1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức
- Giúp (H) ôn lại những kiến thức đã học.
- Hướng khắc phục những lỗi còn mắc phải.
b. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra.
c. Thái độ
- Giáo dục học sinh tự nhận ra nhưng hạn chế trong bài kiểm tra từ đó có ý thức tiếp thu tự sửa chữa.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. Chuẩn bị của gv
- Chấm bài, đáp án, biểu điểm.
b. Chuẩn bị của hs
- Học bài, xem lại đề kiểm tra, tự chấm điểm của mỡnh.
3. NỘI DUNG LÊN LỚP.
* Ổn định tổ chức.(1’)
a. Nhắc lại đề bài. (2’)
* Đề 8C
Câu 1(3đ): Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Cho ví dụ?
Câu 2(2đ), Đặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng dưới đây
a. Tuy. nhưng
b. Vì nên
Câu 3(3đ): Dấu ngoạc kép có công dụng như thế nào?
Câu 4(2đ): Giải thích công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong đoạn trích sau?
a. Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “ A! Láo già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà mà lão đối xử với tôi thế này à?
4 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết: 67 tiếng việt trả bài kiểm tra tiếng việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 13/ 12/ 2013
Ngày dạy 16/ 12/ 2013- Dạy lớp 8C
Ngày dạy 18/ 12/ 2013- Dạy lớp 8E
Ngày dạy 12/12/2012- Dạy lớp 8B
Tiết: 67 Tiếng Việt
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức
- Giúp (H) ôn lại những kiến thức đã học.
- Hướng khắc phục những lỗi còn mắc phải.
b. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng làm bài kiểm tra.
c. Thái độ
- Giáo dục học sinh tự nhận ra nhưng hạn chế trong bài kiểm tra từ đó có ý thức tiếp thu tự sửa chữa.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a. Chuẩn bị của gv
- Chấm bài, đáp án, biểu điểm.
b. Chuẩn bị của hs
- Học bài, xem lại đề kiểm tra, tự chấm điểm của mỡnh.
3. NỘI DUNG LÊN LỚP.
* Ổn định tổ chức.(1’)
a. Nhắc lại đề bài. (2’)
* Đề 8C
Câu 1(3đ): Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Cho ví dụ?
Câu 2(2đ), Đặt câu ghép với mỗi cặp từ hô ứng dưới đây
a. Tuy... nhưng
b. Vì… nên …
Câu 3(3đ): Dấu ngoạc kép có công dụng như thế nào?
Câu 4(2đ): Giải thích công dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép trong đoạn trích sau?
a. Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “ A! Láo già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà mà lão đối xử với tôi thế này à?
(Nam Cao, Lão Hạc)
b. Kết cục, anh chàng “ hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. ( Ngô Tất Tố, Tắt đèn)
* Đề 8E
Câu 1(3đ): Thế nào là nói giảm, nói tránh? Cho ví dụ?
Câu 2(2đ): Đặt câu với mỗi từ tượng hình, tượng thanh sau:
ào ào, lộp bộp, khúc khuỷu, thướt tha.
Câu 3(2đ): Xác định các vế câu và cách nối các vế câu, trong câu ghép sau:
a, Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy và tôi càng buồn lắm.
b, Tôi cắn rơm, tôi cắn cỏ, tôi lạy ông giáo.
Câu 4: (3điểm) Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu chấm ?
b- Đáp án – biểu điểm.
* ĐỀ 1( LỚP 8C)
Câu 1(2đ):
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh dáng vẻ trạng thái của sự vật.(1đ)
- Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người.(1đ)
- Ví dụ:
+ Từ tượng hình: Móm mém, xồng xộc, vật vã, xộc xệch, sòng sọc.....(0,5đ)
+ Từ tượng thanh : Hu hu, ư ử..... (0,5đ)
Câu 2(2đ):
a. Tuy nhà nghèo nhưng Lan vẫn học rất giỏi.(1đ)
b. Vì trời mưa nên đường rất trơn.(1đ)
Câu 3(3đ):
- Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu:
+ Từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp (1đ)
+ Từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay hàm ý mỉa mai. (1đ)
+ TP tờ báo, tập san ...được dẫn. (1đ)
Câu 4(2đ): Công dụng của các dấu câu:
a, Từ ngữ được dùng với hàm ý mỉa mai một anh chàng được coi là hầu cận ông Lý ( Khoẻ nhanh nhẹn ấy mà lại bị người đàn bà nuôi con...túm...lẳng...)
b, Từ ngữ được dẫn trực tiếp cũng có hàm ý mỉa mai.
* ĐỀ 2( LỚP 8E)
Câu 1(3đ):
- Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, sự nặng nề hoặc tránh thô tục, thiếu lịch sự. (2đ)
- Ví dụ: Bác sĩ đang mổ tử thi -> tránh sự ghê sợ. (1)
Câu 2(2đ):
- Mưa tuôn ào ào xuống mái tôn.(0,5đ)
- Mưa rơi lộp bộp.(0,5đ)
- Con đường vào bản rất khúc khuỷu.(0,5đ)
- Cô ấy thướt tha trong chiếc áo dài.(0,5đ)
Câu 3(2đ):
a, Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy (và ) tôi càng buồn lắm.
C V C V C V
Dấu phẩy và quan hệ từ. (1 đ)
b, Tôi cắn rơm, tôi cắn cỏ, tôi lạy ông giáo. Ba cụm C-V Dấu phẩy (1 đ)
C V C V C V
Câu 4 (3điểm)
* Dấu ngoặc đơn dùng để: đánh dấu phần chú thích ( giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm) (1đ)
*Dấu hai chấm dùng để :
- Đánh dấu báo trước phần giải thích, thuyết minh cho phần trước đó. (1đ)
- Đánh dấu báo trước lời dẫn trực tiếp dùng với dấu ngoặc kép hay lời đối thoại dùng với dấu gạch ngang. (1đ)
c. Nhận xét chung. (7’)
+Ưu điểm:
Đa số các em có ý thức học bài và làm bài, xác định rõ đề. Một số bài trình bày sạch đẹp khoa học, một số bài đạt điểm cao.
+Tồn tại:
Một số bài làm còn sai, chưa đọc kĩ đề.
d. Sửa lỗi. (7’)
- Sửa lỗi một số câu học sinh diễn đạt lủng củng trong phần viết đoạn văn.
e. Đọc một số bài mẫu. (Phần viết đoạn văn) (6’)
f. Trả bài gọi điểm, tổng hợp kết quả.(5’)
8C: G:...; K:...; TB:...; Y:...; K:....
8E: G:...; K:...; TB:...; Y:...; K:....
g. Giải đáp các ý kiến của học sinh.(5’)
Gv giải đáp các ý kiến của hs thỏa đáng
4. Đánh giá mhận xét sau khi chấm bài kiểm tra (5’)
- Kiến thức: Đa số học sinh hiểu bài, biết cách làm bài một số em bài làm điểm cao. Tuy nhiên một số bài còn làm sơ sài, sai kiến thức.
- Kĩ năng: Học sinh biết vận dụng kiến thức vào bài làm của mình.
- Cách trình bày: Phần lớn các em trình bày khoa học, sạch đẹp. Nhưng bên cạnh đó còn một số bài các em chưa có ý thức cẩn thận khi làm bài, vẫn còn tẩy xóa.
- Diễn đat: Một số bài diễn đạt khá, nhưng cũng còn ở một số em diễn đạt còn lủng củng, viết còn sai nhiều lỗi chính tả.
* Rút kinh nghiệm sau bài giảng
- Nội dung:...................................................................................................................
.....................................................................................................................................
- Phương pháp:............................................................................................................
.....................................................................................................................................
- Thời gian:..................................................................................................................
.....................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiết 67- Trả bài kiểm tra Tiếng Việt..doc