Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 học kỳ I

A. MỤC TIÊU: Sau bài học này HS biết:

- Kể tên các bộ phận chính của cơ thể

- Biết một số cử động của đầu và cổ, mình, chân, tay

- Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt

B. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: Các hình trong bài 1 SGK

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

I. ổn định lớp:

II. Bài cũ: Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập

III. Bài mới:

 

doc52 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 học kỳ I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Tự nhiên xã hội TUầN 1 Thứ ngày tháng năm 200 Tên bài dạy: Cơ thể của chúng ta A. MụC tiêu: Sau bài học này HS biết: - Kể tên các bộ phận chính của cơ thể - Biết một số cử động của đầu và cổ, mình, chân, tay - Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển tốt B. Đồ DùNG DạY - HọC: Các hình trong bài 1 SGK C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu: I. ổn định lớp: II. Bài cũ: Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1: Quan sát tranh - GV đưa ra chỉ dẫn: Quan sát các hình ở trong sách trang 4 SGK - GV theo dõi và giúp đỡ các em hoàn thành hoạt động này - Động viên các em thi đua - GV sử dụng hình vẽ phóng to gọi HS lên bảng. 2. Hoạt động 2: - Cho HS quan sát tranh chỉ và nói xem các bạn trong tường hình đang làm gì? - Cơ thể chúng ta có mấy phần - GV đưa ra yêu cầu - GV đưa ra kết luận: Cơ thể của chúng ta gồm 3 phần đó là đầu, mình và tay chân. Chúng ta nên tích cực hoạt động, không nên lúc nào cũng ngồi yên một chỗ. Hoạt động sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và nhanh nhẹn. 3. Hoạt động 3: Tập thể dục GV HD HS học bài hát “Cúi mãi mỏi lưng viết mãi mỏi tay thể dục thế này là hết mệt mỏi” - GV làm mẫu từng động tác, vừa làm vừa hát. - GV gọi 1 HS lên bảng đứng trước lớp thực hiện. - KL: GV nhắc nhở HS muốn cho cơ thể phát triển tốt cần luyện tập thể dục hàng ngày. Trò chơi: ai nhanh, ai đúng Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể HS hoạt động theo cặp HS xung phong nói tên các bộ phận cơ thể HS lên bảng chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài HS quan sát tranh HS làm việc theo nhóm nhỏ Các em làm việc theo nhóm Hoạt động cả lớp: biểu diễn từng hoạt động. HS tập và hát theo GV HS hát và làm theo Lớp nhìn theo và cùng làm Cả lớp vừa tập thể dục vừa hát 1 HS lên bảng nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể, vừa nói vừa chỉ vào hình vẽ Các HS đếm xem bạn kể được bao nhiêu bộ phận và chỉ đúng không ? 5. CủNG Cố - DặN Dò: - Gọi một số HS nói tên các bộ phận bên ngoài - Về ôn bài; chuẩn bị tiết sau: Chúng ta đang lớn. Môn: Tự nhiên xã hội TUầN 2 Thứ ngày tháng năm 200 Tên bài dạy: Chúng ta đang lớn A. MụC tiêu: Giúp HS biết: - Sức lớn của em thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết - So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp - ý thức được sức lớn của mọi người là không hoàn toàn như nhau, có người cao hơn, có người thấp hơn, có người béo hơn, ... đó là bình thường B. Đồ DùNG DạY - HọC: - Các hình trong bài 2 SGK - Phiếu bài tập (vở BT TNXH 1 bài 2) C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu: I. ổn định lớp: II. Bài cũ: Trẻ em có những quyền gì ? III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS a. Khởi động: Trò chơi vật tay - Kết thúc cuộc chơi GV hỏi xem trong 4 nhóm người ai thắng thì giơ tay. b. Kết luận: Các em có cùng độ tuổi nhưng có em khoẻ hơn, có em yếu hơn, có em cao hơn, có em thấp hơn ... hiện tượng đó nói lên gì ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này. 1. Hoạt động 1: Làm việc với SGK B1: làm việc theo cặp B2: Hoạt động cả lớp Kết luận: Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hàng ngày, hàng tháng về cân nặng, chiều cao, về các hoạt động (biết lẫy, bò, ngồi, đi ...) và sự hiểu biết các em mỗi năm cũng cao hơn, nặng hơn, học được nhiều thứ hơn, trí tuệ phát triển hơn. 2. Hoạt động 2: B1: Thực hành theo nhóm B2: Câu hỏi: - Dựa vào kết quả thực hành đo nhau, các em thấy chúng ta tuy bằng tuổi nhau nhưng lớn lên không giống nhau có phải không ? - KL: Sự lớn lên của các em có thể giống nhau hoặc khác nhau. Các em cần ăn uống điều độ; giữ gìn sức khoẻ không ốm đau sẽ chóng lớn hơn. 3. Hoạt động 3: Vẽ về các bạn trong nhóm 4 HS một nhóm, chơi vật tay. Mỗi lần một cặp, những người thắng lại đấu với nhau. 2 HS quan sát các hình ở trang 6 SGK và nói với nhau về những gì các em quan sát được trong từng hình. Một số HS lên nói về những gì các em đã nói với các bạn trong nhóm, các HS khác bổ sung. Mỗi nhóm 4 HS chia làm 2 cặp, lần lượt từng cặp đứng áp sát lưng, đầu và gót chân chạm vào nhau. Cặp kia quan sát xem bạn nào cao hơn. - Các bạn đo tay ai dài hơn, vòng tay, vòng đầu, vòng ngực ai to hơn - HS quan sát xem ai béo, ai gầy. HS phát biểu suy nghĩ CN về những câu hỏi GV đưa ra. HS thực hành vẽ 4 bạn trong nhóm. 5. CủNG Cố - DặN Dò: - Cho HS trưng bày sản phẩm trong nhóm xem bức vẽ nào đẹp nhất chọn đem lên trưng bày trước lớp. - Về xem lại bài, chuẩn bị bài: Nhận biết các vật xung quanh. Môn: Tự nhiên xã hội TUầN 3 Thứ ngày tháng năm 200 Tên bài dạy: Nhận biết các vật xung quanh A. MụC tiêu: Giúp HS biết: - Nhận biết và mô tả được một số vật xung quanh - Hiểu được mắt, mũi, tai, lưỡi, tay (da) là các bộ phận giúp chúng ta nhận biết được các vật xung quanh. - Có ý thức bảo vệ và giữ gìn các bộ phận của cơ thể. B. Đồ DùNG DạY - HọC: - Các hình trong bài 3 SGK - Một số đồ vật như: bông hoa hồng hoặc xà phòng thơm, nước hoa, quả bóng, quả mít hoạc loại quả có vỏ sần sùi như chôm chôm, sầu riêng ... cốc nước nóng, nước đá lạnh. C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu: I. ổn định lớp: II. Bài cũ: Trẻ em có những quyền gì ? III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. GV cho HS chơi trò chơi Nhận biết các vật xung quanh Sau khi kết thúc trò chơi GV nêu vấn đề. GV giải thích tên bài học mới 2. Hoạt động 1: Quan sát hình trong SGK hoặc vật thật. B1. Chia nhóm 2 HS: - HD quan sát và nói về hình dáng, màu sắc, sự nóng lạnh, trơn, nhẵn hay sần sùi... của các vật xung quanh mà các em nhìn thấy trong hình ở SGK hoặc các vật do các em mang tới. B2. Một số HS chỉ về từng vật trước lớp. 3. Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm nhỏ: vai trò các giác quan trong việc nhận biết thế giới xung quanh. B1: GV HD HS cách đặt câu hỏi để thảo luận trong nhóm. B2. GV cho HS xung phong, GV lần lượt nêu một số câu hỏi cho cả lớp thảo luận và GV kết luận. 2-3 HS lên chơi. Dùng khăn sạch che mắt một bạn, lần lượt đặt vào tay bạn đó một số đồ vật như đã mô tả, mở phần đồ dùng, đoán xem vật đó. HS mô tả một số vật xung quanh. HS từng cặp quan sát và nói cho nhau nghe về các vật có trong hình hoặc các vật do các em mang đến lớp. HS chỉ và nói hình dáng, màu sắc và các đặc điểm khác nhau như: nóng, lạnh, nhẵn, sần sùi, mùi vạ ... Các em khác bổ sung. Dặ vào hoạt động của GV, HS tập đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, các em thay nhau hỏi và trả lời. HS đứng trước lớp nêu câu hỏi, một bạn ở nhóm khác trả lời. 4. CủNG Cố - DặN Dò: - Nhờ đâu mà chúng ta nhận biết mọi vật xung quanh ? - Về xem lại bài, chuẩn bị bài: Bảo vệ mắt và tai. Môn: Tự nhiên xã hội TUầN 4 Thứ ngày tháng năm 200 Tên bài dạy: Bảo vệ mắt và tai A. MụC tiêu: Giúp HS biết: - Các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai - Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai sạch sẽ. B. Đồ DùNG DạY - HọC: - Các hình trong bài 4 SGK, phiếu BT (vở BT TNXH1, bài 4) - Một số tranh ảnh HS và GV sưu tầm được về các hoạt động liên quan đến mắt và tai. C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu: I. ổn định lớp: II. Bài cũ: Điều gì xảy ra nếu mắt và tai bị hỏng ? Điều gì xảy ra nếu tai của chúng ta bị điếc ? III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. GV cho HS chơi trò chơi 2. Hoạt động 1: Làm việc với SGK: B1: HD HS quan sát từng hình ở trang 10 SGK và HD HS tập đặt và trả lời câu hỏi. B2: Trao đổi trong nhóm, GV kết luận ý chính. 3. Hoạt động 2: Làm việc với SGK: HD HS quan sát từng hình ở trang 11 và tập đặt câu hỏi, tập trả lời câu hỏi cho từng hình, GV khuyến khích các em tự đặt câu hỏi để hỏi bạn, GV kết luận ý chính. 4. Hoạt động 3: B1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm B2: GV cho HS các nhóm lên trình bày. Sau khi mỗi nhóm trình bày, GV cho HS nhận xét về cách đối đáp giữa các vai. KL: GV yêu cầu HS phát biểu xem các em đã học được những điều gì khi đặt mình vào vị trí của các nhân vật trong những tình huống trên ? Cả lớp hát bài “Rửa mặt như mèo” HS nhận ra việc gì nên làm để bảo vệ mắt. HS quan sát tranh và tập đặt và trả lời câu hỏi cho từng hình HS hỏi và trả lời theo nhóm, theo HD của GV. HS xung phong lên trình bày trước lớp. HS nhận ra việc gì nên làm, việc gì không nên làm để bảo vệ tai. HS hỏi và trả lời nhau theo sự HD của GV HS có thể nhờ GV trả lời và gt ngay khi các em còn đang trao đổi trong nhóm đối với các câu khó. HS đóng vai: tập ứng xử để bảo vệ mắt và tai. Đại diện nhóm lên trình diễn HS phát biểu những điều đã học, khi đặt mình vào vị trí của các nhân vật trong các tình huốn. 4. CủNG Cố - DặN Dò: - GV nhận xét và khen ngợi sự cố gắng của cả lớp. Đặc biệt của các em xung phong đóng vai. - Về xem lại bài, chuẩn bị bài: Giữ vệ sinh thân thể. Môn: Tự nhiên xã hội TUầN 5 Thứ ngày tháng năm 200 Tên bài dạy: Giữ vệ sinh thân thể A. MụC tiêu: Giúp HS hiểu: - Hiểu rằng thân thể sạch sẽ giúp cho chúng ta khoẻ mạnh, tự tin - Biết việc nên làm và không nên làm để da luôn sạch sẽ; - Có ý thức tự gúac làm vệ sinh cá nhân hàng ngày. B. Đồ DùNG DạY - HọC: - Các hình trong bài 5 SGK, - Xà phòng, khăn mặt, bấm móng tay hoặc kéo. C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu: I. ổn định lớp: II. Bài cũ: Những việc nên và không nên làm để bảo vệ mắt, nhận xét. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: Cả lớp hát bài “khám tay” 2. GT bài: a. Hoạt động 1: Suy nghĩ cá nhân và làm việc theo cặp. b. Hoạt động 2: làm việc với SGK c. Hoạt động 3: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hay nêu các việc cần làm khi tắm. GV ghi lại tất cả các ý kiến của HS lên bảng. Sau đó tổng kết lại và KL việc làm trước, việc nên làm sau. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi nên rửa tay khi nào ? Nên rửa chân khi nào ? GV ghi câu của HS trả lời lên bảng. Cho HS kể ra những việc không nên làm nhưng nhiều người còn mắc phải. Cho HS liên hệ bản thân và nêu lên sẽ sửa chữa như thế nào ? GV KL toàn bài, nhắc nhở các em có ý thức tự giác làm vệ sinh cá nhân hàng ngày. Từng cặp (2 HS) xem và nhận xét bàn tay ai sạch và chưa sạch. Tự liên hệ về những việc mỗi HS đã làm để giữ vệ sinh cá nhân. HS nhận ra những việc nên làm và không nên làm để giữ da sạch sẽ HS thảo luận nhóm Biết trình bày các việc làm hợp vệ sinh như tắm, rửa tay, rửa chân và biết nên làm những việc đó vào lúc nào. Kể những việc không nên làm: ăn bốc, cắn móng tay, đi chân đất. 4. CủNG Cố - DặN Dò: - GV cho HS nhắc lại những việc không nên làm để bảo vệ thân thể. - Dặn: về thường xuyên vệ sinh cá nhân hàng ngày. Môn: Tự nhiên xã hội TUầN 6 Thứ ngày tháng năm 200 Tên bài dạy: Chăm sóc và bảo vệ răng A. MụC tiêu: Giúp HS biết: - Cách giữ vệ sinh răng miệng để phòng sâu răng và có hàm răng khoẻ, đẹp. - Chăm sóc răng đúng cách. - Tự giác súc miệng sau khi ăn và đánh răng hàng ngày. B. Đồ DùNG DạY - HọC: - HS: bàn chải và kem đánh răng. - GV: Sưu tầm một số tranh vẽ về răng miệng. Bàn chải người lớn, trẻ em. Kem đánh răng, mô hình răng, muối ăn. Mỗi HS chọn một cuộn giấy sạch, nhỏ dài bằng cái bút chì, một vòng tròn nhỏ bằng tre, đường kính 10 cm. C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu: I. ổn định lớp: II. Bài cũ: Làm thế nào để da luôn sạch sẽ ? nhận xét. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: Trò chơi “ai nhanh, ai khéo” GV HD và phổ biến quy tắc chơi, kết thúc trò chơi GV công bố đội nào thắng, đội nào thua và cho HS nêu lý do thắng hoặc thua của đội mình. 2. GT bài: Chăm sóc và bảo vệ răng. a. Hoạt động 1: Làm việc theo cặp. KL: GV vừa nói vừa cho cả lớp quan sát mô hình hàm răng. b. Hoạt động 2: làm việc với SGK B1: Quan sát các hình ở trang 14, 15 SGK. B2: Quan sát các hình, GV nêu câu hỏi. KL: GV tóm tắt lại ý chính cho từng câu hỏi. Nhắc HS về những việc nên làm và những việc không nên làm để bảo vệ răng. 8 em xếp thành đội hình 2 hàng dọc, mỗi em ngậm một que bằng giấy. Hai em đầu hàng ngậm 1 que bằng giấy có 1 vòng tròn bằng tre và chuyển cái vòng nhỏ cho người thứ 2. Với cách làm tương tự, người thứ 2 chuyển cho người thứ 3 và tiếp tục đến người cuối cùng. HS làm việc theo nhóm. Hai HS quay mặt vào nhau lần lượt từng người quan sát hàm răng của nhau. Nhận xét răng của bạn. Xung phong nói cho cả lớp biết về kết quả làm được của nhóm. HS theo cặp làm việc theo chỉ dẫn của GV HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung. 4. CủNG Cố - DặN Dò: - Về thường xuyên đánh răng. - Dặn: về chuẩn bị tiết sau thực hành. Môn: Tự nhiên xã hội TUầN 7 Thứ ngày tháng năm 200 Tên bài dạy: Thực hành đánh răng và rửa mặt A. MụC tiêu: Giúp HS biết: - đánh răng và rửa mặt đúng cách; áp dụng chúng vào việc làm vệ sinh cá nhân hàng ngày. B. Đồ DùNG DạY - HọC: - Mỗi HS tự mang tới lớp bàn chải, kem đánh răng trẻ em, chậu rửa mặt, xà phòng thơm, bốn xô nhựa chứa nước sạch, gáo múc nước. C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu: I. ổn định lớp: II. Bài cũ: Cách giữ vệ sinh răng miệng ? nhận xét bài cũ. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: Trò chơi “Cô bảo” GV không nói từ: “cô bảo” mà em nào làm theo điều GV yêu cầu thì sẽ bị phạt. 2. Hoạt động 1: B1: Chỉ vào mô hình hàm răng và nói đâu là: - Mặt trong của răng - Mặt ngoài của răng - Mặt nhai của răng ? hằng ngày em thường chải răng như thế nào ? GV làm mẫu lại đánh răng với mô hình hàm răng, vừa làm, vừa nói các bước. B2: GV đến các nhóm HD và giúp đỡ b. Hoạt động 2: Thực hành rửa mặt. - Gọi 1 số HS trả lời câu hỏi của GV - GV HD thứ tự cách rửa mặt hợp vệ sinh. - Cho HS thực hành. HS chỉ được phép làm điều GV yêu cầu khi có từ “cô bảo” do GV nói ở đầu câu. Số người bị phạt phải làm một trò vui cho cả lớp xem. HS thực hành đánh răng Biết cách đánh răng đúng cách. HS trả lời câu hỏi và làm thử các động tác chải răng bằng bàn chải trên mô hình hàm răng. HS khác nhận xét xem bạn nào làm đúng, bạn nào làm sai. HS lần lượt thực hành đánh răng theo chỉ dẫn của GV. HS rửa mặt đúng cách. HS lên múc nước dội cho GV làm mẫu. HS rửa mặt theo HD của GV. 4. CủNG Cố - DặN Dò: - Nhắc nhở HS thực hiện đánh răng, rửa mặt ở nhà cho hợp vệ sinh - Nhắc nhở HS dùng chậu sạch và khăn mặt sạch đảm bảo vệ sinh. Môn: Tự nhiên xã hội TUầN 8 Thứ ngày tháng năm 200 Tên bài dạy: Ăn uống hàng ngày. A. MụC tiêu: Giúp HS biết: - Kể tên những thức ăn cần ăn trong ngày để mau lớn và khỏe mạnh. - Nói được cần phải ăn uống như thế nào để có được sức khoẻ tốt. - Có ý thức tự giác trong việc ăn uống của cá nhân, ăn đủ no, uống đủ nước. B. Đồ DùNG DạY - HọC: - Các hình trong bài 8 SGK; một số thực phẩm như trong hình. C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu: I. ổn định lớp: II. Bài cũ: Hàng ngày em quen chải răng như thế nào ? Cho một số HS đánh răng với mô hình hàm răng. Nhận xét bài cũ. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: Trò chơi: Con thỏ ăn cỏ uống nước chui vào hang. 2. Cách tiến hành: GV HD cách chơi, vừa nói vừa làm các động tác. HD luật chơi 3. GT bài mới: a. Hoạt động 1: Động não Nhận biết và kể tên những thức ăn đồ uống chúng ta thường ăn và uống hàng ngày. KL: Khích lệ HS nên ăn nhiều loại thức ăn sẽ có lợi cho sức khỏe. b. Hoạt động 2: HD HS KL: Chúng ta cần phải ăn, uống hàng ngày để có sức khỏe tốt. c. Hoạt động 3: Biết được hàng ngày phải ăn, uống như thế nào để có sức khỏe tốt. GV lần lượt đưa ra các câu hỏi để HS thảo luận. KL: Chúng ta cần ăn khi đói, uống khi khát. Hàng ngày cần ăm ít nhất là 3 bữa vào buổi sáng, trưa, chiều tối. Không nên ăn đồ ngọt trước bữa chính để ăn được nhiều và ngon miệng. Cả lớp tham gia chơi. HS chơi thử, HS chơi thật. Biết cách đánh răng đúng cách. HS quan sát các hình ở trong SGK, sau đó chỉ và nói tên từng loại thức ăn trong mỗi hình. HS giải thích được tại sao các em phải ăn, uống hàng ngày. Một số HS phát biểu trước lớp theo từng cau hỏi của GV. Thảo luận cả lớp HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi. HS chơi trò chơi đi chợ giúp mẹ 4. CủNG Cố - DặN Dò: Về kể lại cho cha mẹ và những người trong gia đình về những điều em học được ở bài này. Môn: Tự nhiên xã hội TUầN 9 Thứ ngày tháng năm 200 Tên bài dạy: Hoạt động và nghỉ ngơi A. MụC tiêu: Giúp HS biết: - Kể về những hoạt động mà em thích - Nói về sự cần thiết phải nghỉ ngơi, giải trí. - Có ý thức tự giác thực hiện những điều đã học vào cuộc sống hàng ngày. B. Đồ DùNG DạY - HọC: Các hình trong bài 9 SGK. C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu: I. ổn định lớp: II. Bài cũ: Kể tên những thức ăn cần ăn trong ngày, cần phải ăn uống như thế nào để có sức khỏe tốt ? III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: Trò chơi: HD giao thông. GV HD cách chơi, vừa HD vừa làm mẫu. 2. Hoạt động 1: Nhận biết được các hoạt động hoặc trò chơi có lợi cho sức khỏe. a. B1: GV HD b. B2: Mời 1 số HS kể cho cả lớp nghe tên các trò chơi của nhóm mình. GV nêu câu hỏi gợi ý. KL: GV kể tên một số hoạt động hoặc trò chơi có lợi cho sức khỏe và nhắc nhở các em chú ý giữ an toàn trong khi chơi. 3. Hoạt động 2: Làm việc với SGK a. B1: GV HD b. B2: GV chỉ định KL: Khi làm việc nhiều hoặc hoạt động quá sức, cơ thể sẽ mệt mỏi, lũc đó cần phải nghỉ ngơi cho lại sức. Nếu không nghỉ ngơi đúng lúc sẽ có hại cho sức khỏe... Có nhiều cách nghỉ ngơi. 4. Hoạt động 3: B1: GV HD quan sát các tư thế đi, đứng, ngồi trong các hình ở trang 21 SGK. Chỉ và nói hình nào đi, đứng, ngồi đúng tư thế. B2: Gọi HS phát biểu KL: Nên chú ý thực hiện các tư thế đúng khi ngồi học, lúc đi... nhắc HS thường có những sai lệch. HS chơi vài lần đến khi bắt được một số em bị “phạt” thì cả nhóm bị phạt phải hát một bài hoặc làm một trò chơi nhỏ cho cả lớp xem. Thảo luận theo cặp. Một số HS xung phong kể cho lớp nghe. Cả lớp cùng thảo luận, HS phát biểu. Hiểu được nghỉ ngơi là rất cần thiết cho sức khỏe. HS trao đổi trong nhóm 2 người dựa vào các câu hỏi gợi ý của GV. Một số HS nói lại những gì các em đã trao đổi trong nhóm. Quan sát theo nhóm nhỏ HS trao đổi theo nhóm nhỏ theo HD của GV. Đại diện 1 vài nhóm phát biểu, nhận xét, diễn lại tư thế của các bạn trong từng hình. Môn: Tự nhiên xã hội TUầN 10 Thứ ngày tháng năm 200 Tên bài dạy: Ôn tập: Con người và sức khỏe A. MụC tiêu: Giúp HS: - Củng cố các kiến thức cơ bản về các bộ phận của cơ thể và các giác quan. - Khắc sâu hiểu biết về các hành vi vệ sinh cá nhân hàng ngày để có sức khỏe tốt. - Tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh, khắc phục những hành vi có hại cho sức khỏe. B. Đồ DùNG DạY - HọC: Tranh ảnh về các hoạt động học tập, vui chơi ... HS thu thập được và mang đến lớp. C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu: I. ổn định lớp: II. Bài cũ: Kể về những hoạt động mà em thích; nói về sự cần thiết phải nghỉ ngơi, giải trí; nhận xét bài cũ. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. GT bài, ghi đề: 2. Khởi động: Trò chơi: “chi chi, chành chành” Mục đích: gây hào hứng cho HS trước khi vào bài. a. Hoạt động 1: GV nêu câu hỏi Hãy kể tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. Cơ thể người gồm mấy phần ? Chúng ta nhận biết thế giới xung quanh bằng những bộ phận nào của cơ thể ? Nếu thấy bạn chơi súng cao su, em sẽ khuyên bạn như thế nào ? b. Hoạt động 2: Khắc sâu hiểu biết về các hành vi vệ sinh cá nhân hàng ngày để có sức khỏe tốt. Cho HS nhớ và kể lại trong 1 ngày (từ sáng đến khi ngủ) mình đã làm những gì ? Dành vài phút để HS nhớ lại. Giải thích để HS nhớ rõ và khắc sâu. 3. KL: Nhắc lại các việc vệ sinh cá nhân nên làm hàng ngày để HS khắc sâu và có ý thức thực hiện. HS chơi trò chơi Cả lớp thảo luận. HS xung phong trả lời từng câu hỏi, các em khác bổ sung. HS nhớ và kể lại các việc làm vệ sinh cá nhân trong 1 ngày Tự giác thực hiện nếp sống vệ sinh Khắc phục những hành vi có hại cho sức khỏe HS trả lời câu hỏi. Môn: Tự nhiên xã hội TUầN 11 Thứ ngày tháng năm 200 Tên bài dạy: Gia đình A. MụC tiêu: Giúp HS biết: - Gia đình là tổ ấm của em - Bố, mẹ, ông, bà, anh, chị là những người thân yêu nhất của em. - Em có quyền được sống với cha mẹ và được cha mẹ yêu thương, chăm sóc. - Kể được về những người thân trong gia đình mình với các bạn trong lớp. - Yêu quý gia đình và những người thân trong gia đình. B. Đồ DùNG DạY - HọC: Bài hát “ Cả nhà thương nhau”; Giấy, bút vẽ, vở BT TNXH1 bài 11. C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu: I. ổn định lớp: II. Bài cũ: Hãy kể tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. Nhận xét. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. GT bài, ghi đề: GV đặt vấn đề vào bài. 2. Hoạt động 1: Gia đình là tổ ấm của em B1: Gia đình Lan có những ai ? Lan và những người trong gia đình đang làm gì ? Gia đình Minh có những ai ? Minh và những người trong gia đình đang làm gì ? B2: Kết luận Mỗi người khi sinh ra đều có bố mẹ và những người thân. Mọi người đều sống chung trong một mái nhà, đó là gia đình. 3. Hoạt động 2: Vẽ tranh, trao đổi theo cặp. KL: Gia đình là tổ ấm của em. Bố, mệ, ông, bà, anh, chị là những người thân yêu nhất của em. 4. Hoạt động 3: GV đặt câu hỏi Tranh vẽ những ai ? Em muốn thể hiện gì trong tranh? KL: Mỗi người khi sinh ra đều có gia đình, nơi em được yêu thương, chăm sóc và che chở. Em có quyền được sống chung với bố mẹ và người thân. Cả lớp hát bài: “Cả nhà thương nhau” Quan sát theo nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3-4 HS Đại diện một số nhóm chỉ vào hình và kể về gia đình Lan, gia đình Minh. Từng em vẽ tranh về gia đình của mình. Từng đôi một kể với nhau về những người thân trong gia đình. Hoạt động cả lớp. 3. CủNG Cố - DặN Dò: - Em nào vẽ gia đình chưa xong về vẽ tiếp, chuẩn bị bài: “ở nhà” - Nhận xét, tuyên dương. Môn: Tự nhiên xã hội TUầN 12 Thứ ngày tháng năm 200 Tên bài dạy: Nhà ở A. MụC tiêu: Giúp HS biết: - Nhà là nơi sống của mọi người trong gia đình. - Nhà có nhiều loại khác nhau và đều có địa chỉ cụ thể. Biết địa chỉ nhà ở của mình. - Kể về ngôi nhà và các đồ dùng trong nhà của em với các bạn trong lớp - Yêu quý ngôi nhà và các đồ dùng trong nhà mình. B. Đồ DùNG DạY - HọC: GV: Sưu tầm một số tranh, ảnh về nhà ở của gia đình ở miền núi, miền đồng bằng, thành phố. HS: Tranh vẽ ngôi nhà do các em tự vẽ. C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu: I. ổn định lớp: II. Bài cũ: Dựa vào tranh đã vẽ giới thiệu cho các bạn trong lớp về những người thân trong gia đình mình. Nhận xét bài cũ. III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1: Quan sát hình Nhận biết các vùng, miền khác nhau. B1: HD HS quan sát các hình trong bài 1, 2 SGK. GV gợi ý các câu hỏi. B2: Cho HS quan sát thêm tranh đã chuẩn bị và giới thiệu cho các em hiểu về các dạng nhà. KL: Nhà ở là nơi sống và làm việc của mọi người trong gia đình. 3. Hoạt động 2: Quan sát theo nhóm nhỏ. GV có thể giúp HS nếu đồ dùng nào các em chưa biết. KL: Mỗi gia đình đều có đồ dùng cần thiết cho sinh hoạt và việc mua sắm những đồ dùng đó phụ thuộc vào điều kiện kinh tế mỗi gia đình. 4. Hoạt động 3: Vẽ tranh GV gợi ý: Nhà em ở rộng hay chật ? Nhà em ở có sân, vườn không ? Nhà ở của em có mấy phòng ? KL: Mỗi người đều có ước mơ có nhà ở tốt và đầy đủ những đồ dùng sinh hoạt cần thiết. - Nhà ở của các bạn trong lớp rất khác nhau. - Các em cần có địa chỉ nhà ở của mình. - Biết yêu quý, giữ gìn ngôi nhà của mình vì đó là nơi em sống hằng ngày với những người ruột thịt thân yêu. HS theo cặp hỏi và trả lời nhau theo gợi ý của GV. 1 nhóm: 4 em: mỗi nhóm quan sát 1 hình ở trang 27 SGK và nói tên các đồ dùng được vẽ trong hình. Đại diện các nhóm kể tên các đồ dùng vẽ trong hình đã được giao quan sát. Từng HS vẽ về ngôi nhà của mình. Hai bạn ngồi cạnh nhau, cho nhau xem tranh và nói với nhau về ngôi nhà của mình. 3. CủNG Cố - DặN Dò: Về ôn lại bài, chuẩn bị bài cho tiết sau: Công việc ở nhà. Môn: Tự nhiên xã hội TUầN 13 Thứ ngày tháng năm 200 Tên bài dạy: Công việc ở nhà A. MụC tiêu: Giúp HS biết: - Mọi người trong gia đình đều phải làm việc tuỳ theo sức của mình. - Trách nhiệm của mỗi HS, ngoài giờ học tập cần phải làm việc giúp đỡ gia đình. - Kể tên một số công việc thường làm ở nhà của mỗi người trong gia đình - Kể được các việc em thường làm để giúp đỡ gia đình. - Yêu lao động và tôn trọng thành quả lao động của mọi người. B. Đồ DùNG DạY - HọC: Các hình trong bài 13 SGK. C. CáC HOạT ĐộNG DạY – HọC chủ yếu: I. ổn định lớp: II. Bài cũ: ở nhà III. Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. GT bài, ghi đề: 1. Hoạt động 1: Kể tên một số công việc ở nhà của mỗi người trong gia đình. GV giới thiệu với HS bài học. KL: GV nhấn mạnh những việc làm đó vừa giúp cho nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, vừa thể hiện sự quan tâm gắn bó của những người trong gia đình với nhau. 3. Hoạt động 2: HS biết kể tên một số công việc ở nhà của những người trong gia đình mình. Kể được các việc mà em thường làm để giúp bố mẹ. KL: Mọi người trong gia đình đều phải tham gia làm việc nhà tuỳ theo sức của mình. 4. Hoạt động 3: GV HD HS quan sát

File đính kèm:

  • docTu nhien xa hoi.doc
Giáo án liên quan