1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức.
- Khái niệm trường từ vựng.
b. Kỹ năng
- Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.
- Vận dụng những kiến thức về trường từ vựng để đọc hiểu văn bản.
c. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. Chuẩn bị của giáo viên
- Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu.
b. Chuẩn bị của của học sinh.
- Học bài và làm bài tập ở nhà.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Câu hỏi: Trình bày về từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp? Lấy VD?
- Đáp án, biểu điểm:
- Nghĩa của 1 từ có thể rộng hơn ( khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn ) nghĩa của từ khác. (2đ)
- Từ có nghĩa rộng hơn là từ có phạm vi nghĩa bao hàm trái nghĩa của 1 số từ ngữ khác. Vd từ Động vật có nghĩa rộng hơn từ thú, chim, cá (4đ)
- Từ ngữ nghĩa hẹp là từ ngữ mà phạm vi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của 1 từ ngữ khác. Vd từ voi, hươu có nghĩa hẹp hơn từ thú (4 đ)
6 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 7 Tiếng Việt- Trường từ vựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27. 8. 2013 Ngày giảng: 31. 8. 2013 Lớp: 8A
Tiết 7
Tiếng Việt
TRƯỜNG TỪ VỰNG
1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức.
- Khái niệm trường từ vựng.
b. Kỹ năng
- Tập hợp các từ có chung nét nghĩa vào cùng một trường từ vựng.
- Vận dụng những kiến thức về trường từ vựng để đọc hiểu văn bản.
c. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. Chuẩn bị của giáo viên
- Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu.
b. Chuẩn bị của của học sinh.
- Học bài và làm bài tập ở nhà.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Câu hỏi: Trình bày về từ ngữ nghĩa rộng và từ ngữ nghĩa hẹp? Lấy VD?
- Đáp án, biểu điểm:
- Nghĩa của 1 từ có thể rộng hơn ( khái quát hơn) hoặc hẹp hơn (ít khái quát hơn ) nghĩa của từ khác. (2đ)
- Từ có nghĩa rộng hơn là từ có phạm vi nghĩa bao hàm trái nghĩa của 1 số từ ngữ khác. Vd từ Động vật có nghĩa rộng hơn từ thú, chim, cá (4đ)
- Từ ngữ nghĩa hẹp là từ ngữ mà phạm vi nghĩa của nó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của 1 từ ngữ khác. Vd từ voi, hươu có nghĩa hẹp hơn từ thú (4 đ)
* Giới thiệu bài mới (1’) Chúng ta đã tìm hiểu cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ, nghĩa là tìm hiểu từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp. Trong 1 trường từ vựng có những từ có thể so sánh về mức độ rộng hẹp của nghĩa từ. Vậy trường từ vựng là gì ? Một trường từ vựng có những đặc điểm ra sao ?
b. Nội dung bài mới
Hoạt động của GV
Tg
Hoạt động của HS
GV
?TB
GV
?TB
?TB
GV
?K
GV
Hình dáng người
Cao
Thấp
Lùn
Béo
Gầy
?K
GV
?TB
?TB
GV
?K
?K
?TB
?TB
?TB
GV
?K
GV
GV
?K
?K
GV
?TB
?TB
?K
GV
GV
?TB
?K
GV treo bảng phụ đoạn văn SGK - 21.
Gọi 1 HS đọc.
Yêu cầu HS chú ý các từ được gạch chân.
Đọc các từ đó.
Các từ được gạch chân trong đoạn trích có nét chung nào về nghĩa ?
Cho VD 2: lưới, nơm, câu, vó.
Tìm nét nghĩa chung của các từ ngữ này ?
Tìm những từ nói về tính cách con người ?
Các từ trên đều có 1 nét chung về nghĩa (chỉ tính cách con người).
Tập hợp 1 nhóm từ như ở VD 1, VD 2, 3 gọi là trường từ vựng.
Vậy em hiểu thế nào là trường từ vựng ?
Cô có trường từ vựng tên là "Hình dáng người" em hãy tìm những từ ngữ có chung nét nghĩa chỉ hình dáng người ?
Trong trường từ vựng này, từ nào có nghĩa rộng nhất và những từ nào có nghĩa hẹp ?
Hay nói cách khác, nghĩa của "hình dáng người" rộng hơn so với nghĩa của "cao, thấp…". Như vậy khái niệm trường từ vựng có điểm giống với vấn đề cấp độ khái quát của… mà ta đã học tiết trước. Song chúng có điểm gì khác nhau thì ta sẽ học ở các bài sau.
Tìm những từ chỉ bộ phận của mắt ?
Tìm những từ chỉ hoạt động của mắt ?
Ngoài ra có trường từ vựng cảm giác của mắt (chói, quáng, lờ đ, hoa, cộm …), trường từ vựng bệnh về mắt (cận - viễn thị, quáng gà…).
Các trường từ vựng này có thể nằm trong trường từ vựng nào lớn hơn ?
Em rút ra nhận xét gì ?
Lòng đen, lòng trắng, lông mày, lông mi thuộc từ loại gì ?
Nhìn, trông, nhòm, ngó … thuộc từ loại gì ?
Chói, quáng, hoa, cộm … thuộc từ loại gì ?
Tất cả các từ này đều thuộc trường từ vựng mắt.
Em có nhận xét gì về từ loại của các từ trong một trường từ vựng ?
Treo bảng phụ:
Ngọt: - trường mùi vị (cay, ngọt, đắng …)
- trường âm thanh (the thé, ngọt …)
- trường thời tiết (rét ngọt, hanh, ẩm...)
Ngọt 1: Vị ngọt của đồ ăn.
Ngọt 2: Âm thanh nghe dễ chịu.
Ngọt 3: Rét vừa phải không quá lạnh.
Nếu từ ngọt chỉ có 1 nghĩa là "vị ngọt của đồ ăn" thì nó có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau như vậy không " (VD trường âm thanh).?
Vậy do đâu mà từ ngọt có thể nằm trong nhiều trường từ vựng khác nhau như vậy ?
Đọc VD SGK - 22 (con chó …)
Ghi bảng động: tưởng, mừng, cậu, chực, cậu vàng, ngoan.
Trong đời sống hàng ngày thì những từ ngữ này thường dùng để chỉ người hay con vật ?
Nhưng ở trong văn bản này thì chỉ đối tượng nào ?
Tại sao tác giả lại chuyển các từ vốn thuộc trường từ vựng "người" sang trường từ vựng "thú vật" như vậy ?
Các em giở lại văn bản Trong lòng mẹ, đọc thầm 1' và tìm các từ thuộc trường từ vựng "người ruột thịt".
Treo bảng phụ, gọi 1 số HS lên điền bảng.
Đặt tên trường từ vựng cho mỗi nhóm từ.?
Các từ in đậm thuộc trường từ vựng nào?
24’
15’
I. Thế nào là trường từ vựng
H- Đều chỉ bộ phận cơ thể người.
H- Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản.
H- Tính cách: hiền lành, độc ác, cởi mở, nhân hậu …
1. Trường từ vựng:
Là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.
H- Hình dáng người là từ ngữ nghĩa rộng, các từ còn lại có nghĩa hẹp.
2. Lưu ý:
H- Lòng đen, lòng trắng, lông mày, lông mi …
H - Nhìn, trông, ngó, nhòm …
H - TTV mắt: - bộ phận mắt
- hoạt động của mắt
- cảm giác của mắt
- bệnh về mắt
- Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
H - Danh từ.
H- Động từ.
H- Tính từ.
- Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
H- Không.
H- Vì nó là từ đa nghĩa.
- Do hiện tượng nhiều nghĩa, 1 từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
H- Chỉ người.
H- Chỉ con vật
H - Để nhân hoá thể hiện tình thương yêu của lão Hạc đối với con chó.
- Trong thơ văn hay trong cuộc sống hàng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng.
II. Luyện tập:
1. Bài 1:
Người ruột thịt: cậu, mợ, cô, anh, em, thầy (cha) …
2. Bài 2:
a. Dụng cụ đánh bắt thuỷ sản.
b. Đồ dùng để đựng.
c. Hoạt động của chân.
d. Tâm trạng
3. Bài 3:
Ruồng rẫy, khinh miệt, hoài nghi, thương yêu, kính mến
-> trường từ vựng thái độ.
c. Củng cố. (3’)
? Cần lưu ý gì về trường từ vựng?
H. - Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.
- Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại.
- Do hiện tượng nhiều nghĩa, 1 từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.(1’)
- Viết một vài đoạn văn ngắn trong đó sử dụng ít nhất 5 từ thuộc trường từ vựng nhà trường.
- Hoàn thành các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị bài Bố cục của văn bản.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Tiết 7- Trường từ vựng.doc