Giáo án Tin học Lớp 6 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Ôn tập định dạng văn bản, định dạng đoạn văn bản đã được học: Phông chữ, cỡ

chữ, kiểu chữ, màu chữ, căn lề.

2. Kĩ năng:

- Vận dụng thành thạo các thao tác định dạng văn bản vào văn bản được trình

bày. Tự định dạng được một văn bản đơn giản theo mẫu.

- Thực hành gõ văn bản chữ Việt thành thạo. Trình bày văn bản theo yêu cầu.

3. Thái độ:

- Học sinh nghiêm túc. Tích cực, tự giác thực hành.

- Yêu thích môn học.

- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ máy tính.

4. Định hướng năng lực:

a) Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, chủ động sáng tạo.

b) Năng lực đặc thù: HS được luyện gõ, soạn thảo văn bản sử dụng ngôn ngữ tin

học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy vi tính thực hành.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập, SGK – vở ghi, ôn tập các kiến thức cơ bản.

III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT:

1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi - đáp, động não, luyện gõ 10 ngón.

pdf5 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 27/04/2023 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học Lớp 6 - Tuần 25 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Ngày soạn: 16/05/2020 Ngày giảng: 19/05 - 6A1, 20/05 - 6A3, 21/05 - 6A4, 22/05 - 6A6, 23/05 - 6A2. Tiết 47: Bài tập thực hành I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Ôn tập định dạng văn bản, định dạng đoạn văn bản đã được học: Phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, màu chữ, căn lề. 2. Kĩ năng: - Vận dụng thành thạo các thao tác định dạng văn bản vào văn bản được trình bày. Tự định dạng được một văn bản đơn giản theo mẫu. - Thực hành gõ văn bản chữ Việt thành thạo. Trình bày văn bản theo yêu cầu. 3. Thái độ: - Học sinh nghiêm túc. Tích cực, tự giác thực hành. - Yêu thích môn học. - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ máy tính. 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, chủ động sáng tạo. b) Năng lực đặc thù: HS được luyện gõ, soạn thảo văn bản sử dụng ngôn ngữ tin học. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy vi tính thực hành. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập, SGK – vở ghi, ôn tập các kiến thức cơ bản. III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi - đáp, động não, luyện gõ 10 ngón. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: LỚP SĨ SỐ TÊN HỌC SINH VẮNG 6A1 ....../.... ................................................................................................... 6A2 ....../..... ................................................................................................... 6A3 ....../..... ................................................................................................... 6A4 ....../..... ................................................................................................... 6A6 ....../...... ................................................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. Hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau soạn thảo văn bản sau đó định dạng văn bản đó cho hoàn chỉnh giúp cho văn bản đẹp, sinh động và rễ hiểu. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. 2 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Bài tập 1. Định dạng đoạn văn bản. - Soạn thảo đoạn 1, 2 văn bản: Bức tranh của em gái tôi (sgk/ngữ văn 6) - Định dạng văn bản đúng theo mẫu: Kiểu chữ, căn lề. - Lưu văn bản với tên: Bức tranh của em gái tôi GV: Yêu cầu học sinh quan sát văn bản “Bức tranh của em gái tôi” (sgk ngữ văn 6). Trả lời câu hỏi: + Có các kiểu trình bày trang văn bản nào? HS: 1 HS trả lời. GV: Nhận xét, chốt kiến thức. GV: Thực hành soạn thảo và định dạng văn bản theo mẫu. HS: Thực hành theo nhóm. GV: Quan sát giúp đỡ HS. Chấm điểm cho 2 nhóm. Bài tập 2. Định dạng trang văn bản. - Soạn thảo bài thơ: Đêm nay Bác không ngủ (sgk/ngữ văn 6) - Định dạng văn bản đúng theo mẫu: Kiểu chữ, căn lề. - Lưu văn bản với tên: Đêm nay Bác không ngủ GV: Yêu cầu học sinh quan sát văn bản “Đem nay Bác không ngủ” (sgk ngữ văn 6). Trả lời câu hỏi: + Có các kiểu trình bày trang văn bản nào? HS: 1 HS trả lời. GV: Nhận xét, chốt kiến thức. GV: Thực hành soạn thảo và định dạng văn bản theo mẫu. HS: Thực hành theo nhóm. GV: Quan sát giúp đỡ HS. Chấm điểm cho 2 nhóm. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập: Thực hiện trong hoạt động 2 nội dung 1, 2. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng: GV: Phát phiếu thực hành: Soạn thảo họ và tên của em. Sau đó định dạng theo ý em muốn. HS: Thực hành theo những yêu cầu của giáo viên. GV: Kiểm tra kết quả thực hành của học sinh, ghi điểm một vài học sinh. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động 1, 2 trên Word 2003. HS tự thực hành. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Về nhà ôn lại lý thuyết, chuẩn bị Bài 18: Trình bày trang văn bản và in. - Thực hành lại các nội dung đã học ở nhà nếu có điều kiện. ***************************** 3 Ngày soạn: 16/05/2020 Ngày giảng: 22/05 - 6A4, 23/05 - 6A1 Tiết 48: Bài 18: TRÌNH BÀY TRANG VĂN BẢN VÀ IN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nắm rõ các thao tác trình bày trang văn bản: Chọn trang giấy đứng – nằm ngang, căn lề. 2. Kĩ năng: - Vận dụng thành thạo thao tác trình bày văn bản vào văn bản được trình bày. Tự trình bày được một văn bản đơn giản. - Thực hành gõ văn bản chữ Việt thành thạo. Trình bày văn bản theo yêu cầu. 3. Thái độ: - Học sinh nghiêm túc. Tích cực, tự giác thực hành. Yêu thích môn học. - Có ý thức giữ gìn và bảo vệ máy tính. 4. Định hướng năng lực: a) Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, chủ động sáng tạo. b) Năng lực đặc thù: HS được luyện gõ, soạn thảo văn bản sử dụng ngôn ngữ tin học. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phòng máy vi tính thực hành. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập, SGK – vở ghi, ôn tập các kiến thức cơ bản. III. PHƯƠNG PHÁP KĨ THUẬT: 1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. 2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi - đáp, động não, luyện gõ 10 ngón. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức lớp: LỚ P SĨ SỐ TÊN HỌC SINH VẮNG 6A1 ....../..... ................................................................................................... 6A2 ....../..... ................................................................................................... 6A3 ....../..... ................................................................................................... 6A4 ....../..... ................................................................................................... 6A6 ....../..... . ................................................................................................... ... 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và nằm vững những nội dung chính như sau: Chọn trang giấy đứng – nằm ngang, căn lề cho văn bản. 4 HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 1. Trình bày trang văn bản. - Có 2 kiểu trình bày trang văn bản: Kiểu trang đứng và trang nằm ngang. - Khi trình bày trang văn bản cần: Chọn hướng trang đứng – nằm ngang và đặt lề trang. Nếu văn bản có nhiều trang, việc trình bày trang có tác dụng đến mọi trang của văn bản. GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình trên trang 94 (sgk). Trả lời câu hỏi: + Có các kiểu trình bày trang văn bản nào? HS: 1 HS trả lời. GV: Nhận xét, chốt kiến thức. GV: Hãy nên các yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn bản? Thực hành theo yêu cầu phù hợp với nội dung. HS: 2 HS trả lời. GV: Nhận xét, chốt kiến thức. GV: 1 hs đọc chú ý. 2. Chọn hướng trang và đặt lề trang. * Các bước trình bày trang văn bản: Bước 1: Chọn lệnh Layout/Margins. Bước 2: Nhấn vào hình tam giác phía bên dưới. Chọn Custom Margins. Bước 3: Nháy chọn ô Portrait (Đứng) hoặc Landscape (Nằm ngang) để đặt trang theo chiều đứng hoặc năm ngang. Bước 4: Nháy mũi tên bên phải các ô: Top để đặt lề trên; Bottom để đặt lề dưới; Left để đặt lề trái; Right để đặt lề phải. Bước 5: Nháy OK. GV: Thực hiện mẫu cho HS quan sát. HS: Các nhóm thảo luận, nêu các bước thực hiện? GV: Đại diện các nhóm trả lời, nhận xét bổ sung. HS: Ghi các bước thực hiện. GV: Cho học sinh vào máy thực hành Chọn hướng trang và đặt lề trang theo yêu cầu của GV. HS: Thực hành. GV: Quan sát, quá trình thực hành của các em. Hướng dẫn thêm nếu thấy cần thiết. GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2, 3 (sgk/96). Bài 2: Có các lệnh chọn hướng trang và đặt lề trang. Bài 3: Giấy nằm ngang em có thể đặt sang giấy dọc được. Bước 1: Chọn lệnh Layout/Margins. Bước 2: Nhấn vào hình tam giác phía bên dưới. Chọn Custom Margins. Bước 3: Nháy chọn ô Portrait để đặt trang theo chiều đứng. 3. In văn bản * Các bước in văn bản: Bước 1: Chọn lệnh File/Print. GV: Thực hiện mẫu cho HS quan sát. HS: Các nhóm thảo luận, nêu các bước thực hiện? 5 Bước 2: Nhấn vào chọn tên máy in. Chọn lệnh Print. GV: Đại diện các nhóm trả lời, nhận xét bổ sung. HS: Ghi các bước thực hiện. GV: Cho học sinh vào máy thực hành in văn bản. HS: Thực hành. GV: Quan sát, quá trình thực hành của các em. Hướng dẫn thêm nếu thấy cần thiết. GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 4 (sgk/96). Em có thể in hai trang đầu được bằng cách đánh số trang cần in. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập: Thực hiện trong hoạt động 2 nội dung 1, 2, 3. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng: GV: Phát phiếu thực hành: Xóa, chèn thêm, sao chép và di chuyển theo yêu cầu. HS: Thực hành theo những yêu cầu của giáo viên. GV: Kiểm tra kết quả thực hành của học sinh, ghi điểm một vài học sinh. HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo. GV: Hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động 1, 2, 3 trên Word 2003. HS tự thực hành. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU: - Về nhà ôn lại lý thuyết, chuẩn bị bài mới Bài 19: Tìm kiếm và thay thế. - Thực hành lại các nội dung đã học ở nhà nếu có điều kiện. *****************************

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_tin_hoc_lop_6_tuan_25_nam_hoc_2019_2020_truong_thcs.pdf