I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
- Nhận biết những việc cần phải làm trong các tiết học Toán 1.
- Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học tập Toán 1.
II. Đồ dùng dạy học
-Sách Toán 1.
-Bộ thực hành toán 1
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
8 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán bài : tiết học đầu tiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THDL Thế giới Trẻ em - Lớp: 1C
Họ và tờn giỏo viờn: Nguyễn Thu Thuỷ
Thứ …… ngày …… thỏng …… năm 2007
Nhận xột của hiệu trưởng:
KẾ HOẠCH DẠY HỌC PHÂN MễN: toán
Bài : Tiết học đầu tiên
Tiết: 1 Tuần: 1
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
Nhận biết những việc cần phải làm trong các tiết học Toán 1.
Bước đầu biết yêu cầu cần đạt được trong học tập Toán 1.
II. Đồ dùng dạy học
-Sách Toán 1.
-Bộ thực hành toán 1
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
I. Bài cũ : ổn định tổ chức bằng 1 bài hát
II. Bài mới.
1.Hướng dẫn sử dung sách Toán 1
- Giáo viên cho học sinh xem sách Toán 1 kèm lời giới thiệu: đây là quyển sách Toán 1
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy sách Toán 1 và hướng dẫn Hs mở sách đến trang có bàI "tiết học đầu tiên"
- Giáo viên giới thiệu ngắn, gọn về sách Toán (GV có thể đặt các câu hỏi để HS tự phát hiện ra cấu trúc của sách)
+Bìa sách có in chữ toán 1 và hình ảnh các bạn học sinh cùng các dụng cụ học toán.
+Trang 3 là nội dung phần đầu tiên trong chương trình toán 1 cùng hình ảnh con số và hình vẽ liên quan đến những nội dung đó.
+ Trang 4-5 là bài " Tiết học đầu tiên" mà chúng ta sẽ học hôm nay.
Sau "Tiết học đầu tiên", mỗi tiết học có từ 1 đến 2 trang. Tên của bàI học đặt ở đầu trang. Mỗi bài thường có phần bàI học và phần thực hành.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách gấp sách , mở sách, giữ gìn sách (sách phảI được bọc và dán nhãn đầy đủ, luôn giữ cho sách sạch sẽ, không quăn mép,...). HS thực hành.
2. Hướng dẫn làm quen với các hoạt động học tập Toán , HS cần nắm được bài qua 2 câu hỏi :
+ HS lớp 1 thường có những hoạt động nào?
+ HS lớp 1 thường sử dụng những dụng cụ học tập nào?
H1 :HS làm việc với que tính
H2: HS đo độ dài bằng thước
H3; HS dùng các hình bằng gỗ, bìa để học số.
H4: HS làm việc chung với cả lớp
H5: HS học nhóm để trao đổi ý kiến với các bạn
- GV chốt: Ngoài những hoạt động trên,thì học cá nhân,tức là tự học bài, tự làm bài, tự kiểm tra kết quả là quan trọng nhất giúp chúng ta học tập tốt hơn.
3. Giới thiệu các yêu cầu cần đạt sau khi học Toán
+ GV giới thiệu những yêu cầu cơ bản và trọng tâm mà hs cần đạt được sau khi học Toán 1: Sau khi học toán các con có thể biết được:
Đếm, đọc số, viết số, so sánh hai số,...
Làm tính cộng, tính trừ.
Nhìn hình vẽ nêu được bài toán rồi nêu phép tính giải bài toán
Biết giải các bài toán
Biết đo độ dài, biết hôm nay là ngày thứ mấy, là ngày bao nhiêu, biết xem lịch hàng ngày Lưu ý các con: muốn học giỏi toán các con phải đi học đều, học thuộc bài, làm bài tập đầy đủ, chịu khó tìm tòi suy nghĩ,...
Lưu ý các con: muốn học giỏi toán các con phải đi học đều, học thuộc bài, làm bài tập đầy đủ, chịu khó tìm tòi suy nghĩ,...
4. Giới thiệu bộ đồ dùng học Toán của học sinh
Giáo viên cho HS lấy rồi mở hộp đựng bộ thực hành toán 1.
Giáo viên lấy mẫu từng đồ dùng và yêu cầu HS lấy theo đúng như thế, nêu tên gọi của đồ dùng và yêu cầu HS nhắc lại
Giáo viên giới thiệu tác dụng của từng đồ dùng:
( Que tính dùng khi học đếm, các hình dùng khi học nhận biết hình, cả hai loại trên còn dùng khi học làm tính,...)
Hướng dẫn HS cách lấy và cất các đồ dùng và cách bảo quản các đồ dùng đó.
III. Củng cố - Dặn dò
*Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Thế giới Trẻ em - Lớp: 1C
Họ và tờn giỏo viờn: Nguyễn Thu Thuỷ
Thứ …… ngày …… thỏng …… năm 2007
Nhận xột của hiệu trưởng:
KẾ HOẠCH DẠY HỌC PHÂN MễN: toán
Bài : Nhiều hơn, ít hơn
Tiết: 2 Tuần: 1
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
Biết so sánh số lượng của hai nhóm đồ vật.
Biết sử dụng các từ "nhiều hơn", "ít hơn " khi so sánh về số lượng.
II. Đồ dùng dạy học
sách toán 1, bộ thực hành biểu diễn toán 1.
5 chiếc cốc và 4 chiếc thìa
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
I. Bài cũ : GV kiểm tra bài cũ. Chú ý HS thao tác lấy đồ và cất đồ đúng vị trí
+ Giáo viên yêu cầu hs mở bộ thực hành và lấy ra các đồ dùng theo lệnh của giáo viên
II. Bài mới. Giới thiệu bài.
- Giáo viên đưa ra hai nhóm đồ vật bất kỳ (1 số bút và 1 số vở) để làm ví dụ
-Trên tay cô cầm 2nhóm đồ vật khác nhau, một bên là bút, 1 bên là vở. 2 nhóm đồ vật này có thể có số lượng bằng nhau hoặc khác nhau. à muốn biết cách nói so sánh chúng thì chúng ta cùng học bài mới : Nhiều hơn, ít hơn.
Giới thiệu khái niệm "nhiều hơn", "ít hơn"
-Giáo viên đặt lên bàn 5 chiếc cốc, cầm 4 chiếc thìa và nói: "Cô có một số cốc và 1 số thìa”
-Giáo viên gọi 1 học sinh lên đặt vào mỗi cái cốc 1 chiếc thìa rồi hỏi học sinh:
+"Cái gì còn thừa?"( Cốc còn thừa)
GV cho Hs lên bảng thực hành và rút ra kết luận. HS đồng thanh và học thuộc cách nói nhiều hơn và ít hơn.
-Giáo viên kết luận : Khi đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa thì vẫn còn cốc chưa có thìa. Ta nói: "Số cốc nhiều hơn số thìa"
_ HS nhắc lại: ("Số cốc nhiều hơn số thìa")
-GVnêu tiếp: (khi đặt vào mỗi cái cốc 1 cái thìa thì không đủ thìa để đặt vào tất cả các cốc. Ta nói: "Số thìa ít hơn số cốc")
_ HS nhắc lại: ("Số thìa ít hơn số cốc")
Hướng dẫn so sánh hai nhóm đồ vật có số lượng khác nhau :
Học sinh nhận xét thật nhanh xem trong lớp học có các nhóm đồ vật nào và so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật bất kỳ.
+GV treo hình vẽ có 3 chiếc chai và 5 chiếc nút lên bảngvà nói: Trên bảng cô có vẽ một số nút chai và một số chai, bây giờ chúng ta sẽ so sánh số chai và số nút chai, cách so sánh như sau:
+ Nối 1 chiếc chai với 1 chiếc nút( vừa nói vừa nối)
? Các con thấy chai hay nút thừa ra?( Nút chai còn thừa ra)
-GV chốt: KHi đó ta nói :” Số nút chai nhiều hơn số chai”
? Có đủ chai để nối 1 chiếc chai với 1 chiếc nút không?( Không đủ số chai)
-GV chốt: Khi đó ta nói: Số chai ít hơn số nút chai.
-GV: Như vậy :Số nút chai nhiều hơn số chai và số chai ít hơn số chai.
_ HS nhắc lại ( Số nút chai nhiều hơn số chai và số chai ít hơn số nút chai)
4.Luyện tập
4.1.So sánh số cây
Yêu cầu HS mở sách và làm bài miệng, GV phát phiếu ghi nội dung bài tập để HS thực hành nối và so sánh
-GV yêu cầu HS quan sat kĩ hình vẽ , tự nối và nêu kết quả (VD : Khi nối 1 cây to với 1 cây nhỏ thì thừa ra 1 cây to, như vậy số cây to nhiều hơn số cây nhỏ và số cây nhỏ ít hơn số cây to)
Bổ sung bài trong sách bài tập toán:
4.2.So sánh số quả táo và hoa
So sánh số cốc và thìa
4.3. So sánh các nhóm vật trong hình chữ nhật
III. Củng cố - Dặn dò
1.Củng cố: Học sinh nhận xét thật nhanh xem trong lớp học có các nhóm đồ vật nào và so sánh số lượng của 2 nhóm đồ vật bất kỳ.
2.Dặn dò: Về nhà tập so sánh các đồ vật khác nhau
que tính, các hình, các chữ số, thanh cài,...
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Thế giới Trẻ em - Lớp: 1C
Họ và tờn giỏo viờn: Nguyễn Thu Thuỷ
Thứ …… ngày …… thỏng …… năm 2007
Nhận xột của hiệu trưởng:
KẾ HOẠCH DẠY HỌC PHÂN MễN: toán
Bài : Hình vuông, hình tròn
Tiết: 3 Tuần: 1
I. Mục tiêu
Giúp Học sinh:
Nhận ra và nêu đúng tên của hình vuông, hình tròn
Bước đầu nhận ra hình vuông, hình tròn từ các vật thật.
II. Đồ dùng dạy học
1 số hình vuông, hình tròn bằng bìa có kích thước, màu sắc khác nhau.
1 chiếc khăn mùi xoa, một chiếc gương tròn.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
I.Bài cũ
- Yêu cầu học sinh so sánh số bạn nam và nữ trong lớp và kết luận : số bạn nào nhiều hơn, ít hơn.
II. Bài mới.
Giới thiệu bài. GV giới thiệu hình vuông. HS quan sát, sử dụng bộ thực hành
-Giáo viên chỉ cho hs quan sát 1 số đồ vật trong lớp học và giới thiệu bài
-Mỗi đồ vật trong cuộc sống của chúng ta đều có hình dạng, hôm nay cô và các con sẽ cùng học về hình vuông và hình tròn
Giới thiệu hình vuông
Hình vuông
Giáo viên giơ lần lượt từng tấm bìa hình vuông cho học sinh xem và giới thiệu: đây là hình vuông
HS nhắc lại: Đây là hình vuông
Giáo viên yêu cầu học sinh mở bộ thực hành và lấy ra tất cả các hình vuông đặt lên bàn học.
- Học sinh giơ hình vuông lên và nói: "Hình vuông"
? Hãy quan sát hình vẽ trong SGK và nêu tên các vật có hình vuông.? HS quan sát tranh trong SGK và thảo luận trả lời câu hỏi.
Gọi HS trả lời : ( Khăn mùi xoa,gạch hoa)
Hình vuông có 4 cạnh ( GV chỉ 4 cạnh và nói : Hình vuông còn gọi là 1 tứ giác đặc biệt)
GV chôt: Vừa rồi các con đã biết đâu là hình vuông rồi. Bây giờ cô sẽ giới thiệu cho các con biết về hình tròn
Giới thiệu hình tròn
Hình tròn
- Giáo viên yêu cầu học sinh mở bộ thực hành và lấy ra tất cả các hình tròn đặt lên bàn học.
Học sinh giơ hình tròn lên và nói: "Hình tròn"
? Hãy quan sát hình vẽ trong SGK và nêu tên các vật có hình tròn
Gọi HS trả lời: (Bánh xe đạp, cái đĩa,..)
4.Thực hành: GV hướng dẫn HS
tìm hiểu yêu cầu của bài tập: tô màu xanh vào hình vuông và màu đỏ vào các hình tròn
Bài 1: Tô màu
-Yêu cầu học sinh tô màu xanh cho các hình vuông
Bài 2: Tô màu
-Yêu cầu học sinh tô màu đỏ cho các hình tròn
-Học sinh trang trí con lật đật bằng nhiều màu khác nhau
Bài 3: Tô màu
-Yêu cầu học sinh tô màu vàng cho hình vuông và màu tím cho hình tròn
Bài 4: Làm thế nào để có các hình vuông
-Giáo viên yêu cầu học sinh dùng các hình vuông trong bộ thực hành ghép thành các hình trong bài
-Học sinh nêu cách vẽ thêm đoạn thẳng để có các hình vuông
III. Củng cố - Dặn dò
1.Củng cố
-HS nêu tên các vậ trong lớp có hình vuông , hình tròn- GV yêu câu HS gọi tên các vật hình vuông trong lớp
2.Dặn dò
-Tìm thêm các vật có hình dạng vuông , tròn
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Trường THDL Thế giới Trẻ em - Lớp: 1C
Họ và tờn giỏo viờn: Nguyễn Thu Thuỷ
Thứ …… ngày …… thỏng …… năm 2007
Nhận xột của hiệu trưởng:
KẾ HOẠCH DẠY HỌC PHÂN MễN: toán
Bài : Hình tam giác
Tiết: 4 Tuần: 1
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
Nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác
Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật thật
II. Đồ dùng dạy học
1 số hình tam giác bằng bìa có kích thước, màu sắc khác nhau
1 số đồ vật thật có mặt là hình tam giác
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
I. Bài cũ :
GV đưa ra một số hình vuông, hình tròn yêu cầu HS chỉ và gọi đúng tên hình
- GV nhận xét cho điểm
II. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
Hôm trước, các con đã được học hình vuông và hình tròn rồi. Hôm nay chúng mình cùng tìm hiểu 1 hình nữa nhé, mời các con quan sát các hình sau.
2. Giới thiệu tam giác
Hình tam giác
-Giáo viên giơ lên cho học sinh xem 1 nhóm hình gồm hvuông, htròn, hình tam giác .
-GV yêu cầu HS tìm hết các hình vuông, hình tròn và hỏi:
? Con có biết hình còn lại là hình gì không?( Hình tam giác)
(Nếu HS trả lời được thì hoan nghênh)
-GV yêu cầu HS lấy 1 tam giác bất kì trong bộ đồ dùng học Toán 1 và giới thiệu: Đây là hình tam giác
-Học sinh quan sát các hình trong sách giáo khoa và nêu tên các đồ vật có hình tam giác(Biển báo giao thông, êke, lá cờ ,...)
3. Luyện tập: GV giới thiệu, HS quan sát và trả lời câu hỏi
3.1 Tô màu: HS quan sát trong SGK và trả lời câu hỏi.
GV hướng dẫn HS cách tô màu.
_ Tô màu xanh và hình tam giác thấp, tô màu vàng vào hình tam giác cao hơn.
_ Tô màu tuỳ chọn
3.2 Tô màu
Tô màu tuỳ ý để trang trí cho các hình trên
3.3 Tô màu
Tô màu tuỳ chọn để trang trí cho ngôi nhà và con cá
3.4 Xếp thành các hình sau: HS sử dụng bộ đồ dùng học toán để xếp hình
_ GV yêu cầu HS dùng bộ đồ dùng để xếp thành các hình giống trong VBTT
III- Củng cố - dặn dò
1.Củng cố
_ Trò chơi: Thi tìm hình nhanh.
+ 3 học sinh lên bảng, 1 em chọn hình vuông, 1 em chọn hình tròn, 1 em chọn hình tam giác xem em nào chọn nhanh và đủ
+ Tuyên dương em nào thắng cuộc
2.Dặn dò
--Về nhà các em tìm thêm 1 số đồ vật có hình tam giác
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
File đính kèm:
- toan 1.doc