I/. MỤC TIÊU :
1/. Kiến thức:
Hiểu được các viện nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
2/. Kỹ năng :
Có kỹ năng biết vệ sinh để giữ gìn mắt và tai.
3/. Thái độ :
Giáo dục Học sinh ý thức tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai sạch sẽ.
II/. CHUẨN BỊ :
1/. Giáo viên :
- Tranh /trong SGK, một số tranh ảnh Giáo viên sưu tầm được về các hoạt động có liên quan đến mắt và tai.
2/. Học sinh
- SGK + vở bài tập + tranh sưu tầm ( nếu có).
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
4 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội - bài : bài bảo vệ mắt và tai, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN : TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BÀI : Bài Bảo Vệ Mắt Và Tai
TIẾT : 4
I/. MỤC TIÊU :
1/. Kiến thức:
Hiểu được các viện nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
2/. Kỹ năng :
Có kỹ năng biết vệ sinh để giữ gìn mắt và tai.
3/. Thái độ :
Giáo dục Học sinh ý thức tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt và tai sạch sẽ.
II/. CHUẨN BỊ :
1/. Giáo viên :
Tranh /trong SGK, một số tranh ảnh Giáo viên sưu tầm được về các hoạt động có liên quan đến mắt và tai.
2/. Học sinh
- SGK + vở bài tập + tranh sưu tầm ( nếu có).
III/. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1/. Oån Định : (1’)
2/. Bài Cũ (5’)
Nhận biết các vật Xung Quanh
Nhờ đây em thấy được các vật xung quanh ?
Học sinh nghe một bài hát , hỏi:
+ Cô vừa làm gì?
+ Vì sao em biết?
Để biết được mùi thơm của các vật xung quanh em dùng giác quan nào?
Giáo viên bịt mắt cho Học sinh sờ vào viên phấn và hỏi. Vật này là vật gì?
Vì sao em biết?
Nhận xét chung
3/. Bài Mới : (25’)
Bảo Vệ Mắt Và Tai
Giới thiệu bài :
Mắt và tai dùng để làm gì?
Trong cuộc sống nếu ta thiếu đi 1 trong những giác quan thì cũng làm cho các hoạt động chậm hơn so với người bình thường . Để giúp các em biết được cần phải làm gì để bảo vệ mắt và tai. Tiết học hôm nay , cô sẽ hướng dẫn các em cách bảo vệ qua bài “Bảo vệ mắt và tai”
Giáo viên ghi tựa bài:
HOẠT ĐỘNG 1 (7’)
Bảo Vệ Mắt Và Tai
Mục tiêu : Nhận ra những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai.
Phương pháp : Trực quan, đàm thoại
ĐDDH : Tranh vẽ tự nhiên - xã hội
Treo tranh 1:
+ Bạn trong tranh đang làm gì ?
+ Vì sao bạn ấy che mắt ?
+ Hành động của bạn đúng hay sai?
+ Ta có nên học tập bạn ấy không ?
è Nếu có ánh sáng chói chiếu vào mắt nên dùng tay che mắt hoặc nhắm mắt lại không nên nhìn trực tiếp vào sánh sáng ( mặt trời , đèn) à mờ mắt.
Treo tranh 2: Gợi ý quan sát :
+ Bạn trong tranh đang làm gì?
Bạn ấy làm như thế đúng hay sai? vì sao?
è Gần cửa sổ thường có đủ ánh sáng à nên đọc sách ở những nơi có đủ ánh sáng.
- Treo tranh 3:
+ Tranh vẽ bạn gái đang làm gì?
+ Vị trí đứng của bạn như thế nào?
+ Ta có nên làm như bạn đó không?
è Xem ti vi quá gần như vậy sẽ không tốt cho mắt à cận thị.
- Treo tranh 4;
+ Hành động của bạn trong tranh đúng hay sai? Vì sao?
è Để bảo vệ mắt không bị đau không nên dùng tay để dụi mắt mà nên dùng khăn mặt sạch làm vệ sinh mắt.
- Treo tranh 5;
+Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
+ Hành động đó như thế nào?
è Dựa vào những bức tranh cô vừa giới thiệu bạn nào có thể nhắc lại những viêcn nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt.
+ Thư giãn:
HOẠT ĐỘNG 2: Bảo Vệ Tai
Mục tiêu : Nhận ra những việc không nên làm hoặc nên làm để bảo vệ mắt và tai.
Phương pháp: Thảo luận
ĐDDH : Tranh .
Giáo viên giao tranh cho Học sinh thảo luận.
+ Mời 1 Học sinh lên bảng chỉ tranh và nói: Các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ tai.
- Gợi ý .
+ Hai bạn đang làm gì?
+ Tại sao ta không nên làm như các bạn?
+ Bạn gái trong tranh thứ 2 đang làm gì?
+ Các bạn trong tranh thứ 3 đang làm gì? Vì sao?
+ Nếu em ngồi gần đấy , em sẽ nói gì?
è Chúng ta không nên dùng vật nhọn chọc vào tai, không nên nghe nhạc quá to hoặc để nước vào tai dẽ bị viêm tai.
HOẠT ĐỘNG 3 : (7’) : Đóng vai
Mục tiêu :Tập ứng xử để bảo vệ mắt, tai.
Phương pháp : Sắm vai.
+ Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm :
Nhóm 1: Thảo luận tình huống.
Hùng đi học về, thấy Tuấn (em trai Hùng) và bạn của Tuấn đang chơi kiếm bằng 2 chiếc que. Nếu là Hùng em sẽ xử trí như thế nào?
Nhóm 2: Tình huống.
Lan đang ngồi học bài thì bạn của anh Lan đến chơi và mang đến 1 băng nhạc. Hai anh mở nhạc rất to. Nếu là Lan , em sẽ làm gì? Vì sao?.
è Nhận xét:
4- CỦNG CỐ: (5’)
Em đã học được điều gì khi đặt mình vào vị trí các bạn trong tranh ?
GDTT: Mắt và tai cũng là 1 trong những giác quan rất quan trọng không thể thiếu được . Vì vậy, các em phải biết cách bảo vệ mắt và tai. Tránh làm tổn thương đến mắt và tai . Qua bài này cô phát động đến các bạn luôn thực hiện các hành động nên làm mà ta đã được biết trong tiết học ngày hôm nay để bảo vệ mắt và tai cho bản thân và cho mọi người xung quanh.
5/. DẶN DÒ(1’)
Xem lại bài 4.
Chuẩn bị : Bài 5.
Nhận xét tiết học.
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hát
- Nhờ mắt
- Cô vừa mở nhạc.
- Chúng em nghe thấy
Để nhận biết được mùi thơm ta dùng mũi.
Vật này là viên phấn.
- em sờ thấy.
- Mắt để nhìn , Tai để nghe.
Ngước mắt lên nhìn mặt trời.
Vì chói mắt.
Đúng
Nên
Thảo luận tìm nội dung tranh .
Nêu ý kiến của mình
Học sinh nhắc lại
Bạn gái đang xem ti vi
Bạn gái đứng quá gần với ti vi
Ta không nên
Đúng vì dùng khăn để vệ sinh mắt.
Được mẹ dẫn đi kiểm tra mắt.
Hành động đó rất đúng.
- Học sinh nhắc lại ( 3 - 5 em)
- Học đôi bạn.
- Mở sách thảo luận . Đại diện nhóm trình bày.
Hai bạn đang ngoáy tai cho nhau.
Vì như vậy dễ bị viêm tai.
Bạn đang dốc nước trong tai ra
- Các bạn đàng đứng hát và 1 bạn bịt tai. Vì âm thanh quá to
- Học sinh nhắc lại ( 3- 5 Học sinh )
Các nhóm thảo luận cách ứng xử
à chọn cách để đóng vai.
Học sinh nêu
(2 – 3 Học sinh )
RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- TUAN 4 - T4.doc