I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu cách giải một số hệ pt bậc hai đơn giản.
2. Kỹ năng: Giải được một số hệ phương trình bậc hai hai ẩn: hệ gồm một phương trình bậc 2 và một pt bậc nhất; hệ pt mà mỗi pt của hệ không thay đổi khi thay x bởi y, y bởi x.
3 trang |
Chia sẻ: quynhsim | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 10 - Tiết 38 - Bài: mMột số thí dụ về hệ phương trình bậc hai hai ẩn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: MỘT SỐ THÍ DỤ VỀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH
BẬC HAI HAI ẨN
(Tiết : 38)
Mục tiêu:
Kiến thức: Giúp HS hiểu cách giải một số hệ pt bậc hai đơn giản.
Kỹ năng: Giải được một số hệ phương trình bậc hai hai ẩn: hệ gồm một phương trình bậc 2 và một pt bậc nhất; hệ pt mà mỗi pt của hệ không thay đổi khi thay x bởi y, y bởi x.
3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận
Thiết bị, phương tiện: SGK, SGV
Phương pháp dạy học: Phương pháp gợi mở vấn đáp thông qua các hoạt động điều khiển tư duy.
Tiến trình bài học:
Kiểm tra bài cũ: Không.
Tổ chức hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách giải hệ gồm một pt bậc nhất và một pt bậc hai.
* Đưa ra ví dụ 1: Giải hệ phương trình
(I)
? Hãy nhận xét về mỗi phương trình của hệ đã cho và đề xuất cách giải hệ phương trình này ?
* Giảng: Hệ (I) gồm một phương trình bậc nhất 2 ẩn và một phương trình bậc hai hai ẩn. Để giải hệ này ta dùng phương pháp thế.
* Hướng dẫn HS rút x theo y từ pt(1) thế vào pt(2) dể đưa về hệ phương trình
(Ia)
* Yêu cầu 1 HS lên bảng giải hệ (Ia) rồi suy ra nghiệm của hệ (I), các HS khác làm nháp.
* Nhận xét bài của HS và sửa sai (nếu có).
* Ghi đề bài
* Nêu nhận xét
* Nghe giảng để nắm được cách giải hệ pt gồm một phương trình bậc nhất và một phương trình bậc hai với 2 ẩn x, y
* Thực hiện giải hệ (Ia)
y = 1x = 3 ; y = 2 x = 1
Vậy hệ (I) có 2 nghiệm (3;1) và (1;2)
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách giải hệ phương trình đối xứng (loại 1)
* Đưa ra ví dụ: Giải hệ phương trình
(II)
? Có nhận xét gì về mỗi phương trình của hệ (II) khi thay x bởi y và y bởi x ?
? Thử đề xuất cách giải hệ phương trình này.
* Giảng: Để giải hệ phương trình đối xứng loài này ta dùng phương pháp đặt ẩn phụ. Giải thích cho HS lý do đặt ẩn phụ S =x + y P = xy.
* Hướng dẫn HS viết lại biểu thức
? Khi đó hệ (II) trở thành hệ pt nào ?
? Hệ (II’) là giống với hệ pt nào ở trên ?
* Yêu cầu HS giải hệ (II’)
* Giảng: hoặc
? Trong hệ (IIa),(IIb) x, y là nghiệm (nếu có) của pt bậc hai nào ?
* Yêu cầu HS giải hệ (IIa), (IIb) rồi nêu kết luận về nghiệm của hệ (II).
* Nhận xét bài giải của HS và sửa sai (nếu có).
* Ghi ví dụ
* Khi thay x bởi y và y bởi x thì mỗi pt của hệ không thay đổi.
* Đề xuất cách giải
* Nghe giảng
* Hệ (II) trở thành hệ pt theo hai ẩn mới S và P
(II’)
* Hệ (II’) giống với hệ (I)
* Thực hiện giải hệ (II’)
hoặc
* x, y là nghiệm (nếu có) của pt bậc hai
hoặc
* Giải hệ (IIa), (IIb)
Kết quả (IIa) vô nghiệm, (IIb) có 2 nghiệm
(0;2) và (2;0).
Vậy hệ (II) có 2 nghiệm là (0;2) và (2;0)
Hoạt động 3: Tìm hiểu cách giải hệ phương trình đối xứng (loại 2)
* Đưa ra ví dụ: Giải hệ phương trình
(III)
? Có nhận xét gì về mỗi phương trình của hệ (III) khi thay x bởi y và y bởi x ?
? Thử đề xuất cách giải hệ phương trình này.
* Giảng: Để giải hệ phương trình dạng này ta dùng phương pháp cộng đại số. Ta trừ từng vế của phương trình thứ nhất cho phương trình thứ 2.
* Hướng dẫn Hs thực hiện biến đổi để được
hoặc
* Yêu cầu 2 Hs lên bảng giải hệ (IIIa) và (IIIb) rồi suy ra nghiệm của hệ (III).
* Nhận xét bài giải của HS và sửa sai (nếu có).
* Giảng: Nếu (a;b) là một nghiệm của hệ phương trình đối xứng thì (b;a) cũng là một nghiệm của hệ đó.
* Ghi ví dụ
* Khi thay x bởi y và y bởi x thì pt(1) trở thành pt(2) và ngược lại pt(2) trở thành pt(1) đổi.
* Đề xuất cách giải
* Nghe giảng
* Thực hiện giải hệ (IIIa) và (IIIb)
Kết quả : (IIIa) có 2 nghiệm (0;0) và (3;3)
(IIIb) có 2 nghiệm và
Củng cố: Trước khi giải một hệ phương trình bậc 2 với 2 ẩn ta cần lưu ý xét xem hệ phương trình đó thuộc loại nào trong 3 dạng đã học ở trên để lựa chọn cách giải phù hợp.
Hướng dẫn về nhà: Làm các bài tập từ 45 đến 49. Định hướng nhanh cách làm bài 46b) đặt x’ = - x; 48b) bình phương 2 vế của pt thứ 2.
Rút kinh nghiệm:
.
File đính kèm:
- DS Tiết 38.doc