng nào!)
+ ý 2: Bài toán dân số thực chất là một câu chuyện trong kinh thánh. (Bây giờ … không quá 5%)..
+ ý 3: Vấn đề dân số được nhìn nhận từ thực tế sinh sản sản của con người. (Trong thực tế … ô thứ 31 của bàn cờ)…
- Có một bàn cờ gồm 64 ô. Đặt 1 hạt thóc vào ô thứ nhất, ô thứ hai đặt 2 hạt. Các ô tiếp theo cứ thế nhân đôi đ tổng số thóc thu được có thể phủ kín khắp bề mặt Trái đất.
- Con số trong bài toán cổ này tăng dần theo cấp số nhân, tương ứng với số người được sinh ra trên trái đất theo cấp độ số nhân này thì sẽ không còn là con số tầm thường mà là con số khủng khiếp.
đ Liên hệ tới sự bùng nổ và gia tăng dân số trên thế giới là hết sức nhanh chóng.
TT
Nước
Tỉ lệ sinh/ phụ nữ
1
Ru-an-đa
8,1
2
Tan-da-ni-a
6,7
3
Ma-đa-gat-xca
6,6
4
Nê-pan
6,3
5
ấn độ
4,5
6
Việt Nam
3,7
đ Tỷ lệ sinh ở phụ nữ là rất cao.
ị Tất cả đều rơi vào những nước kém và chậm phát triển thuộc châu á và châu Phi.
- Từ năm 2000 đến 9 - 2003 (45 tháng) số dân trên thế giới đã tăng: 240.673.967 người.
- Số dân đó gấp khoảng gần bằng 3 lần số dân Việt Nam hiện nay.
- Từ số liệu trên, có thể tính đợc tốc độ gia tăng dân số mỗi ngày, mỗi giờ:
+ Mỗi ngày tăng khoảng 178.277 người.
+ Mỗi giờ tăng khoảng 7.428 người.
ị Tốc độ gia tăng rất nhanh.
- Dân số tăng nhanh đ nghèo đói, đất chật người đông, ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, cần thêm nhiều trường học, nhiều bệnh viện, nhiều người thất học, thất nghiệp đ Tăng dân số quá cao kìm hãm sự phát triển xã hội, là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bệnh tật, suy dinh dưỡng, lạc hậu, chất lượng cuộc sống thấp…
- Chú ý vào đoạn cuối của văn bản.
- Đừng để cho mỗi con người trên trái đất này chỉ còn diện tích 1 hạt thóc.
- Nếu con người mà sinh sôi như cấp số nhân của bài toán cổ thì đến một lúc nào đó chúng ta sẽ không còn đất sống…
- Muốn có đất sống, phải sinh đẻ có kế hoạch, hạn chế gia tăng dân số trên toàn cầu.
- Muốn sống, con người phải có đất đai. Đất đai không thể sinh ra thêm. Do đó, con người muốn tồn tại phải biết điều chỉnh, hạn chế sự gia tăng dân số. Đây là vấn đề nghiêm túc và sống còn của nhân loại.
- Nhận thức được rõ vấn đề gia tăng dân số và hiểm hoạ cuả nó đối với xã hội.
đ Thể hiện tác gải là người có trách nhiệm với đời sống cộng đồng.
- Đẩy mạnh giáo dục để tuyên truyền là con đường tốt nhất để hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số. Bởi lẽ nó giúp mọi người hiểu ra nguy cơ mà bùng nổ và gia tăng dân số đem lại.
- Mỗi gia đình chỉ nên có từ một đến hai con, để nuôi dạy cho tốt.
- Dân số ổn định, xã hội phồn vinh, gia đình hạnh phúc.
- Dù gái hay trai, chỉ hai là đủ…
- Học sinh tự trả lời bộc lộ theo suy nghĩ ý hiểu.
- Học sinh đọc nội dung ghi nhớ SGK – 132.
i. tìm hiểu tác giả - tác phẩm:
1. Tác giả:
- Thái An
2. Xuất xứ:
- Báo Giáo dục & Thời đại.
3. Đọc - Chú thích:
a. Đọc:
b. Chú thích:
(SGK – 131)
ii. phân tích văn bản:
1. Bố cục – PTBĐ:
a. Bố cục:
- Chia làm 3 phần.
b. PTBĐ:
- Lập luận + Tự sự.
2. Phân tích:
a. Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại:
- Không tin >< sáng mắt ra
đ Lập luận tương phản, bất ngờ, lôi cuốn sự chú ý của người đọc.
b. Tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng.
*) Câu chuyện kén rể:
- Số hạt thóc trong bàn cờ tăng theo cấp số nhân.
đ Số thóc phủ kín bề mặt trái đất.
đ Sự bùng nổ và gia tăng dân số trên thế giới là hết sức nhanh chóng.
*) Thực tế về khả năng sinh của phụ nữ:
- Tỷ lệ sinh ở phụ nữ là rất cao.
đ Tất cả đều rơi vào những nước kém và chậm phát triển thuộc châu á và châu Phi.
*) Hậu quả của sự bùng nổ dân số:
đ Dân số tăng cao đ kìm hãm sự phát triển xã hội đ nghèo đói, bệnh tật, lạc hậu…
c. Kêu gọi, khuyến cáo loài người cần hạn chế sự bùng nổ và gia tăng dân số.
- Con người muốn tồn tại phải biết điều chỉnh và hạn chế gia tăng dân số.
iii. tổng kết:
1. Nội dung:
2. Nghệ thuật:
3. Ghi nhớ:
(SGK – 132)
iv. luyện tập:
4. Củng cố:
- Theo nội dung bài tập trắc nghiệm củng cố trên máy chiếu.
5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị cho bài sau:
File đính kèm:
- Giao an Bai toan dan so.doc