Giáo án Tiết : 99 chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo)

I/ MỤC TIÊU :

1- Kiến thức :

- Giúp học sinh nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

2- Kỉ năng :

-Thực hành các thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

3- Thái độ :

- Yêu thích sự phong phú của phong cách tiếng Việt .

 

II/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên:

v Tham khảo các tài liệu:

o Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7.

o Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II.

o Bảng phụ

2. Học sinh:

v Học tốt bài cũ.

v Soạn bài “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tt)”.

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1926 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết : 99 chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 09/03/08 Tiết : 99 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG (TT) I/ MỤC TIÊU : 1- Kiến thức : - Giúp học sinh nắm được cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. 2- Kỉ năng : -Thực hành các thao tác chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. 3- Thái độ : - Yêu thích sự phong phú của phong cách tiếng Việt . II/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Tham khảo các tài liệu: Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7. Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II. Bảng phụ 2. Học sinh: Học tốt bài cũ. Soạn bài “Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động (tt)”. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) - Thế nào là câu chủ động ? Thế nào là câu bị động ? Cho ví dụ ? + Câu chủ động có chủ ngữ chỉ người hoặc vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác. VD : Cô giáo khen tôi. + Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào. VD : Tôi được cô giáo khen. 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới : (1 phút) Câu chủ động có thể chuyển đổi thành câu bị động hoặc ngược lại chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động. Việc chuyển đổi này có tác dụng chủ yếu là nhằm liên kết các câu, các vế câu trong một mạch văn thống nhất. Nhưng cụ thể có mấy cách chuyển đổi? Từng cách chuyển đổi như thế nào? Hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp về cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC 20' 16’ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. * GV treo bảng phụ ghi ví dụ SGK/64. GV gọi HS đọc. H1: Em cho biết 2 câu là câu chủ động hay câu bị động? Vì sao? H2 : Xét về nội dung thì 2 câu này như thế nào? H3 : Về hình thức, hai câu trên như thế nào? * GV phân tích. * GV treo bảng phụ ghi câu: Người ta đã hạ cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vãi xuống từ hôm “hóa vàng”. H4: Câu trên có gì giống và khác với 2 câu a và b? H5: Từ đó, em hãy tìm ra qui tắc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? GV hình thành cho HS 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị đông. * GV treo bảng phụ ghi VD SGK/64 mục 3. * GV gọi HS đọc. H6: Hai câu trên có phải là câu bị động không? Vì sao? * GV lưu ý cho HS không phải tất cả câu có từ “bị” hoặc “được” đều là câu bị động. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS Luyện tập. HS thảo luận nhóm – Cử đại diện nhóm trả lời. Các cá nhân khác nhận xét – sửa chữa và bổ sung. BT1: Chuyển đổi mỗi câu chủ động thành 2 câu bị động theo 2 kiểu khác nhau: BT2: Chuyển đỗi mỗi câu chủ động thành 2 câu bị động (1 câu dùng từ được, một câu dùng từ bị). Nhận xét. Hoạt động củng cố : Có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Nêu cụ thể từng cách? HS theo dõi. HS đọc. TL: Cả 2 câu đều là câu bị động. Vì: Vật (cánh màn điều) thực hiện một hoạt động (đã hạ xuống) người khác hướng vào (cánh màn điều) đối tượng của hoạt động. TL: Cùng miêu tả một sự việc – đều là câu bị động. TL: Câu a có dùng từ được. Câu b không có từ được. HS theo dõi. TL: Câu này có nội dung miêu tả giống hai câu a, b. TL: Có 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: + Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ “bị” hoặc “được” vào sau cụm từ ấy. + Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành một bộ phận không bắt buộc trong câu. HS đọc. TL: Hai câu trên không phải câu bị động. Vì đối tượng của hoạt động không có hoạt động nào hướng vào. HS thảo luận nhóm – Cử đại diện nhóm trả lời. Các cá nhân khác nhận xét – sửa chữa và bổ sung. BT1: a 1: Ngôi chùa ấy đã được một nhà sư xây từ thế kỉ XIII. a 2: Ngôi chùa ấy (đã được) xây từ thé kỉ XIII. b 1: Tất cả cánh cửa chùa được làm bằng gỗ lim. b 2: Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim. c 1: Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào. c 2: Con ngựa bạch buộc bên gốc đào. d 1: Một lá cờ đại nghĩa được người ta dựng ở giữa sân. d 2: Một lá cờ đại nghĩa dựng ở giữa sân. BT2: a 1: Em bị thầy giáo phê binh. a 2: Em được thầy giáo phê bình. b 1: Ngôi nhà ấy bị người ta phá đi. b 2: Ngôi nhà ấy được người ta phá đi. Dùng “được” mang tính tích cực; còn dùng “bị” mang tính tiêu cực. + Học sinh đọc lại ghi nhớ ( sgk ) I/ Câu chủ động và câu bị động: 1. Ví dụ: - Cả 2 câu đều là câu bị động. - Cùng miêu tả một sự việc – đều là câu bị động. Câu a có dùng từ được. Câu b không có từ được. 2. Ghi nhớ: SGK/64. III/ Luyện tập: Bài tập 1: Bài tập 2: 4. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút) Học tốt bài cũ và làm bài tập 3/65 SGK. Đọc và soạn bài “ Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu ”. RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG: ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docTIET 99.doc
Giáo án liên quan