Giáo án Tiết 6 văn bản: trong lòng mẹ (trích những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng

1. MỤC TIÊU BÀI DẠY.

a. Kiến thức.

- Khái niệm thể loại hồi kí.

- Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”

- Ngôn ngữ thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật.

- Ý nghĩa giáo dục: Những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt thiêng liêng.

b. Kỹ năng

- Bước đầu biết đọc, hiểu một văn bản hồi kí.

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.

c. Thái độ

- Tình cảm tha thiết của tác giả đối với mẹ.Những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt thiêng liêng.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

a. Chuẩn bị của giáo viên

- Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu.

b. Chuẩn bị của của học sinh.

- Soạn bài theo yêu cầu SGK

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1016 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 6 văn bản: trong lòng mẹ (trích những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24. 8. 2013 Ngày giảng: 28. 8. 2013 Lớp: 8A Tiết 6 Văn bản: TRONG LÒNG MẸ (Trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng 1. MỤC TIÊU BÀI DẠY. a. Kiến thức. - Khái niệm thể loại hồi kí. - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” - Ngôn ngữ thể hiện niềm khát khao tình cảm ruột thịt cháy bỏng của nhân vật. - Ý nghĩa giáo dục: Những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt thiêng liêng. b. Kỹ năng - Bước đầu biết đọc, hiểu một văn bản hồi kí. - Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện. c. Thái độ - Tình cảm tha thiết của tác giả đối với mẹ.Những thành kiến cổ hủ, nhỏ nhen, độc ác không thể làm khô héo tình cảm ruột thịt thiêng liêng. 2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS a. Chuẩn bị của giáo viên - Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu. b. Chuẩn bị của của học sinh. - Soạn bài theo yêu cầu SGK. 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: a. Kiểm tra bài cũ (5’) - Câu hỏi: Trình bày về tác giả, tác phẩm văn bản “ Trong lòng mẹ”? - Đáp án, biểu điểm: Nguyên Hồng (1918 – 1982) tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, quê ở Nam Định. Ông là nhà văn của những người cùng khổ, có nhiều sáng tác ở các thể loại tiểu thuyết, kí, thơ.(6đ) Vị trí của đoạn trích: chương 4 của tập hồi kí “Những ngày thơ ấu” (4đ) * Giới thiệu bài mới (1’) Trước cảnh ngộ éo le và đầy tủi cực của mình, bé Hồng vẫn giữ nguyên những tình cảm yêu thương tha thiết dành cho mẹ … b. Nội dung bài mới Hoạt động của GV Tg Hoạt động của HS GV ?TB ?K GV ?K ?K ?TB ?K GV ?TB ?K GV ?K ?TB ?K ?K ?K GV ?TB Trong đoạn đối thoại này, bé Hồng đã bộc lộ thái độ qua những nhận xét và xúc cảm. Vậy theo em những câu văn nào diễn tả những nhận xét và xúc cảm của bé Hồng ? Trong đó, cảm xúc nào của bé Hồng gây ấn tượng mạnh nhất cho người đọc ? Vì sao ? Những cảm xúc của bé Hồng có thể gợi lên ở mỗi người những cảm nghĩ riêng về những nỗi đắng cay tủi cực mà bé Hồng phải chịu đựng. Có điều, trong những đắng cay của bé Hồng không chỉ có nỗi đau mà còn có niềm căm hờn cái xấu, cái ác đang chà đạp lên tình mẫu tử của con người. Ở đây phương thức biểu đạt nào được vận dụng ? Tác dụng ? Trạng thái đó cho em hiểu gì về bé Hồng ? Chú ý phần thứ 2 của văn bản. Người mẹ hiện lên qua các chi tiết nào ? Cách gọi "mẹ tôi" trong tất cả các chi tiết ấy có ý nghĩa gì ? Cách gọi mẹ tôi liên tục trong các chi tiết ấy cho thấy người mẹ là trung tâm mọi sự cảm nhận của bé Hồng. Đó là người mẹ của riêng em, thân thiết, gắn bó không có rắp tâm tanh bẩn nào chia cắt được. Hình ảnh người mẹ hiện lên cụ thể, sinh động, gần gũi và thật hoàn hảo với gương mặt tươi sáng, hai gò má hồng, những hơi thở thơm tho ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu, với tình yêu vô bờ bến dành cho đứa con đáng thương đã bao ngày xa cách. Tất cả hoàn toàn khác so với những lời gièm pha cay độc của người cô trẻ đó. Tâm trạng của bé Hồng khi gặp lại mẹ còn được thể hiện ở những chi tiết nào nữa ? (hành động) ? Những giọt nước mắt của bé Hồng lúc này có gì khác nước mắt khi nói chuyện với bà cô? Phân tích tác dụng của so sánh "nếu người ngồi trên đệm xe … sa mạc" để thấy nỗi thất vọng của bé Hồng và đặc sắc nghệ thuật của ngòi bút Nguyên Hồng. Em tưởng tượng bé Hồng sẽ có cảm giác như thế nào nếu khi đó người ngồi trên xe không phải là mẹ ? Cảm giác của bé Hồng khi ở trong lòng mẹ? Tất cả những chi tiết trên cho thấy tâm trạng bé Hồng như thế nào khi gặp lại mẹ ? Khái quát giá trị nghệ thuật của văn bản? Nêu nội dung chính của văn bản? Gọi HS đọc phần ghi nhớ Em có biết một bài hát nào về tình mẫu tử ? Hãy hát cho cả lớp cùng nghe? 10’ 12’ 8’ 5’ 1. Bé Hồng bị hắt hủi: - Nhận ra những ý nghĩa cay độc … khi cười rất kịch … - Nhắc đến mẹ tôi … ruồng rẫy mẹ … - Hai tiếng "em bé" … cô tôi muốn … - Giá những cổ tục đã … mới thôi. - HS tự bộc lộ theo cảm nhận của mình. H- Phương thức biểu cảm -> thể hiện trực tiếp và gợi cảm trạng thái tâm hồn đau đớn của bé Hồng. - Căm hờn cái xấu, cái ác, bền bỉ tình yêu thương quý trọng mẹ. 2. Bé Hồng yêu quý mẹ: - Mẹ tôi về … đem rất nhiều quà bánh … - Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi … vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi … lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi. - Mẹ tôi không còm cõi xơ xác … thơm tho lạ thường. H- Khẳng định đó là mẹ của riêng mình, tình mẹ con gắn bó. - Nỗi cô đơn, niềm khát khao tình mẹ của bé Hồng bất chấp sự tàn nhẫn vô tình của bà cô. H-- Đuổi theo xe mẹ … gọi bối rối … ríu cả chân … oà khóc. H- Khóc vì đau đớn, uất ức khác với lúc này khóc dỗi hờn, hạnh phúc, mãn nguyện. H- Sẽ vô cùng thất vọng nếu không phải là mẹ. H- Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ, tôi thấy những cảm giác ấm áp … - Phải bé lại ùa lăn vào lòng mẹ … - Mừng vui, sung sướng vô cùng khi được gặp lại mẹ, ngồi trong lòng mẹ. III. Tổng kết, ghi nhớ. 1. Nghệ thuật. - Tạo dựng được mạch truyện, mạch cảm xúc trong đoạn trích tự nhiên, chân thực. - Kết hợp lời văn kể chuyện với miêu tả, biểu cảm tạo nên những rung động trong lòng độc giả. - Khắc họa hình tượng nhân vật bé Hồng với lời nói, hành động, tâm trạng sinh động, chân thật. 2. Nội dung. Tình mẫu tử là mạch nguồn tình cảm không bao giờ vơi trong tâm hồn con người. * Ghi nhớ (SGK – 21) IV. Luyện tập: H- Trình bày c. Củng cố. (3’) ? Tâm trạng bé Hồng như thế nào khi gặp lại mẹ ? H. - Mừng vui, sung sướng vô cùng khi được gặp lại mẹ, ngồi trong lòng mẹ.Thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng. d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.(1’) - Đọc một vài đoạn văn ngắn trong đoạn trích trong lòng mẹ, hiểu tác dụng của một vài chi tiết miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn đó. - Ghi lại một kỉ niệm của bản thân với người thân. - Chuẩn bị bài Trường từ vựng. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy - Phương pháp:................................................................................................................. ........................................................................................................................................................... Nội dung:...................................................................................................................... ........................................................................................................................................................... - Thời gian:....................................................................................................................... ...........................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiết 6 Trong lòng mẹ (tiếp).doc
Giáo án liên quan