1. MỤC TIÊU BÀI DẠY
a. Kiến thức:
- Hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp.
- Việc phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lí tạo nên hiệu quả cho văn bản; ngược lại, sử dụng dấu câu sai có thể làm cho người đọc không hiểu hoặc hiểu sai ý người viết định diễn đạt.
b. Kĩ năng:
- Biết cách vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
- Biết cách nhận biết và sửa các lỗi về dấu câu.
c. Thái độ:
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a.Chuẩn bị của GV: Giáo án, bảng phụ, Chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8.
b.Chuẩn bị của HS: Ôn lại toàn bộ về các dấu câu đã học.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp kiểm tra trong nội dung ôn tập.
* Giới thiệu bài mới: (1’)
Trong các tiết Tiếng Việt từ lớp 7 - 8, các em đã được làm quen với một số dấu câu, như dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, . Để giúp các em hệ thống lại kiến thức về các loại dấu câu đó cũng như bieeta cách tránh và sửa những lỗi thường gặp về dấu câu, tiết học hôm nay .
6 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1638 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 59 tiếng việt: ôn luyện về dấu câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/12/2013 Ngày dạy: 04 /12/2013 Lớp 8C
06/12/2013 Lớp 8E
Tiết 59 Tiếng Việt:
ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU
1. MỤC TIÊU BÀI DẠY
a. Kiến thức:
- Hệ thống các dấu câu và công dụng của chúng trong hoạt động giao tiếp.
- Việc phối hợp sử dụng các dấu câu hợp lí tạo nên hiệu quả cho văn bản; ngược lại, sử dụng dấu câu sai có thể làm cho người đọc không hiểu hoặc hiểu sai ý người viết định diễn đạt.
b. Kĩ năng:
- Biết cách vận dụng kiến thức về dấu câu trong quá trình đọc - hiểu và tạo lập văn bản.
- Biết cách nhận biết và sửa các lỗi về dấu câu.
c. Thái độ:
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
a.Chuẩn bị của GV: Giáo án, bảng phụ, Chuẩn KTKN môn Ngữ văn 8.
b.Chuẩn bị của HS: Ôn lại toàn bộ về các dấu câu đã học.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ:
- Kết hợp kiểm tra trong nội dung ôn tập.
* Giới thiệu bài mới: (1’)
Trong các tiết Tiếng Việt từ lớp 7 - 8, các em đã được làm quen với một số dấu câu, như dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm, dấu ngoặc kép, ... Để giúp các em hệ thống lại kiến thức về các loại dấu câu đó cũng như bieeta cách tránh và sửa những lỗi thường gặp về dấu câu, tiết học hôm nay ...
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV
Tg
Hoạt động của HS
GV- Yêu cầu h/s lập bảng tổng kết về dấu câu đã được học từ lớp 6->8 theo mẫu trong sgk Tr.150 vào vở viết.
GV- Yêu cầu h/s lấy ví dụ về từng loại dấu câu.
14’
I. Tổng kết về dấu câu:
Dấu câu
Công dụng
Dấu chấm
(.)
Đặt cuối câu trần thuật. (VD: Tôi đi học.)
Dấu chấm hỏi
(?)
Đặt cuối câu nghi vấn.
(VD: Chi đi học à ?)
Dấu chấm than (!)
Đặt cuối câu cầu khiến và câu cảm thán.
(VD: Trời ơi, lạnh quá!)
Dấu phẩy
(,)
Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận câu. Cụ thể:
- Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ;
- Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ ngữ pháp;
- Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó;
- Giữa các vế của một câu ghép.
(VD: Hôm nay, tôi đi học.)
Dấu chấm lửng
(...)
Dùng để:
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết;
- Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng;
- Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
(VD: Sân trường có rất nhiều loài cây: bàng, xoan, phượng, ...)
Dấu chấm phẩy
(;)
Dùng để:
- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp;
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.
Dấu gạch ngang
(-)
- Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu;
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ trong một liên danh.
(Chú ý: Dấu gạch ngang khác dấu gạch nối:
Dấu gạch nối không phải là dấu câu. Nó chỉ dùng để nối các tiếng trong từ mượn gồm nhiều tiếng. Còn dấu gạch ngang nối các từ trong một liên danh.)
(VD: Tuyến xe Hà Nội – Sơn La khởi hành lúc 5 giờ sáng)
Dấu ngoặc đơn ( )
- Dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm)
(VD: Tác phẩm Lão Hạc (Nam Cao) giàu tính nhân văn)
Dấu hai chấm
(:)
Dùng để:
- Báo trước phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó;
- Báo trước lời dẫn trực tiếp (dùng với dấu ngoặc kép), hay lời đối thoại (dùng với dấu gạch ngang)
(VD: Bài hát Đi cấy có câu: “Lên chùa bẻ một cành sen”)
Dấu ngoặc kép “ ”
Dùng để:
- Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp;
- Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai;
- Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san, ... được dẫn.
(VD: Bài hát Đi cấy có câu: “Lên chùa bẻ một cành sen”)
.
14’
II. Các lối thường gặp về dấu câu:
1. Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc.
GV- Treo bảng phụ ghi ví dụ trong sgk Tr.151.
?Tb: Ví dụ trên thiếu dấu ngắt câu ở chỗ nào? Nên dùng dấu gì để kết thúc câu ở chỗ đó?
GV- Phân tích thêm:
Lời văn trong ví dụ diễn đạt hai ý:
+ Ý 1: “Tác phẩm ... xúc động”.
+ Ý 2: “trong xã hội cũ ... lão Hạc”.
Mỗi ý này đã trọn vẹn, cần phải dùng dấu chấm để tách lời văn thành 2 câu.
- Thiếu dấu ngắt câu ở cuối từ “xúc động”. Nên dùng dấu chấm để kết thúc câu và viết hoa từ “Trong” ở đầu câu thứ hai.
GV- Treo bảng phụ ghi ví dụ trong sgk Tr.151.
?Tb: Dùng dấu chấm sau từ “này” là đúng hay sai? Vì sao? Ở chỗ này nên dùng dấu gì?
2. Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc.
- Dùng dấu chấm sau từ “này” là không đúng, vì: ý của câu chưa kết thúc. Cần thay dấu chấm bằng dấu phẩy, và sau đó sửa chính tả của từ “ông”.
GV- Treo bảng phụ ghi ví dụ trong sgk Tr.151.
?Kh: Câu trên thiếu dấu gì để phân biệt ranh giới giữa các thành phần đồng chức? Hãy đặt dấu đó vào chỗ thích hợp?
3. Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết:
- Câu trên thiếu dấu phẩy giữa bốn từ có cùng chức vụ chủ ngữ (cam, quýt, bưởi, xoài).
-> Sửa lại: Cam, quýt, bưởi, xoài là đặc sản của vùng này.
GV- Treo bảng phụ ghi ví dụ trong sgk Tr.151.
?Kh: Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ 2 trong đoạn văn trên là đúng hay sai? Vì sao? Ở các vị trí đó nên dùng dấu gì?
?Kh: Qua tìm hiểu các ví dụ trên, em hãy cho biết: khi viết cần tránh mắc những lỗi nào về dấu câu?
GV- Gọi h/s đọc ghi nhớ.
GV- Chuyển ý: Để các em củng cố kiến thức về các loại dấu, tiếp theo chúng ta..
13’
4. Lẫn lộn công dụng của các dấu câu:
- Đặt dấu chấm hỏi ở cuối câu thứ nhất và dấu chấm ở cuối câu thứ 2 trong đoạn văn trên là sai, vì: câu thứ nhất không có mục đích hỏi, còn câu thứ hai không phải là câu trần thuật.
Ở vị trí thứ nhất, thay dấu chấm hỏi thành dấu chấm. Ở vị trí thứ hai thay dấu chấm bằng dấu chấm hỏi.
Khi viết, cần tránh các lỗi sau đây về dấu câu:
- Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc;
- Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc;
- Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết;
- Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
* Ghi nhớ: (Tr.152)
III. Luyện tập:
G: Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 1. sgk Tr.152. Yêu cầu h/s đọc.
GV- Gọi h/s lên bảng làm trên bảng phụ, sau đó nhận xét, bổ sung, chữa.
Bài tập 1: (Tr.152)
(,) (.)
(.)
(,) (:)
(-) (!) (!) (!) (!)
(,) (,) (.) (,) (.)
(,) (,) (,) (.)
(,) (:)
(-) (?) (?) (?) (!)
G: Treo bảng phụ ghi nội dung bài tập 2. sgk Tr.152. Yêu cầu h/s đọc.
GV- Gọi đại diện nhóm lên bảng làm trên bảng phụ, sau đó nhận xét, bổ sung, chữa.
Bài tập 2:
THẢO LUẬN NHÓM
(Theo 3 nhóm, mỗi nhóm một câu thời
gian 2’)
Có thể sửa lại như sau:
a) Sao mãi bây giờ anh mới về? Mẹ ở nhà chờ anh mãi. Mẹ dặn là anh phải làm xong bài tập trong chiều nay.
b) Từ xưa trong cuộc sống lao động và sản xuất, nhân dân ta có truyền thống thương yêu nhau, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn gian khổ. Vì vậy có câu tục ngữ “lá lành đùm lá rách”.
c) Mặc dù đã qua bao nhiêu năm tháng, nhưng tôi vẫn không quên được những kỉ niệm êm đềm thời học sinh.
c. Củng cố (2’)
?: Em hãy cho biết: khi viết cần tránh mắc những lỗi nào về dấu câu?
H: Khi viết, cần tránh các lỗi sau đây về dấu câu:
- Thiếu dấu ngắt câu khi câu đã kết thúc;
- Dùng dấu ngắt câu khi câu chưa kết thúc;
- Thiếu dấu thích hợp để tách các bộ phận của câu khi cần thiết;
- Lẫn lộn công dụng của các dấu câu.
d. Hướng dẫn h/s tự học ở nhà (1’)
- Học thuộc các kiến thức về dấu câu, lấy được ví dụ.
- Đọc lại các văn bản đã học và chỉ ra công dụng của dấu đó.
- Chuẩn bị bài mới: Kiểm tra Tiếng Việt (45’)
+ Ôn lại toàn bộ kiến thức về phân môn Tiếng Việt đã học từ bài 1 -> 15.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiết 59- Ôn luyện về dấu câu.doc