Giáo án Tiết 62: văn bản: muốn làm thằng cuội _hướng dẫn đọc thêm_ Tản Đà

1. MỤC TIÊU:

a. Về kiến thức:

- Tâm sự chán thực tại của nhà thơ; ước muốn thoát ly rất “ ngông” và tấm lòng yêu nước của Tản Đà.

- Sự đổi mới về ngôn ngữ, giọng điệu, ý tứ, cảm xúc trong bài thơ Muốn làm thắng cuội

b. Về kỹ năng:

- Phân tích được tác phẩm để thấy được tâm sự của nhà thơ Tản Đà.

- Phát hiện, so sánh, thấy được sự đổi mới trong hình thức thể loại văn học truyền thống.

c. Về thái độ:

- Giáo dục HS phải có ý thức quan tâm tới thời cuộc không nên thờ ơ, lảng tránh.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS:

a. Giáo viên: Nghiên cứu soạn giảng.

b. Học sinh: Chuẩn bị theo câu hỏi sgk.

3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

a.Kiểm tra bài cũ ( 3’)

* Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” và nêu giá trị nghệ thuật của bài thơ?

* Đáp án- biểu điểm(10đ)

6đ - Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ diễn cảm đầy đủ, chính xác

4đ - Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng, nghệ thuật đối chặt chẽ, cách nói khoa trương gây ấn tượng mạnh mẽ.

*Giới thiệu bài mới(1’): Từ những năm hai mươi của thế kỉ XX trên văn đoàn xuất hiện nhà văn mạnh dạn đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức văn chương. Họ kết hợp những vẻ đẹp của truyền thống với yêu cầu cách tân của thời đại, sáng tác những tác phẩm thơ văn đặc sắc mang hơi thở của lớp người khát vọng yêu nước, yêu đời, nhưg bế tắc

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1284 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 62: văn bản: muốn làm thằng cuội _hướng dẫn đọc thêm_ Tản Đà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/12/2013 Ngày dạy: 07/12/2013 Lớp 8C,E Tiết 62: Văn bản: MUỐN LÀM THẰNG CUỘI ~Hướng dẫn đọc thêm~ ~Tản Đà~ 1. MỤC TIÊU: a. Về kiến thức: - Tâm sự chán thực tại của nhà thơ; ước muốn thoát ly rất “ ngông” và tấm lòng yêu nước của Tản Đà. - Sự đổi mới về ngôn ngữ, giọng điệu, ý tứ, cảm xúc trong bài thơ Muốn làm thắng cuội b. Về kỹ năng: - Phân tích được tác phẩm để thấy được tâm sự của nhà thơ Tản Đà. - Phát hiện, so sánh, thấy được sự đổi mới trong hình thức thể loại văn học truyền thống. c. Về thái độ: - Giáo dục HS phải có ý thức quan tâm tới thời cuộc không nên thờ ơ, lảng tránh. 2. CHUẨN BỊ CỦA GV-HS: a. Giáo viên: Nghiên cứu soạn giảng. b. Học sinh: Chuẩn bị theo câu hỏi sgk. 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY a.Kiểm tra bài cũ ( 3’) * Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” và nêu giá trị nghệ thuật của bài thơ? * Đáp án- biểu điểm(10đ) 6đ - Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ diễn cảm đầy đủ, chính xác 4đ - Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng, nghệ thuật đối chặt chẽ, cách nói khoa trương gây ấn tượng mạnh mẽ. *Giới thiệu bài mới(1’): Từ những năm hai mươi của thế kỉ XX trên văn đoàn xuất hiện nhà văn mạnh dạn đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức văn chương. Họ kết hợp những vẻ đẹp của truyền thống với yêu cầu cách tân của thời đại, sáng tác những tác phẩm thơ văn đặc sắc mang hơi thở của lớp người khát vọng yêu nước, yêu đời, nhưg bế tắc. Một trong những người mở đầu cho văn chương này là thi sĩ Tản Đà. Tiết học này chúng ta sẽ làm quen với thi sĩ qua văn bản: Muốn làm thằng Cuội. b. Bài mới Hoạt động của giáo viên Tg Hoạt động của học sinh ?TB- Hãy trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Tản Đà? GV- Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu) quê làng Khê Thượng, huyện Bất bạt tỉnh Sơn Tây nay là Ba Vì- Hà Tây. Ông vốn xuất thân nhà nho nhưng lại sống giữa thời buổi nho học đã tàn tạ. Tản Đà đã sớm chuyển sang cầm cây bút sáng tác văn chương và sớm nổi tiếng. - Thơ ông tràn đầy cảm xúc lãng mạn, lại đậm đà bản sắc dân tộc và có những tìm tòi sáng tạo mới mẻ. - Ngoài sáng tác thơ ông còn viết văn xuôi và cũng nổi tiếng với những bài tản văn, tuỳ bút, tự truyện những thiên du kí viễn tưởng đặc sắc. - Tản Đà là 1 nghệ sĩ có tài, có tình có cá tính độc đáo, có nhân cách cao thượng, trong sáng. Tản Đà không thích hoà nhập với xã hội thực dân phong kiến đầy rẫy những chuyện xấu xa nhơ bẩn, hỗn tạp, xô bồ, bon chen, danh lợi ông tìm cách thoát vào li rượu, thơ, cõi mộng, cõi tiên, vào lối sống phóng túng, khoáng đạt của khách tài tử đa tình. Ông là thi sĩ đầu tiên dám hiện diện trong thơ với đầy đủ cái tôi của mình. Các tôi sầu mọng đa tình, cái ngông nghênh phớt đời, cái toi cảm thông ưu ái. Thơ Tản Đà đã thổi vào 1 luồng gió lãng mạn, mới mẻ trên thi đàn VHVN trong những năm 20 của thế kỉ XX. ?TB- Nêu xuất xứ của bài thơ? GV- Bài thơ thể hiện tâm sự buồn, chán nản của Tản Đà trước thực tại và muốn thoát khỏi thực tại bằng một ước mộng rất “ngông”. Do vậy khi đọc cần đọc diễn cảm, giọng nhẹ nhàng pha chút tình tứ hóm hỉnh, ngắt nhịp linh hoạt Câu 1: nhịp 3/4, câu 2, 3,nhịp 2/5, câu 5, 6 nhịp 2/2/3, câu 7 nhịp 4/3, câu 8 nhịp 2/5. GV- Gọi Hs đọc bài GV- Nhận xét ?Kh- Em hãy giải thích nghĩa của các từ: Chị Hằng, trần thế, cung quế, cành đa...? ?TB- Bài thơ viết theo thể thơ gì? GV- Thơ Tản Đà như 1 gạch nối giữa nền thơ cổ điển và nền thơ hiện đại. Bởi giọng điệu mới mẻ, vẫn số câu số chữ ấy ý tứ vẫn hàm xúc chứa chất tâm trạng nhưng nó mực thước trang trọng đăng đối như bài “Qua Đèo Ngang” của Huyện Thanh Quan cũng không ngang tàng, hào hùng, kì vĩ như “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” và “Đập đá ở Côn Lôn”. Mà bài thơ là giai điệu nhẹ nhàng thanh thoát pha chút tình tứ hóm hỉnh phóng túng ngông nghênh của hồn thơ lãng mạn ?Kh- Căn cứ vào nội dung bài thơ ta có thể chia bài thơ thành mấy phần? GV- Để hiểu được giá trị của bài thơ ta cùng phân tích theo bố cục trên GV- Gọi Hs đọc 2 câu thơ đầu ?TB- Đây là lời tâm sự của t/g với ai? Trong hoàn cảnh nào? Nhận xét cách xưng hô? GV- So với thơ văn đương thời: t/g gọi trăng là “chị Hằng” - xưng “ em”--> Vầng trăng đã trở thành người bạn, người chị tri âm tri kỉ. ?Kh- Giọng điệu và cách diễn đạt trong 2 câu thơ đầu có gì đặc biệt? GV- Hai câu thơ đầu gồm 1 câu cảm thán có mục đích biểu cảm và 1 câu tự sự có mục đích giãi bày tạo nên giọng điệu thơ man mác như 1 tiếng thở dài, 1 lời than thở, 1 tâm trạng. Nét độc đáo nữa là tác giả nhân hoá vầng trăng, rồi nữ hoá trăng bằng cái tên chị Hằng. Tác giả sử dụng rất khéo 2 đại từ chị- em tạo ra 1 quan hệ bất ngờ, thân mật mà dân dã, đúng quan hệ để tâm sự sẻ chia nỗi niềm. ?TB- Nỗi niềm của nhà thơ bộc bạch trực tiếp qua những từ ngữ nào? Đó là nỗi niềm gì? GV- Nỗi buồn chán ấy vang lên trong tiếng than chất chứa 1 nỗi sầu da diết khôn nguôi. Đó cũng là nỗi buồn bàng bạc trong hầu hết các bài thơ của Tản Đà mà có lúc thi sĩ đã dẫn giải thật cụ thể trong 1 đoạn văn xuôi ngắn giải sầu “Từ độ sầu đến nay, ngày cũng có lúc sầu, đêm cũng có lúc sầu, Mưa dầm lá rụng mà sầu, Trăng trong gió mát mà sầu; một mình tĩnh mịch mà sầu; đông người cười nói mà càng sầu, nằm vắt tay lên trán mà sầu, đem thơ văn ngâm vịnh mà càng sầu… sầu không có mối, chém sao cho đứt, sầu không có khối, đập sao cho tan”. Đó là lí do Tản Đà muốn làm thằng cuội. ?TB- Theo em vì sao Tản Đà có tâm trạng “chán trần thế”? ?Kh- Vì sao t/g chán “trần thế” mà lại chỉ chán có nửa thôi? GV- Bài thơ không nói rõ, nhưng căn cứ vào cuộc đời và t/cách của ông, căn cứ vào tình hình đất nước- XHVN thời bấy giờ chúng ta có thể suy đoán được Tản Đà chán đời bởi vì: - Tài cao, phận thấp, chí khí uất Giang hồ mê chơi quên quê hương. - Vì XH nhiều ngang trái, bất công, đất nước mất độc lập, tự do. - Là 1 hồn thơ lãng mạn tài hoa, TĐ tìm cách chốn đời, lánh đời thoát li vào thơ, vào rượu, vào những chuyến lang bạt kì hồ, vào nam ra bắc để quên đời, quên sầu. Ông thích lãng du trong mộng, trong thiên nhiên--> Bởi vậy thoát trần lên trăng chỉ là 1 trong những cách để thực hiện giấc mộng lớn, giấc mộng con của TĐ --> Nhưng tại sao chỉ chán 1 nửa mà không chán tất cả? Phải chăng đó là vì tấm lòng TĐ xét từ trong sâu thẳm vẫn tha thiết yêu cuộc đời thường với những thú vui, thú ẩm thực thanh tao cầu kì mà ông nghĩ ra với những việc mà ông muốn làm cho đời. Vừa chán đời, vừa yêu đời chính là tâm sự đầy mâu thuẫn nhưng lại thống nhẩt trong con người TĐ. Nó giải thích cái chán nửa rồi mà giọng thơ vẫn tha thiết tình đời ấy. ?Kh- Qua phân tích em hiểu gì về nỗi niềm của Tản Đà thể hiện trong 2 câu thơ? GV- Gọi Hs đọc 4 câu thơ tiếp theo ?KH- Em hiểu ntn về h/ảnh “ cung quế”, “ cành đa”, “ thằng cuội”? GV- Theo truyền thuyết Trung quốc thì cây quế mọc bên cung trăng nơi chị Hằng Nga ở.Theo truyền thuyết VN thì trên cung trăng có cây đa cổ thụ , có thằng cuội ngồi dưới gốc cây đa trông trâu, chăn trâu Thằng Cuội ngồi gốc cây đa Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời... ?Kh- Nhiều người đã nhận xét một cách xác đáng rằng: Tản Đà là một hồn thơ “ngông”. Em hiểu “ngông” nghĩa là gì? (Bộc lộ 1 thái độc như thế nào đối với cuộc sống?) GV- Tản Đà là 1 hồn thơ “Ngông” chính Tản Đà đã “Nhận mình vốn xưa là 1 vị tiên trên trời, bị đày xuống hạ giới vì tội “Ngông” đã từng viết bài thơ “Dạm bản áo đoạn” để mà “mua giấy viết ngông””. Cái ngông của ông bộc lộ bản lĩnh cứng cỏi, cá tính mạnh mẽ và có mỗi bất hoà với xã hội, không chịu ép mình trong khuôn khổ chật hẹp của lễ nghi, lề thói thông thường. ?Kg- Theo em trong 2 câu đầu cái “Ngông” của Tản Đà đã bộc lộ chưa? GV- Trong bài thơ thất ngôn bát cú đường luật 2 cặp câu thực và luận phải đối nhau 1 cách chặt chẽ. Hai câu thực và luận mở rộng. ?G- Ở bài thơ này em thấy 2 cặp câu thực và luận như thế nào?( có đối nhau như quy định của thơ đường không?) ?TB-Em có cảm nhận gì về hình thức, giọng điệu, hình ảnh của 2 câu thực? GV- Trước hết tác giả đặt 1 câu hỏi thăm dò “Cung quế đã ai ngồi đó chửa?” rồi tiếp luôn một lời cầu xin chị Hằng hãy thả một “cành đa” xuống để “nhắc” mình lên cung trăng với chị. Các chi tiết hình ảnh “cung quế” “cành đa” “ai” “ngồi đó” gợi biết bao chuyện về cung Quảng Hàn (Mặt Trăng) về truyền thuyết “Sự tích mặt trăng”. Thật mơ mộng và thật tình tứ. Tâm hồn lãng mạn của thi nhân đã tìm được 1 địa điểm thoát li lí tưởng và tuyệt đối, bởi lên đến đây là có thể hoàn toàn xa lánh được cái “cõi trần nhem nhuốc” mà ông đã chán ghét. Nhưng khát vọng của Tản Đà không chỉ là trốn chạy và xa lánh. Đi vào cõi mộng, thi sĩ vẫn mang theo đầy đủ bản tính đa tình và “Ngông” của mình, vẫn muốn được sống 1 cuộc sống đích thực với những nỗi niềm vui mà ở cõi trần ông không bao giờ tìm thấy. ?KH- Chỉ ra biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng ở 2 câu luận và cho biết tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó? ?G- Em hiểu gì về tâm trạng của thi sĩ trong 4 câu thơ giữa? Chỉ rõ cái “Ngông” của thi sĩ được thể hiện qua 4 câu thơ? GV- 4 câu thơ thể hiện khát vọng được thoát li bằng mộng tưởng lên cung trăng để bầu bạn với chị Hằng, để được thoả chí vui chơi cùng mây gió. 4 câu thơ bộc lộ rõ nét cái “Ngông” của Tản Đà lên tận trời cao, tự nhận mình là tri âm, tri kỉ, xem chị Hằng như 1 người bạn tâm tình để giãi bày mọi nỗi niềm sâu kín. Tản Đà cũng rất ngông trong ước nguyện “Muốn làm thằng cuội”. GV- Gọi Hs đọc hai c©u cuèi ?Kh- Hãy phân tích hình ảnh cuối bài thơ “Tựa nhau trông xuống thế gian cười"? GV- Mạch cảm xúc lãng mạn và ngôn ngữ ấy được đẩy lên đến cao độ bằng 1 hình ảnh tưởng tượng đầy thú vị, bất ngờ: “Rồi cứ mỗi năm rằm tháng 8 Tựa nhau trông xuống thế gian cười” Đêm trung thu trăng sáng, đẹp, người người đểu ngẩng đầu chiêm ngưỡng trăng thì nhà thơ lại đang ngồi trên cung trăng, tựa vai chị Hằng Nga để cùng ngắm thế gian và cười. Đêm trăng đẹp nhất ông không còn cô đơn nữa bởi ông được cùng chị Hằng. Tựa nhau trông xuống thế gian cười. Cái cử chỉ này cũng bộc lộ cái ngông trên cao xuống thế gian cười. ?Kh- Cái cười trong câu thơ cuối có ý nghĩa như thế nào? GV- Cái cười ở đây có thể có cả 2 nghĩa: Vừa thoả mãn vì đã được khát vọng thoát li mãnh liệt đã xa lánh hẳn cõi trần gian bụi bặm vừa thể hiện sự mỉa mai khinh bỉ cái cõi trần gian giờ đây chỉ còn là “bé tí” khi mình đã bay bổng lên được trên đó. Đó là đỉnh cao của hồn thơ lãng mạn và ngông của tác giả. ?TB- Hai c©u cuèi thÓ hiÖn kh¸t väng g× cña nhµ th¬. ?Kh- Hãy nêu những nét thành công về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? GV- Gọi Hs đọc ghi nhớ ?TB- Nêu ý nghĩa của bài thơ? ?TB- Đọc diễn cảm 2 bài thơ: Qua Đèo Ngang và Muốn làm thằng Cuội, so sánh giọng điệu? 13’ 18’ 3’ 2’ I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả, tác phẩm. - Hs trả lời - Tản Đà (1889- 1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu quê ở Ba Vì tỉnh Hà Tây.Thơ ông tràn đầy c/xúc lãng mạn lại đậm đà bản sắc dân tộc và có những tìm toì sáng tạo, mới mẻ. Ông được xem là gạch nối giữa nền văn thơ cổ điển và nền văn thơ hiện đại. - Bài thơ “Muốn làm thằng Cuội” nằm trong quyển “Khối tình con” xuất bản năm 1917. 2. Đọc - Hs đọc 3. Tìm hiểu, giải thích từ khó - Hs giải thích 4. Bố cục - Bài thơ viết theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. Chia làm 3 phần: - 2 câu đầu: tâm sự của Tản Đà - 4 câu giữa: ước vọng thoát li trần thế của thi - 2 câu cuối: II. Phân tích 1. Hai câu thơ đầu Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi! Trần thế em nay chán nửa rồi. - Đây là lời tâm sự của tác giả với chị Hằng trong một đêm thu. --> cách xưng hô thật tình tứ, mạnh bạo và mới mẻ. - Nhà thơ bộc bạch tâm sự trong đêm thu, mở đầu bài thơ là lời than thở với chị Hằng. - Giọng điệu thơ man mác như mét tiếng thở dài, mét lời than thở, mét tâm trạng. - Nỗi niềm của nhà thơ bộc bạch qua từ ngữ biểu cảm “buồn lắm” và “chán nửa rồi” đó là nỗi buồn đêm thu và nỗi chán trần thế - Buồn trong đêm thu là tâm trạng quen thuộc của các văn nhân nghệ sĩ xưa nay, nỗi buồn đêm thu là nỗi buồn thi sĩ, là nỗi buồn chán đẫm chất thế sự bao quát rất nhiều điều, có nỗi ưu tư của sự tồn vong của đất nước, của dân tộc mà muốn thoát li khỏi cuộc - Hs trả lời * Là lời tâm sự, nỗi buồn chán bất hoà sâu sắc với xã hội và muốn thoát li khỏi cuộc đời đó. 2. Bốn câu thơ tiếp Cung quế đã ai ngồi đó chửa? Cành đa xin chị nhắc lên chơi. Có bầu có bạn can chi tủi, Cùng gió, cùng mây thế mới vui. - HS th¶o luËn nhãm - “Ngông” có nghĩa là làm những việc trái với lẽ thường, khác với mọi người. trong văn chương thường hiện bản lĩnh của con người có cá tính mạnh mẽ, có mối bất hoà sâu sắc với xã hội, không chịu ép mình trong khuôn khổ chật hẹp của lễ nghi, lề lối thông thường lấy sự ngông ngạo để chống đối lại cái vòng cương toả khắc nghiệt đang kìm hãm sự phát triển hợp qui luật của con người - Đã bộc lộ qua việc Tản Đà chọn cách xưng hô thân mật, dân dã với trăng gọi là “chị Hằng” và xưng em. - Hai cặp câu thực và luận đã phạm luật nếu xét về luật bố cục và đối xứng đường thi, không đúng nội dung của 2 câu thực (tả thực) và 2 câu luận (suy luận mở rộng) từng cặp câu cũng chưa thật đối nhau trong ngôn từ và ý nghĩa, xong đọc lên, ta vẫn thấy ngôn ngữ trôi chảy, ý tứ khoáng đạt, hồn thơ phát triển tự nhiên, gắn bó hài hoà với 2 câu đề. Đó là những dòng cách tân đường luật để ý tình được phá tung, cái tôi thi sĩ được bay bổng tự nhiên. - Hai câu thực có 1 câu hỏi và 1 lời cầi xin giọng điệu thật tự nhiên lời thơ giản dị như lời nói cửa miệng mà lại vẫn rất thơ - Hai câu luận sử dụng điệp từ “có” “cùng” nhấn mạnh cái được của nhà thơ khi lên đến cung trăng, đó là được gặp chị Hằng, được kết bạn với gió với mây. 2 cụm từ “can chi tủi tủi và thế mới vui” thể hiện rõ tâm trạng thoả thuê, quên hết nỗi buồn khổ nơi trần thế để tìm nguồn vui nơi tiên giới âm điệu của ngôn từ như ngân lên pha chút hóm hỉnh cười đùa, ngông nghênh mà rất tình tứ. Trong cõi trần Tản Đà luôn cảm thấy buồn vì sự trống vắng, cô đơn và khắc khoải đi tìm những tâm hồn tri kỉ (chung quanh những đá cùng cây- Biết người tri kỉ đâu đây mà tìm) luôn ao ước được thả hồn cùng mây gió (kiếp sau xin chờ làm người- Làm đôi chim nhạn tung trời mà bay). Giờ đây lên cung quế. Tản Đà được sánh vai bầu bạn với người đẹp Hằng Nga, được thoả chí cùng mây gió còn gì thú vị hơn và làm sao có thể cô đơn, sầu tủi được! Cảm hứng lãng mạn của Tản Đà mạng đậm dấn ấn thời đại và đi xa hơn người xưa là ở chỗ đó. - Hai câu thực có 1 câu hỏi và 1 lời cầu xin giọng điệu thật tự nhiên lời thơ giản dị như lời nói cửa miệng mà lại vẫn rất thơ khi lên đến cung trăng, đó là được gặp chị Hằng, được kết bạn với gió với mây. 2 cụm từ “can chi tủi tủi và thế mới vui” thể hiện rõ tâm trạng thoả thuê, quên hết nỗi buồn khổ nơi trần thế để tìm nguồn vui nơi tiên giới âm điệu của ngôn từ như ngân lên pha chút hóm hỉnh cười đùa, ngông nghênh mà rất tình tứ. Trong cõi trần Tản Đà luôn cảm thấy buồn vì sự trống vắng, cô đơn và khắc khoải đi tìm những tâm hồn tri kỉ (chung quanh những đá cùng cây- Biết người tri kỉ đâu đây mà tìm) luôn ao ước được thả hồn cùng mây gió (kiếp sau xin chờ làm người- Làm đôi chim nhạn tung trời mà bay). Giờ đây lên cung quế. Tản Đà được sánh vai bầu bạn với người đẹp Hằng Nga, được thoả chí cùng mây gió còn gì thú vị hơn và làm sao có thể cô đơn, sầu tủi được! Cảm hứng lãng mạn của Tản Đà mạng đậm dấn ấn thời đại và đi xa hơn người xưa là ở chỗ đó. * Khát vọng được thoát lên cung trăng sánh vai cùng chị Hằng vui cùng mây gió. 3. Hai câu thơ cuối Rồi cứ mỗi năm rằm tháng Tám Tựa nhau trông xuống thế gian cười. - Hs phân tích: Cảm xúc lãng mạn, 1 hình ảnh tưởng tượng đầy thú vị, bất ngờ: Đêm trung thu trăng sáng, đẹp, người người đểu ngẩng đầu chiêm ngưỡng trăng thì nhà thơ lại đang ngồi trên cung trăng, tựa vai chị Hằng Nga để cùng ngắm thế gian và cười. Đêm trăng đẹp nhất ông không còn cô đơn nữa bởi ông được cùng chị Hằng. Tựa nhau trông xuống thế gian cười. - Thoả mãn vì đã được khát vọng thoát li mãnh liệt vừa thể hiện sự mỉa mai khinh bỉ cái cõi trần gian giờ đây chỉ còn là “bé tí” khi mình đã bay bổng lên được trên đó. * Khát vọng thoát li thực tại mãnh liệt và sự thích thú vì ở đây hoàn toàn xa lánh cõi đời bụi bặm. Thể hiện hồn thơ ngông đáng yêu củ Tản Đà. III. Tổng kết – Ghi nhớ. - Những tìm tòi đổi mới thể thơ thất ngôn bát cú đường luật. - Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, trong sáng, giàu tính khẩu ngữ. - Kết hợp tự sự và trữ tình. - Giọng thơ hóm hỉnh, duyên dáng. 2. Nội dung - Cái tôi Tản Đà duyên dáng đa tình: Nỗi buồn nhân thế được bộc lộ trực tiếp với nhiểu biểu hiện, nhiều cung bậc bắt nguồn từ mối bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thương.; Khát vọng thoát li thực tại, sống vui vẻ, hanh phúc ở cung trăng với chị Hằng: Thể hiện hồn thơ ngông của Tản Đà. * Ghi nhớ SGK - Hs đọc 3. Ý nghĩa Văn bản thể hiện nỗi chán ghét thực tại tầm thường khao khát vươn tới vẻ đẹp hoàn mĩ của thiên nhiên. IV. Luyện tập - Qua ®Ìo ngang: Mùc th­íc trang träng ®¨ng ®èi. - Muèn lµm th»ng Cuéi: Giai ®iÖu nhÑ nhµng thanh tho¸t pha chót t×nh tø hãm hØnh cã nÐt phãng tóng ng«ng nghªnh. c. Củng cố(2’): - GV: Sau khi học song văn bản em cảm nhận được những nội dung gì? - Hs: Bài thơ thể hiện tâm sự buồn chán trước thực tại đen tối và mong muốn thoát li khỏi thực tại bằng 1 lời ước nguyện rất ngông của Tản Đà. d. Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà(1’) - Nắm nội dung bài, học thuộc ghi nhớ, học thuộc bài thơ - Soạn: Ôn tập Tiếng Việt - Học lại toàn bộ các khái niệm của các bài Tiếng Việt: * RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiết 62- Muốn làm thằng cuội.doc
Giáo án liên quan