Giáo án Tiết :52 thêm trạng ngữ cho câu

I/ MỤC TIÊU :

1- Kiến thức :

· Nắm được khái niệm về trạng ngữ.

· Ôn tập các loại trạng ngữ đã học ở bậc tiểu học.

2- Kỉ năng :

Biết cách thêm trạng ngữ cho câu đúng yêu cầu

3- Thái độ :

Yêu quý tiếng Việt .

II/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên:

v Tham khảo các tài liệu:

o Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7.

o Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II.

v Bảng phụ.

2. Học sinh:

v Học tốt bài cũ.

v Đọc bài “Thêm trạng ngữ cho câu”– soạn bài theo câu hỏi SGK.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết :52 thêm trạng ngữ cho câu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22/01/08 Tiết :52 THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU I/ MỤC TIÊU : 1- Kiến thức : Nắm được khái niệm về trạng ngữ. Ôn tập các loại trạng ngữ đã học ở bậc tiểu học. 2- Kỉ năng : = Biết cách thêm trạng ngữ cho câu đúng yêu cầu 3- Thái độ : = Yêu quý tiếng Việt . II/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Tham khảo các tài liệu: Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7. Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II. Bảng phụ. 2. Học sinh: Học tốt bài cũ. Đọc bài “Thêm trạng ngữ cho câu”– soạn bài theo câu hỏi SGK. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) H1: Thế nào là câu đặc biệt? Cho ví dụ? ( Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ – vị. ) Ví dụ: Bạn ơi! Kể cho mình nghe tấm gương tốt của Hà đi. H2 : Nêu các tác dụng của câu đặc biệt? - Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng. Bộc lộ cảm xúc. Xác định thời gian. Gọi đáp. 3. Bài mới: +Giới thiệu bài mới: (1 phút) Câu bình thường là loại câu có đủ cả chủ ngữ và vị ngữ. Câu rút gọn là câu lược bỏ chủ ngữ, hoặc vị ngữ, hoặc cả chủ ngữ và vị ngữ. Nhưng để làm rõ nghĩa của câu về thời gian, nơi chốn, mục đích, nguyên nhân …. Thì câu có thêm thành phần trạng ngữ. TL HO ẠT Đ ỘNG C ỦA GV HO ẠT Đ ỘNG C ỦA HS KI ẾN TH ỨC 20’ 17’ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của trạng ngữ. * GV treo bảng phụ ghi ví dụ SGK/39. GV gọi HS đọc. H1: Em hãy xác định trạng ngữ của câu trên? H2: Các trạng ngữ vừa tìm bổ sung cho câu những nội dung gì? H3: Có thể chuyển các trạng ngữ trên sang những vị trí nào trong câu? * GV: hướng dẫn HS chuyển đổi các trạng ngữ. H4 : Em có nhận xét gì về vị trí của trạng ngữ? * GV: dùng bảng phụ ghi các vd: a. Nhờ chăm chỉ, tôi đạt học sinh giỏi. b. Để được cô giáo khen, em cố gắng học tập trong học kì II. c. Với chiếc cọ, em vẽ nhiều bức tranh đẹp. d. Sột soạt, chị gió trêu tà áo biếc. H5 : Em hãy xác định thành phần trạng ngữ trong các ví dụ trên? H6 : Các thành phần trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì cho câu? H7: Vậy, em có nhận xét gì về đặc điểm của trạng ngữ về ý nghĩa, hình thức? H8: Khi đọc, giữa thành phần trạng ngữ với nòng cốt câu chúng ta phải làm gì? * GV treo bảng phụ ghi 2 câu sau: (1) Trưa, tôi ngủ với mẹ. (2)Tôi ngủ với mẹ trưa. H9: Em có nhận xét gì về trạng ngữ trong 2 câu trên? * GV: Hướng dẫn cho HS lưu ý một số trường hợp vị trí trạng ngữ khác nhau thì nghĩa khác nhau. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS luyện tập. * GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 1,2 SGK. GV cho HS đọc bài tập 1. * GV cho HS thảo luận nhóm – cử đại diện nhóm trả lời. Các cá nhân khác nhận xét, sửa chữa và bổ sung HS đọc. TL: Các trạng ngữ: + Dưới bóng tre xanh (TN chỉ nơi chốn). + Đã từ lâu đời (TN chỉ thời gian) + Đời đời, kiếp kiếp (TN chỉ thời gian) + Đã mấy nghìn năm (TN chỉ thời gian). + Từ nghìn đời nay (TN chỉ thời gian). TL: Bổ sung những ý nghĩa về thời gian và không gian. TL: Có thể chuyển các trạng ngữ trên về giữ câu, cuối câu và đầu câu. TL: Trạng ngữ có thể đứng đầu, đứng cuối hoặc đứng giữa câu. TL: Nhờ chăm chỉ, … (nguyên nhân) Để được cô khen, … (mục đích) Với chiếc cọ, … (phương tiện) Sột soạt, … (cách thức) TL: + Ý nghĩa của các trạng ngữ xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức. + Hình thức: Đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu. TL: Khi đọc giữa thành phần trạng ngữ với nòng cốt câu phải ngắt , khi viết có dấu phảy. HS đọc. TL: Có thể nói theo câu (1), không thể nói theo câu (2). HS thảo luận nhóm – Cử đại diện nhóm trả lời. Các cá nhân khác nhận xét – sửa chữa và bổ sung. Bài tập 1: Câu a: CN – VN. Câu b: trạng ngữ. Câu c: phụ ngữ cho cụm động từ. Câu d: Câu đặc biệt. Bài tập 2: a. Khi đi qua những cánh đồng … còn tươi ( TN chỉ thời gian) Trong cái võ xanh kia (TN chỉ nơi chốn) Dưới ánh nắng (TN chỉ nơi chốn) b. với khả năng thích ứng với ….. trên (TN chỉ đặc tính của sự vật). I/ Đặc điểm của trạng ngữ: 1. Ví dụ: ( sgk ) 2. Ghi nhớ: + Ý nghĩa: của các trạng ngữ xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức. + Hình thức: Đứng ở đầu câu, giữa câu, cuối câu. II. Luyện tập: Bài tập 1: Bài tập 2: 4- Hướng dẫn về nhà : ( 1’) + Làm các bài tập cịn lại BỔ SUNG , RÚT KINH NGHIỆM -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- --------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docV7-T86.doc
Giáo án liên quan