Giáo án tự nhiên và xã hội

I. MỤC TIÊU

 Học xong môn Tự nhiên và Xã hội trong chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, học viên cần đạt được:

1. Một số kiến thức cơ bản và thực tế về:

a) Con người và sức khoẻ (cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn thường gặp).

b) Một số sự vật, hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và xã hội.

2. Một số kỹ năng:

a) Biết cách chăm sóc sức khoẻ và phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn cho bản thân, đồng thời biết hướng dẫn những người trong gia đình, cộng đồng cùng thực hiện.

b) Biết cách quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt những hiểu biết của mình về sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội.

3. Một số thái độ và hành vi:

a) Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng.

b) Yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương.

 

doc17 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tự nhiên và xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
môn Tự nhiên và Xã hội i. Mục tiêu Học xong môn Tự nhiên và Xã hội trong chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, học viên cần đạt được: 1. Một số kiến thức cơ bản và thực tế về: a) Con người và sức khoẻ (cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn thường gặp). b) Một số sự vật, hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và xã hội. 2. Một số kỹ năng: a) Biết cách chăm sóc sức khoẻ và phòng tránh một số bệnh tật, tai nạn cho bản thân, đồng thời biết hướng dẫn những người trong gia đình, cộng đồng cùng thực hiện. b) Biết cách quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt những hiểu biết của mình về sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. 3. Một số thái độ và hành vi: a) Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. b) Yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương. iI. nội dung Kế hoạch dạy học Nội dung Giai đoạn I Lớp 1 (tiết) Lớp 2 (tiết) Lớp 3 (tiết) Tổng số (tiết) 1. Con người và sức khoẻ 0 10 10 20 2. Xã hội 0 8 8 16 3. Tự nhiên 0 12 12 24 Tổng số tiết 0 30 30 60 2. Nội dung dạy học từng lớp Lớp 2 (30 tiết; trong đó ôn tập, kiểm tra: 3 tiết) 1. Con người và sức khoẻ a) Cơ thể người - Các giác quan. - Cơ quan vận động. - Cơ quan tiêu hoá. b) Vệ sinh phòng bệnh - Vệ sinh thân thể, răng miệng; phòng bệnh ngoài da và bệnh về răng miệng. - Vệ sinh các giác quan, phòng bệnh cho các giác quan. - Vệ sinh cơ quan vận động, phòng bệnh cong vẹo cột sống. - Vệ sinh cơ quan tiêu hoá, phòng bệnh giun. 2. Xã hội a) Cuộc sống gia đình - Các thành viên, các thế hệ trong gia đình; mối quan hệ họ hàng. - Cách bảo quản và sử dụng một số đồ dùng trong nhà. - Giữ vệ sinh nhà ở. - An toàn khi ở nhà. b) Địa phương - Xóm, thôn, xã, huyện hoặc phố, phường, quận nơi đang sống. - An toàn giao thông. 3. Tự nhiên a) Thực vật và động vật - Một số thực vật sống trên cạn, dưới nước. - Một số động vật sống trên cạn, dưới nước. - Một số động vật quý hiếm và việc bảo vệ. b) Bầu trời và Trái Đất - Mặt Trời. - Mặt Trăng và các vì sao. - Hiện tượng thời tiết. Lớp 3 (30 tiết; trong đó ôn tập, kiểm tra: 3 tiết) 1. Con người và sức khoẻ a) Cơ thể người - Cơ quan hô hấp. - Cơ quan tuần hoàn. - Cơ quan bài tiết nước tiểu. - Cơ quan thần kinh. b) Vệ sinh phòng bệnh - Vệ sinh hô hấp, phòng một số bệnh đường hô hấp. - Vệ sinh cơ quan tuần hoàn, phòng một số bệnh tim mạch. - Vệ sinh cơ quan bài tiết nước tiểu, phòng một số bệnh đường tiết niệu. - Vệ sinh thần kinh. 2. Xã hội a) Các tổ chức xã hội - Các tổ chức chính quyền : HĐND, UBND xã, huyện, tỉnh (phường, quận, thành phố). - Các tổ chức đoàn thể : Đảng, Đoàn, Hội phụ nữ, Hội nông dân,... b) Địa phương - Địa danh, đặc điểm của tỉnh hoặc thành phố nơi đang sống. - Vệ sinh nơi công cộng. - An toàn giao thông. 3. Tự nhiên a) Thực vật và động vật - Đặc điểm bên ngoài của thực vật. - Đặc điểm bên ngoài của một số động vật. b) Bầu trời và Trái Đất - Trái Đất và Mặt Trăng trong hệ Mặt Trời. - Hình dạng và đặc điểm bề mặt Trái Đất. iii. Chuẩn kiến thức, kỹ năng lớp 2 Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú 1. Con người và sức khoẻ a) Cơ thể người Kiến thức - Kể tên và nêu được chức năng của các giác quan. - Nêu được tên các vùng xương và cơ chính của bộ xương và hệ cơ. - Xương đầu, xương mặt, xương sườn, xương sống, xương tay, xương chân,... - Cơ đầu, cơ mặt, cơ ngực, cơ lưng, cơ bụng, cơ tay, cơ chân,... - Trình bày được chức năng của xương và cơ trong hoạt động vận động của cơ thể. - Nêu được tên và chức năng chính các bộ phận của cơ quan tiêu hoá. - Trình bày tóm tắt về sự biến đổi thức ăn ở miệng, dạ dày, ruột non, ruột già. - Thức ăn được nghiền nhỏ, nhào trộn, tẩm ướt. Nhờ các dịch tiêu hoá, thức ăn được biến thành chất bổ dưỡng. Các chất bổ dưỡng thấm vào máu đi nuôi cơ thể. Các chất bã tạo thành phân và thải ra ngoài. Kỹ năng - Quan sát và chỉ được vị trí và nói tên các giác quan trên tranh vẽ hoặc mô hình. - Quan sát, chỉ được vị trí và nói tên các bộ phận chính của cơ quan vận động, tiêu hoá trên tranh vẽ hoặc mô hình. b) Vệ sinh phòng bệnh Kiến thức - Xác định được việc nên làm và không nên làm để giữ vệ sinh thân thể, răng miệng và bảo vệ các giác quan. - Nhận ra được sự cần thiết phải giữ vệ sinh thân thể, răng miệng và các giác quan để phòng các bệnh có liên quan đến da, các giác quan và răng miệng. - Biết được vai trò của việc tập thể dục hằng ngày, lao động và ăn uống đầy đủ đối với sự phát triển của cơ và xương. - Nêu được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ cơ quan tiêu hoá, giữ vệ sinh ăn uống. - Ăn chậm, nhai kỹ; không uống nước lã;... - Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện,... Kỹ năng - Biết cách giữ vệ sinh thân thể, phòng bệnh ngoài da. - Biết cách giữ vệ sinh mắt, phòng bệnh đau mắt hột. - Biết cách giữ vệ sinh răng, miệng, phòng bệnh sâu răng, viêm lợi . - Biết cách bảo vệ, phòng tránh các tác động có hại đến cột sống. - Biết cách phòng tránh bệnh giun. 2. Xã hội a) Cuộc sống gia đình Kiến thức - Biết được các thành viên trong gia đình cần cùng nhau chia sẻ công việc nhà. - Nêu được các thế hệ trong một gia đình và các mối quan hệ họ hàng nội, ngoại. - Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh nơi ở. - Quét dọn sạch sẽ xung quanh nhà ở, sân vườn, chuồng trại,... - Nêu được một số việc cần làm để phòng tránh ngộ độc khi ở nhà. - Không ăn thức ăn ôi thiu,... - Nêu được một số việc cần làm để phòng cháy khi đun nấu. - Không để các vật dễ cháy gần bếp, đun bếp xong phải nhớ tắt bếp,... Kỹ năng - Biết phân công hợp lý các công việc cho mỗi thành viên trong gia đình. - Phân biệt các thế hệ trong gia đình. - Vẽ sơ đồ mối quan hệ họ hàng nội, ngoại. - Biết cách giữ gìn và xếp đặt một số đồ dùng trong nhà gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ và hướng dẫn các thành viên trong gia đình cùng thực hiện. b) Địa phương Kiến thức - Mô tả được một số nét về cảnh quan thiên nhiên và nghề nghiệp chính của người dân địa phương đó. - Kể được tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông. - Đường bộ, đường thuỷ, đường sắt, đường hàng không. - Nhận biết một số biển báo giao thông. - Biển báo nguy hiểm, biển cấm đi ngược chiều,... - Nêu được một số luật giao thông cơ bản đối với người đi bộ và đi trên các phương tiện giao thông công cộng. Kỹ năng - Thực hiện đúng quy định khi đi bộ và khi đi các phương tiện giao thông công cộng. 3. Tự nhiên a) Thực vật và động vật Kiến thức - Trình bày được ích lợi của một số thực vật sống trên cạn, dưới nước đối với con người. - Trình bày được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật sống trên cạn, dưới nước đối với con người. - Nêu được tên một số thực vật, động vật quý hiếm có ở địa phương hoặc Việt Nam cần được bảo vệ. Kỹ năng - Quan sát và phân biệt được một số thực vật và động vật sống trên cạn, dưới nước. - Biết chăm sóc, bảo vệ thực vật, động vật có ích, quý hiếm ở địa phương và hướng dẫn những người khác cùng thực hiện. b) Bầu trời và Trái Đất Kiến thức - Mô tả bầu trời biểu kiến vào ban ngày và ban đêm. - Kể được tên 4 phương, 8 hướng; phương Mặt Trời mọc và lặn. - Nhận biết và mô tả một số hiện tượng của thời tiết như: nắng, mưa, gió, nóng, rét,... Kỹ năng - Quan sát và nêu nhận xét bầu trời ban ngày và ban đêm. - Biết tìm phương hướng bằng Mặt Trời. Lớp 3 Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú 1. Con người và sức khoẻ a) Cơ thể người Kiến thức - Xác định được vị trí và chức năng của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. Kỹ năng - Quan sát tranh vẽ (mô hình) và chỉ đúng vị trí các bộ phận của cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. b) Vệ sinh phòng bệnh Kiến thức - Trình bày được một số việc cần làm để giữ gìn, bảo vệ các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh. - Ví dụ: tập thở sâu; thở không khí trong sạch; hoạt động lao động và tập thể dục thể thao vừa sức; ngủ, nghỉ ngơi và học tập, làm việc điều độ,... - Nêu được tên và nguyên nhân gây ra một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp, tuần hoàn và bài tiết nước tiểu. - Nêu được một số việc làm có lợi hoặc có hại đối với thần kinh. Kỹ năng - Biết lập và thực hiện thời gian biểu hằng ngày của bản thân, biết hướng dẫn các thành viên trong gia đình cùng có nếp sống khoa học. - Biết phòng tránh và biết hướng dẫn người khác phòng tránh một số bệnh thường gặp ở cơ quan hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu. - Biết phòng tránh và biết hướng dẫn người khác phòng tránh những việc làm có hại đối với thần kinh. - Ví dụ: viêm mũi, viêm họng, lao phổi, thấp tim, viêm nhiễm các bộ phận của cơ quan bài tiết nước tiểu. 2. Xã hội a) Các tổ chức xã hội Kiến thức - Nêu được nhiệm vụ chính của tổ chức chính quyền các cấp xã (phường), quận (huyện), tỉnh (thành phố). - Nêu được nhiệm vụ chính của các đoàn thể (Đảng, Đoàn, Hội phụ nữ, Hội nông dân,...) ở địa phương. Kỹ năng - Vẽ được sơ đồ tổ chức chính quyền các cấp. b) Địa phương Kiến thức - Nêu được địa danh, đặc điểm của tỉnh hoặc thành phố nơi đang sống. - Trình bày được một số điểm khác nhau giữa làng quê và đô thị. - Nêu được một số quy định đảm bảo an toàn khi đi xe đạp, xe máy. - Nêu được tác hại của rác, phân và nước thải. - Nêu được một số cách xử lý rác, phân, nước thải hợp vệ sinh. Kỹ năng Thực hiện và hướng dẫn người khác thực hiện vứt rác, đổ nước thải, đại tiểu tiện đúng nơi quy định. 3. Tự nhiên a) Thực vật và động vật Kiến thức - Xác định được đặc điểm chung của thực vật. Nhận ra sự đa dạng và phong phú của thực vật. - Thân, rễ, lá, hoa, quả. - Ví dụ về sự đa dạng: các loài cây khác nhau có sự khác nhau về hình dạng, kích thước, màu sắc, cách mọc,... của thân, rễ, lá, hoa, quả. - Trình bày được chức năng của thân, rễ, lá, hoa, quả đối với đời sống của thực vật và ích lợi của các bộ phận đó đối với đời sống con người. - Xác định được đặc điểm chung của động vật. Nhận ra sự đa dạng và phong phú của động vật. - Cơ thể gồm 3 phần: đầu, mình và cơ quan di chuyển. - Ví dụ về sự đa dạng: các loài vật khác nhau có sự khác nhau về hình dạng, kích thước, cấu tạo ngoài. - Trình bày được ích lợi hoặc tác hại của một số động vật đối với con người. Kỹ năng - Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của một số thực vật và động vật. b) Bầu trời và Trái Đất Kiến thức - Trình bày được vai trò của Mặt Trời đối với sự sống trên Trái Đất. - Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm Trái Đất. - Nêu được vị trí của Trái Đất và Mặt Trời trong hệ Mặt Trời. - Từ Mặt Trời ra xa dần, Trái Đất là hành tinh thứ 3. - Nhận biết Trái Đất là một hành tinh của Mặt Trời và Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. - Biết được một năm trên Trái Đất có bao nhiêu tháng, bao nhiêu ngày và mấy mùa. - Nhận biết hình dạng của Trái Đất và nêu được đặc điểm của bề mặt Trái Đất, bề mặt lục địa. Kỹ năng - Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Trái Đất quanh mình nó và quanh Mặt Trời. - Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. - Sử dụng mô hình để nói về hiện tượng ngày, đêm. iV. Giải thích - hướng dẫn 1. Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình a) Chương trình quán triệt tư tưởng tích hợp, coi tự nhiên, con người và xã hội là một tổng thể thống nhất có mối quan hệ qua lại; trong đó con người với những hoạt động của mình, vừa là cầu nối giữa tự nhiên và xã hội vừa tác động mạnh mẽ đến tự nhiên và xã hội. b) Nội dung chương trình phù hợp với thời lượng cho phép, phù hợp với đối tượng thanh thiếu niên và người lớn chưa được đi học bao giờ hoặc phải bỏ học giữa chừng để đạt được trình độ tiểu học theo chuẩn của môn Tự nhiên và Xã hội trong chương trình giáo dục phổ thông. c) Chương trình chú trọng đến các hoạt động quan sát, thực hành ứng dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào cuộc sống, lao động, sản xuất, công tác hằng ngày của học viên đồng thời là cơ sở để họ có thể học tiếp các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý ở tiểu học. d) Nội dung chương trình môn Tự nhiên và Xã hội bao gồm 3 chủ đề chính như sau: - Con người và sức khoẻ: các cơ quan trong cơ thể, cách giữ vệ sinh thân thể, ăn, ở, nghỉ ngơi, lao động điều độ và an toàn, phòng tránh bệnh tật. - Xã hội: các thành viên, các thế hệ trong gia đình; các tổ chức chính quyền và đoàn thể; các hoạt động nghề nghiệp của con người ở địa phương; một số cơ sở chăm lo đời sống vật chất, văn hoá, giáo dục, y tế,... ở địa phương. - Tự nhiên: đặc điểm cấu tạo và môi trường sống của một số cây, con phổ biến ở địa phương; ích lợi hoặc tác hại của chúng đối với con người; một số thực vật và động vật quý hiếm cần được bảo vệ. Một số hiện tượng tự nhiên (thời tiết, ngày, đêm, các mùa,…); sơ lược về Mặt Trời, Mặt Trăng, sao và Trái Đất. 2. Về phương pháp dạy học a) Căn cứ vào đối tượng học viên, giáo viên có thể lựa chọn và phối hợp nhiều phương pháp khác nhau như: quan sát, trình bày có sự tham gia của người học, động não, trò chơi, thảo luận, hỏi - đáp, thực hành,... để dạy học. Trong quá trình sử dụng những phương pháp dạy học nêu trên cần hướng vào việc tích cực hoá hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học. b) Do đối tượng học tập môn học là thanh thiếu niên và người lớn chưa được đi học bao giờ hoặc phải bỏ học giữa chừng, vì vậy không thể “bắt buộc” họ học. Đối tượng học viên này sẽ tìm thấy động cơ học tập khi bài học có thể giúp họ giải quyết những khó khăn thường gặp trong cuộc sống. Điều đó có nghĩa là với đối tượng này cần phải tạo động cơ, tạo ra một không khí làm cho mọi người tự giác, muốn học. Để làm được như vậy cần nhấn mạnh vào lợi ích: bài học sẽ đem lại những gì cho họ. Lợi ích mà họ tìm kiếm có thể không liên quan trực tiếp đến tài chính mà ở nhiều yếu tố liên quan đến thành công trong công việc, trong cuộc sống. c) Do đặc trưng của môn học, giáo viên cần chú trọng hướng dẫn học viên biết cách quan sát, nêu thắc mắc, tìm tòi, phát hiện ra những kiến thức mới về con người và sức khoẻ, tự nhiên và xã hội; tăng cường tổ chức những hoạt động thực hành để góp phần phát triển tư duy, rèn luyện kỹ năng môn học và kỹ năng sống; tăng cường hiệu quả học bằng cách tạo cơ hội cho học viên nhớ lại những thông tin mới học theo nhiều cách, như đặt câu hỏi, đưa ra bài tập đòi hỏi học viên nhớ lại những điều đã học, dành thời gian cho phần củng cố, yêu cầu học viên tóm tắt lại ý chính đã học,... d) Đối tượng của môn học rất gần gũi với đời sống hằng ngày của học viên. Vì vậy, ngoài tranh ảnh, sơ đồ, mẫu vật, mô hình,... được cung cấp, giáo viên cần sử dụng khung cảnh trong thiên nhiên, gia đình và hoạt động sinh sống ở địa phương,… để dạy học. Khuyến khích giáo viên tự làm đồ dùng dạy học bằng những vật liệu sẵn có ở địa phương. 3. Về đánh giá kết quả học tập của học viên a) Đánh giá kết quả học tập môn Tự nhiên và Xã hội, giáo viên cần quan tâm cả ba mặt kiến thức, kỹ năng và thái độ. Công cụ kiểm tra đánh giá cần được xây dựng theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học. b) Kết quả học tập của học viên được ghi nhận bằng điểm và nhận xét cụ thể của giáo viên. c) Tạo điều kiện cho học viên tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau thông qua các hoạt động học tập cá nhân, học nhóm và cả lớp. d) Hình thức kiểm tra có thể vấn đáp hoặc bài viết (có thể sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận ngắn). 4. Về vận dụng chương trình theo đặc điểm đối tượng và đặc điểm của địa phương a) Lựa chọn phương pháp và phương tiện dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường và trình độ học viên. b) Tạo điều kiện cho học viên được học ngoài thiên nhiên và trong thực tế của địa phương. c) Khuyến khích học viên liên hệ, vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống hằng ngày. d) Có thể thay đổi trật tự một số bài học cho phù hợp với điều kiện ở địa phương.

File đính kèm:

  • docCT TN_XH_ (tr140-156).doc
Giáo án liên quan