Giáo án Tiết : 93 đức tính giản dị của Bác Hồ (phạm văn đồng)

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Giúp học sinh :

Cảm nhận được một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác là tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong công việc, lời nói và bài viết.

2. Kỹ năng :

Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài. Đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn và sâu sắc.

Nhớ và thuộc một số câu văn hay, tiêu biểu trong bài.

3. Thái độ :

Học tập đức tính tốt đẹp của Bác và vận dụng trong cuộc sống hàng ngày.

II/ CHUẨN BỊ :

1. Chuẩn bị của giáo viên :

Tham khảo các tài liệu:

o Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7. Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II.

o Hệ thống câu hỏi Ngữ văn 7. Bình giảng Ngữ văn 7.

2. Chuẩn bị của học sinh :

v Học tốt bài cũ.

v Đọc văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”– soạn bài theo câu hỏi SGK.

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết : 93 đức tính giản dị của Bác Hồ (phạm văn đồng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 02/02/08 Tiết : 93 ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ (Phạm Văn Đồng) I/ MỤC TIÊU: 1. Kiến thức : Giúp học sinh : Cảm nhận được một trong những phẩm chất cao đẹp của Bác là tính giản dị: giản dị trong lối sống, trong quan hệ với mọi người, trong công việc, lời nói và bài viết. 2. Kỹ năng : Nhận ra và hiểu được nghệ thuật nghị luận của tác giả trong bài. Đặc biệt là cách nêu dẫn chứng cụ thể, toàn diện, rõ ràng, kết hợp với giải thích, bình luận ngắn gọn và sâu sắc. Nhớ và thuộc một số câu văn hay, tiêu biểu trong bài. 3. Thái độ : Học tập đức tính tốt đẹp của Bác và vận dụng trong cuộc sống hàng ngày. II/ CHUẨN BỊ : 1. Chuẩn bị của giáo viên : v Tham khảo các tài liệu: Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7. Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II. Hệ thống câu hỏi Ngữ văn 7. Bình giảng Ngữ văn 7. 2. Chuẩn bị của học sinh : Học tốt bài cũ. Đọc văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”– soạn bài theo câu hỏi SGK. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tình hình lớp : (1 ‘) Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: (4 ‘) H1: Sự giàu có và khả năng phong phú của Tiếng Việt được thể hiện ở những phương diện nào? + Từ vựng được bổ sung ngày càng nhiều để biểu hiện các khái niệm mới. + Ngữ pháp cùng ngày càng phát triển, uyển chuyển hơn, chính xác hơn. + Tiếng Việt có khả năng thỏa mãn mọi yêu cầu của đời sống văn hóa ngày càng phức tạp hơn về mọi mặt, kinh tế, chính trị, xã hội,…. 3. Giảng bài mới : + Giới thiệu bài mới: (1’) Chúng ta, nhất là thanh thiếu niên Việt Nam từng được nghe nhiều ngườii kể chuyện về chủ tịch Hồ Chí Minh – Bác Hồ kính yêu của dân tộc, về những kỉ niệm được gặp Bác, được làm việc bên Bác, học tập ở Bác biết bao điều bổ ích. Một trong những người được gần gũi và hiểu chủ tịch Hồ Chí Minh nhất là Phạm Văn Đồng, nguyên thủ tướng nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông là người học trò xuất sắc, là cộng sự gần gũi của Hồ Chủ Tịch. Suốt mấy chục năm liền, ông được sốâng và làm việc bên cạnh Bác. Vì vậy, Ông đã viết nhiều bài và sách về chủ tịch Hồ Chí Minh bằng sự hiểu biết tường tận và lòng kính yêu chân thành, thắm thiết cảu mình. Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” là một trong số văn bản ấy. TL HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS KIẾN THỨC 10’ 22’ 2’ 3’ 4’ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích. * * GV hướng dẫn HS đọc. ( Đọc mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát biểu hiện những tình cảm của tác giả.) GV đọc. GV gọi HS đọc. GV gọi HS đọc chú thích. * GV giới thiệu vài nét về Phạm Văn Đồng. GV giải thích những từ khó. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu hiểu văn bản. +Luận điểm của văn bản: H1: Bài văn nghị luận về vấn đề gì? Cụ thể ở câu nào? (Đối tượng hay đề tài nghị luận?) Trình tự lập luận của văn bản: H2 : Để làm sáng tỏ đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh những phương diện nào trong dời sống và con người Bác? H3 : Em hãy tìm hiểu trình tự lập luận của tác giả trong bài và trên cơ sở đó nêu bố cục của bài văn? GV: Đây là một đoạn văn trích, không phải một bài văn hoàn chỉnh, nên không có nay đủ các phần như trong bố cục thông thường của bài văn nghị luận hoàn chỉnh . Nghệ thuật chứng minh của đoạn văn: “ Con người … Thắng, Lợi.” H4: Em có nhận xét gì về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn trên? * GV gợi ý: Tác giả nêu luận điểm, luận cứ, luận chứng theo trình tự như thế nào? Có hợp lí không? Có sức thuyết phục không? Vì sao? H5: Những chứng cứ tác giả giả đưa ra có sức thuyết phục không? Bình luận về ý nghĩa và giá trị của đức tính giản dị của Bác. H6: Trong đoạn văn “Bác Hồ sống đời sống giản dị … giá trị tinh thần cao đẹp nhất.” Tác gải đã dùng những phép lập luận nào để người đọc hiểu sâu hơn về đức tính giản dị của Bác? H7: Vì sao tác giả nói đó thực tế là cuộc sốngï văn minh? Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết. H8: Gía trị cơ bản về nội dung và đặc săc nghệ thuật của văn bản? Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện tập. HS thảo luận nhóm – Cử đại diện nhóm trả lời. Các cá nhân khác nhận xét – sửa chữa và bổ sung. 4.1 Củng cố: (1 phút) GV gọi HS đọc ghi nhớ SGK/ 55. Hoạt động 1: HS đọc. HS đọc chú thích. Hoạt động 2: TL : Luận điểm được nêu rõ trong đề bài và câu mở đầu. Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Bác. TL: Tác giả chứng minh những biểu hiện trong đời sống và con người Bác: + Giản dị trong sinh hoạt: - Cơm ăn vài ba món đơn giản. - Căn nhà sàn vỏn vẹn 3 phòng. - Bác tự làm, ít cần người giúp việc. + Giản dị trong quan hệ với mọi người. + Giản dị trong tác phong. + Giản dị trong lời nói và bài viết. TL: Lập luận trong bài là dùng dẫn chứng để chứng minh. Tác giả đã đưa ra một hệ thống luận cứ nay đủ với lí lẽ chặt chẽ và dẫn chứng nhính xác, cụ thể, toàn diện để làm sáng tỏ từng luận cứ. Bố cục: 2 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu ….. tuyệt đẹp. Dùng lí lẽ để khẳng định sự thanh cao của Bác. + Đoạn 2: Còn lại.Chứng minh sự giản dị của Bác Hồ, trong sinh hoạt, lối sống và làm việc. TL: Câu đầu: khái quát luận đề thành 3 luận điểm: + Bữa cơm và đồ dùng. + Cái nhà. + Lối sống Và lần lượt chứng minh từng khía cạnh. - Bữa cơm đạm bạc, tiết kiệm, giản dị: từ món ăn đơn giản. Dân dã, đậm vị quê hương. - Cái nhà: nhà sàn gỗ, thoáng mát, tao nhã. - Lối sống: tự mình làm việc, từ việc nhỏ đến việc lớn. Lời văn chứng minh được lồng vào những hình ảnh nghệ thuật đẹp đẽ, đặc sắc “Trong tâm hồn Bác thì …. Tao nhã biết bao.” TL: Sự chứng minh trong bài văn giàu sức thuyết phục vì: + Luận cứ toàn diện: giản dị trong ăn, ở, lối sống và việc làm, nói, viết. + Dẫn chứng phong phú, cụ thể, xác thực. + Những điều tác giả nói lại đảm bảo bằng mối quan hệ gần gũi, lâu dài gắn với Bác. TL: Tác giả dùng lí lẽ để giải thích rõ nguyên nhân đời sống giản dị, thanh bạch của Bác Hồ. + Dùng lí lẽ để phân tích vấn đề, nâng cao thêm sự nhận thức của Bác. TL: Cụ thể: + Sự giản dị của Bác không phải là lối sống khắc khổ. + Sự giản dị về đời sống vật chất bởi Bác có đời sống tinh thần thật phong phú. + Đó thực sự một đời sống mà Bác Hồ nêu gương sáng. TL: Bài văn nêu ra nhiều dẫn chứng, các dẫn chứng lại dược phân tích, lí giải sâu sắc nhưng không phải là lời lẽ khô khan. + Cách dùng từ ngữ độc đáo, tài hoa, có tính nghệ thuật cao. HS thảo luận nhóm – Cử đại diện nhóm trả lời. Các cá nhân khác nhận xét – sửa chữa và bổ sung. I/ Đọc và tìm hiểu chú thích: 1.Đọc: 2. Tìm hiểu chú thích. II/ Tìm hiểu văn bản: 1. Luận điểm: Sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Bác. 2. Trình tự lập luận: - Những biểu hiện trong đời sống, con người Bác: + Giản dị trong sinh hoạt. + Giản dị trong quan hệ với mọi người. + Giản dị trong tác phong. + Giản dị trong lời nói và bài viết. - Lí lẽ chặt chẽ và dẫn chứng nhính xác, cụ thể, toàn diện để làm sáng tỏ từng luận cứ. 3. Nghệ thuật chứng minh: - Câu đầu: khái quát luận đề thành 3 luận điểm: + Bữa cơm và đồ dùng. + Cái nhà. + Lối sống - Lời văn chứng minh được lồng vào những hình ảnh nghệ thuật đẹp đẽ, đặc sắc. - Sự chứng minh trong bài văn giàu sức thuyết phục. 4. Tổng kết: Ghi nhớ: SGK/55. III/ Luyện tập: 4- Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút) Học tốt bài cũ và làm bài tập 1/56 SGK. Chuẩn bị bài “ Ý nghĩa văn chương . “ BỔ SUNG , RÚT KINH NGHIỆM ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docV7-T93.doc