- Đọc hiểu và tự nêu phép tính các bài toán yêu cầu đặt phép tính.
-Thông qua việc giải quyết tình huống ở bài tập 3,5 học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
-Thông qua việc tính toán, thực hành giải quyết các bài tập về cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
11 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 13/03/2024 | Lượt xem: 15 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Lớp 1 - Tuần 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 29
Tiết:.
LUYỆN TẬP CHUNG ( TIẾT 2, TRANG 66, 67)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số.
- Tính nhẩm được các phép cộng trừ (không nhớ) số có hai chữ số.
2. Phát triển năng lực:
- Đọc hiểu và tự nêu phép tính các bài toán yêu cầu đặt phép tính.
-Thông qua việc giải quyết tình huống ở bài tập 3,5 học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
-Thông qua việc tính toán, thực hành giải quyết các bài tập về cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
-Thông qua trò chơi, việc thực hành giải quyết các bài tập về cộng trừ (không nhớ) số có hai chữ số học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học.
- Giao tiếp, diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài toán.
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Các mảnh ghép cho bài 2, bài giảng điện tử, phiếu bài tập
HS: Bảng con, phấn
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 2
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5 phút
20 phút
8 phút
2 phút
Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơi – Bắn tên
- Thực hiện nhanh các phép tính khi được gọi tới tên mình.
20 + 30 = ... 20 + 5 = ....b
90 – 20 = ... 64 - 24 = .....
- GVNX, tuyên dương.
2. Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính
Trò chơi: Rung chuông vàng
- Gv yêu cầu học sinh đặt tính vào bảng con. Mỗi phép tính trong thời gian 30 giây. Trong thời gian này bạn nào đặt tính đúng và thực hiện đúng kết quả thì chiến thắng.
- GV hỏi:
+ Em đặt tính như thế nào?
+ Em thực hiện phép tính như thế nào?
GVKL cách đặt tính và cách thực hiện phép tính
Bài 2: Số?
- Gv yêu cầu học sinh đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 thực hiện nhẩm hoặc viết phép tính vào vở nháp sau đó điền vào chỗ chấm (phiếu học tập)
- GV yêu cầu hs lên bảng chia sẻ.
- Gv hỏi:
+ Em quan sát lại kết quả của hai phép tính trên xem có gì giống nhau?
+ Em quan sát lại kết quả của hai phép tính trên xem có gì khác nhau?
- GVKL: Như vậy xuất phát từ số 37 dù ta cộng 12 trước hay trừ 23 trước thì kết quả cuối cùng vẫn không thay đổi.
Bài 3: Tiếp sức đồng đội
- Gv yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài.
- Gv gợi ý hs: Số nào cộng với 2 bằng 6?
- Gv yêu cầu học sinh nhẩm trong 2 phút – GV chia lớp thành 2 đội tham gia trò chơi Tiếp sức đồng đội để sửa bài.
-Gv nhận xét, tuyên dương.
- GVKL: Vậy các em đã biết nhẩm tính cộng trừ các số có hai chữ số.
* Bài 4:
Gọi HS nêu yêu cầu
Quan sát tranh, GV hướng dẫn HS nêu được tình huống. Yêu cầu HS đọc to bài toán.
- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán yêu cầu gì?
+ Làm thế nào để tính được số quả thị còn lại trên cây?
- Gv cho HS chia sẻ.
- Bài toán này dùng phép cộng hay trừ?
- Gv yêu cầu học sinh lên bảng viết phép tính, học sinh còn lại viết vào vở.
- GV yêu cầu học sinh nhận xét, GVNX.
- GV yêu cầu HS nêu câu trả lời dựa theo gợi ý:
+ Trên cây còn lại bao nhiêu quả thị?
- GV hướng dẫn học sinh viết vào vở câu trả lời.
3. Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
* Bài 5/67: Dế mèn phiêu lưu kí
a. Xem tranh rồi tính
- Gv cho học sinh lên vẽ đường đi từ nhà dế mèn đến nhà bác xén tóc.
- GV cho học sinh thảo luận nhóm 4 cách làm và chia sẻ kết quả ý thứ nhất.
Hỏi:
+ Để biết được độ dài từ nhà dế mèn đến nhà bác xén tóc bao nhiêu bước chân chúng ta làm phép gì?
+ Em làm thế nào?
- Ý thứ hai: Gv cho học sinh lên vẽ đường đi từ nhà dế mèn đến nhà châu chấu voi.
- Gv yêu cầu học sinh viết phép tính và kết quả vào bảng con.
- GVNX
b. Nhà ai gần nhà dế mèn nhất
A. Dế Trũi
B. Xén tóc
C. Châu chấu voi
- GV cho học sinh chọn kết quả đúng theo hình thức “Rung chuông vàng”
4. Hoạt động 4: Nhận xét - Dặn dò
- HSNX – GV kết luận .
- NX chung giờ học- dặn dò về nhà ôn lại tính nhẩm và cách cộng trừ không nhớ các số có hai chữ số.
- Xem bài: Luyện tập chung (tiết 3)
- Quản trò lên tổ chức cho cả lớp cùng chơi .
- HSNX (Đúng hoặc sai).
- HS lắng nghe.
- HS tham gia chơi.
HS: Đặt tính thẳng hàng, hàng chục thẳng hàng chục, hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị.
HS: Thực hiện tính từ phải sang trái.
- 1 HS đọc.
- HS: thảo luận nhóm 2 hoàn thành bài vào PHT.
- 2 nhóm HS đại diện lên chia sẻ, các nhóm còn lại nhận xét.
HS: kết quả cuối cùng giống nhau
HS: phép tính trên cộng 12 trước trừ 23 và phép tính dưới thì ngược lại.
- 1 HS đọc: Số?
HS tham gia trò chơi.
- HS quan sát và nhắc lại bài toán.
- HS quan sát tranh.
- HS đọc bài toán. Vài HS nhắc lại bài toán: Trên cây thị có 74 quả. Gió lay làm rụng 21 quả. Hỏi trên cây còn lại bao nhiêu quả thị?
+ HSTL
+HSTL
- Lấy số quả thị ban đầu trừ đi số quả thị đã rụng.
- HS nhận xét.
- Làm phép tính trừ:
- HS 74 - 21 = 53(quả thị)
-HS nhận xét.
- HS TL: Trên cây còn lại 53 quả thị.
HS thực hiện.
HSTLN4
HS: Phép tính cộng
HS: 30 + 31 + 32 = 93 (bước chân)
1 HS lên vẽ.
HS: 30+15+21=66(bước chân)
HS: A. Dế Trũi
TUẦN 29
Tiết:.
LUYỆN TẬP CHUNG ( TIẾT 3, TRANG 68, 69)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Đặt tính và thực hiện phép tính cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số.
- Hiểu được nội dung bài toán, tự đặt được phép tính, hoàn thành phép tính và nêu câu trả lời.
- Hiểu được quy luật các con số và tính nhẩm nhanh được cộng trừ các số có hai chữ số.
2. Phát triển năng lực:
- Đọc hiểu và tự nêu phép tính các bài toán yêu cầu đặt phép tính.
-Thông qua việc giải quyết tình huống ở bài tập 2 học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
-Thông qua việc tính toán, thực hành giải quyết các bài tập về cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
-Thông qua trò chơi việc thực hành giải quyết các bài tập về cộng trừ (không nhớ) số có hai chữ số học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học.
- Giao tiếp, diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài toán.
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Hình phóng to cho bài 3, phiếu học tập cho bài 3, giáo án điện tử.
HS: Bảng con, phấn
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 3
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5 phút
20 phút
8 phút
2 phút
Hoạt động 1: Khởi động:
Trò chơi - Ô cửa may mắn
- Viết kết quả đúng cho từng phép tính sau mỗi ô cửa.
23 + 3 = ... 38 - 5 = ....
97 – 2 = ... 94 - 24 = .....
- GVNX, tuyên dương.
2. Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính
Trò chơi: Rung chuông vàng
- Gv yêu cầu học sinh đặt tính vào bảng con. Mỗi phép tính trong thời gian 30 giây. Trong thời gian này bạn nào đặt tính đúng và thực hiện đúng kết quả thì chiến thắng.
-GV lưu ý : Khi đặt tính chú ý đặt đúng hàng và tính từ phải sang trái.
* Bài 2:
Quan sát tranh, GV khơi gợi và yêu cầu học sinh nêu được tình huống. Gọi HS nêu yêu cầu.
- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán yêu cầu gì?
+ Để Biết được ngày thứ hai tráng sĩ uống hết bao nhiêu bầu nước chúng ta làm thế nào?
- GV yêu cầu hs trình bày và chia sẻ.
- Vậy bài toán này dùng phép cộng hay trừ?
- Gv yêu cầu học sinh lên bảng viết phép tính học sinh còn lại viết vào vở.
- GV yêu cầu HS nêu câu trả lời dựa theo gợi ý:
+ Ngày thứ hai, tráng sĩ uống hết bầu nước.
-GV yêu cầu hs nhận xét.
- Gv yêu cầu học sinh viết câu trả lời học sinh còn lại viết vào vở.
- GV nhận xét, tuyên dương
Bài 3: Tiếp sức đồng đội
- Gv yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài.
- Gv gợi ý hs: Các em hãy quan sát hai số cạnh nhau cộng lại sẽ bằng số phía trên nó.
- Gv yêu cầu học sinh nhẩm trong 2 phút
– GV chia lớp thành 2 đội tham gia trò chơi Tiếp sức đồng đội để sửa bài.
-Gv nhận xét, tuyên dương.
- GVKL: Vậy các em đã biết nhẩm tính cộng trừ các số có hai chữ số.
3. Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
Trò chơi: Vượt chướng ngại vật
- GV tổ chức hs tham gia trò chơi cả lớp cùng nhẩm và chọn đáp án đúng nhất, mỗi phép tính các em có 10 giây suy nghĩ.
23 + 15
A. 48
B. 34
C. 75
- GV cho học sinh chọn kết quả đúng vào bảng con tương tự với các phép tính còn lại. GVNX
4. Hoạt động 4: Nhận xét - Dặn dò
- NX chung giờ học- dặn dò về nhà ôn lại tính nhẩm và cách cộng trừ không nhớ các số có hai chữ số.
- Xem bài: Luyện tập chung (tiết 4)
- Cả lớp viết kết quả nhanh vào bảng con
- HS lắng nghe.
- HS tham gia chơi.
HS: lắng nghe.
- HS quan sát tranh.
- HS đọc bài toán. Vài HS nhắc lại bài toán: Trong hai ngày, tráng sĩ uống hết 49 bầu nước. Ngày thứ nhất, tráng sĩ uống hết 25 bầu nước. Hỏi ngày thứ hai, tráng sĩ uống hết bao nhiêu bầu nước?
- HSTL
- HSTL
- Lấy số bình nước tráng sĩ uống hết trong hai ngày trừ đi số bình nước uống hết trong ngày thứ nhất
- HS: phép tính trừ: 49 - 25
HS: 49 – 25 = 24 (bầu nước)
- HS TL: Ngày thứ hai, tráng sĩ uống hết 24 bầu nước
HSNX
HS đọc đề
HS lắng nghe
HS thảo luận nhóm 4 viết kết quả vào phiếu học tập.
HS tham gia chơi
HS lắng nghe
HS tham gia chơi
TUẦN 29
Tiết:.
LUYỆN TẬP CHUNG ( TIẾT 4, TRANG 70, 71)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Tính nhẩm kết quả phép tính cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số mà không cần đặt tính.
- HS biết thực hiện biểu thức hai phép tính.
- Hiểu được nội dung bài toán, tự đặt được phép tính, hoàn thành phép tính và nêu câu trả lời.
2. Phát triển năng lực:
- Đọc hiểu và tự nêu phép tính các bài toán yêu cầu đặt phép tính.
-Thông qua việc giải quyết tình huống ở bài tập 3,5 học sinh có cơ hội phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
-Thông qua việc tính toán, thực hành giải quyết các bài tập về cộng, trừ (không nhớ) số có hai chữ số học sinh có cơ hội phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
-Thông qua trò chơi, việc thực hành giải quyết các bài tập về cộng trừ (không nhớ) số có hai chữ số học sinh có cơ hội phát triển năng lực giao tiếp toán học.
- Giao tiếp, diễn đạt, trình bày bằng lời nói khi tìm phép tính và câu trả lời cho bài toán.
3. Năng lực – phẩm chất chung:
- Rèn luyện tính cẩn thận, nhanh nhẹn, góp phần phát triển tư duy và suy luận, năng lực giao tiếp toán học.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: Các mảnh ghép cho bài 2, bài giảng điện tử.
HS: Bảng con, phấn
III. Các hoạt động dạy - học:
TIẾT 4
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5 phút
20 phút
8 phút
2 phút
1. Hoạt động 1: Khởi động: Trò chơi “Rung chuông vàng”
- Thực hiện nhanh các phép tính trong vòng 30 giây và viết kết quả vào bảng con .
20 + 35 = ... 24 + 5 = ....
99 – 9 = ... 64 - 62 = .....
- GVNX, tuyên dương.
2. Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành
Bài 1: Tính
Trò chơi: Ai nhanh, ai hơn!
Gv tổ chức cho học sinh nhẩm và viết kết quả vào bảng con trong vòng 4 phút, hết giờ tính nhẩm thì ai giơ tay nhanh hơn sẽ được quyền trả lời. Nếu trả lời đúng sẽ được thưởng 1 tràn pháo tay thật lớn.
- GV hỏi:
+ Em nhẩm như thế nào?
- GVKL cách nhẩm.
Bài 2: Tiếp sức đồng đội
- Gv yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài.
- Gv gợi ý hs: Số nào cộng với 8 bằng 8?
Vậy tương tự mấy cộng với 1 bằng 6?
- Gv yêu cầu học sinh nhẩm trong 2 phút – GV chia lớp thành 2 đội tham gia trò chơi Tiếp sức đồng đội để sửa bài.
-Gv nhận xét, tuyên dương.
- GVKL: Vậy các em đã biết nhẩm tính cộng trừ các số có hai chữ số.
* Bài 4:
- Yêu cầu HS quan sát tranh, Hỏi:
+Em thấy tranh vẽ gì?
+ GV hướng dẫn HS nêu được tình huống: Số quả thông hai bên bằng nhau. Hỏi trong túi màu đỏ có bao nhiêu quả thông?
Yêu cầu HS đọc to bài toán.
- GV yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán yêu cầu gì?
+ Làm thế nào để biết được trong túi màu đỏ có bao nhiêu quả thông?
- Gv cho HS chia sẻ.
- Bài toán này dùng phép cộng hay trừ?
- Gv yêu cầu học sinh lên bảng viết phép tính, học sinh còn lại viết vào vở.
- GV yêu cầu học sinh nhận xét, GVNX.
- GV yêu cầu HS nêu câu trả lời dựa theo gợi ý:
+Trong túi màu đỏ có bao nhiêu quả thông?
- GV hướng dẫn học sinh viết vào vở câu trả lời.
Bài 4: Tính
- Gv yêu cầu học sinh đọc đề.
-a) Gv hỏi để tính được bài này theo em chúng ta sẽ làm gì?
- GV hướng dẫn: Chúng ta sẽ lấy 20 cộng 40 ra kết quả sau đó tiếp tục lấy kết quả đó cộng với 1. Tức là thực hiện tính từ trái sang phải.
Tương tự Gv cho học sinh tự hiện phép tính b,c vào bảng con. 1 bạn làm trên bảng lớp.
3. Hoạt động 3: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
* Bài 5/67:
Cho hs xem tranh và giới thiệu: Trong bài này các bạn sẽ được khám phá về một phương tiện giao thông đó là tàu lửa. Tàu lửa thì gồm có nhiều toa. Cô đang có một số bài toán liên quan đến những toa tàu. Các em cùng cô tìm hiểu trong bài 5.
5a) Gv cho học sinh đọc to đề câu a.
- GV hỏi: Để biết được cả hai đoàn tàu có bao nhiêu toa chúng ta làm thế nào?
- Gv yêu cầu học sinh viết phép tính và kết quả vào bảng con.
-GV nhận xét. Hướng dẫn nêu câu trả lời: + Vậy hai đoàn tàu có bao nhiêu toa?
-GV nhận xét.
5b) Gv cho học sinh đọc to đề câu b.
- Yêu cầu HS TLN4 để phân tích đề và nêu cách làm bài này theo gợi ý:
+Để biết được Đoàn tàu C có bao nhiêu toa chở khách chúng ta làm thế nào?
-Gv yêu cầu hs chia sẻ.
- GV nhận xét.
- Gv yêu cầu học sinh viết phép tính và kết quả vào bảng con.
4. Hoạt động 4: Nhận xét - Dặn dò
- NX chung giờ học - dặn dò về nhà ôn lại tính nhẩm và cách cộng trừ không nhớ các số có hai chữ số.
- Xem bài: Xem giờ đúng trên đồng hồ/72
- Cả lớp cùng tham gia
- HS lắng nghe.
- HS tham gia chơi.
- HS: em nhẩm hàng đơn vị cộng hàng đơn vị, hàng chục cộng với hàng chục.
- 1 HS đọc.
-HS: 0
-HS: 5
-HS tham gia chơi
-HS: quan sát tranh
+ HS: tranh vẽ cái cân, bên trái có chứa chiếc túi màu đỏ, bên phải có hai chiếc túi màu xanh và vàng.
- 2 HS: đọc to
- HS thảo luận nhóm 2
HSTL
HSTL
HS: Ta lấy số quả thông trong hai túi màu xanh và vàng cộng lại với nhau
- 2 nhóm HS đại diện lên chia sẻ, các nhóm còn lại nhận xét.
- HS: Phép cộng
- HS: 45 + 33 = 78 (quả thông)
-HS nhận xét.
- HS TL: Trong túi màu đỏ có 78 quả thông
HS thực hiện.
1HS đọc đề.
HS: tính nhẩm
HS lắng nghe.
-Hs thực hiện
2 HS đọc.
HS: Phép tính cộng
HS: 10 + 12 = 22 ( toa tàu)
HS: Vậy hai đoàn tàu có 22 toa
1 HS đọc
HS TLN4
HS chia sẻ: Chúng ta lấy 15 toa trừ đi 3 toa chở hàng.
Hs nhận xét
File đính kèm:
- giao_an_toan_lop_1_tuan_29.docx