Giáo án Tiết 52 Bài 35: bài thực hành 5 điều chế, thu khí hiđro và thử tính chất của khí hiđro

I./Mục tiêu:

1. Kiến thức: - HS nắm vững nguyên tắc điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lí, tính chất hoá học.

2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm, điều chế và thu khí H2¬ vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí. Kĩ năng nhận ra khí H2, biết kiểm tra độ tinh khiết của khí hiđro, biết tiến hành thí nghiệm với H2 (dùng H2 khử CuO)

3. Thái độ tình cảm: Sự yêu thích bộ môn – tò mò trong học tập

II.Phương pháp dạy học: Thí nghiệm +Hỏi đáp củng cố kiến thữc

III. Chuẩn bị:

- Hoá cụ: Cho mỗi nhóm thí nghiệm 4 ống nghiệm, giá ống nghiệm, giá sắt, kẹp, đèn cồn, diêm, ống dẫn khí thẳng, nút cao su, ống dẫn hình , que đóm, ống hút lấy hoá chất lỏng, thìa lấy hoá chất, bình nước.

 - Hoá chất: dd HCl, kẽm viên, bột CuO

IV./ Tiến trình giảng dạy:

 1. Ổn định: HS vắng:

 2. Bài cũ: Không kiểm tra

 3. Tổ chức hoạt động dạy và học:

 

doc1 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 52 Bài 35: bài thực hành 5 điều chế, thu khí hiđro và thử tính chất của khí hiđro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/3/2004 BÀI 35: Bài thực hành 5 ĐIỀU CHẾ, THU KHÍ HIĐRO VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA KHÍ HIĐRO Tuần thứ: 26 Ngày giảng: 16/3/2004 Tiết thứ : 52 I./Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS nắm vững nguyên tắc điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm, tính chất vật lí, tính chất hoá học. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng lắp ráp dụng cụ thí nghiệm, điều chế và thu khí H2 vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí. Kĩ năng nhận ra khí H2, biết kiểm tra độ tinh khiết của khí hiđro, biết tiến hành thí nghiệm với H2 (dùng H2 khử CuO) 3. Thái độ tình cảm: Sự yêu thích bộ môn – tò mò trong học tập II.Phương pháp dạy học: Thí nghiệm +Hỏi đáp củng cố kiến thữc III. Chuẩn bị: - Hoá cụ: Cho mỗi nhóm thí nghiệm 4 ống nghiệm, giá ống nghiệm, giá sắt, kẹp, đèn cồn, diêm, ống dẫn khí thẳng, nút cao su, ống dẫn hình , que đóm, ống hút lấy hoá chất lỏng, thìa lấy hoá chất, bình nước. - Hoá chất: dd HCl, kẽm viên, bột CuO IV./ Tiến trình giảng dạy: 1. Ổn định: HS vắng: 2. Bài cũ: Không kiểm tra 3. Tổ chức hoạt động dạy và học: Nội dung ghi trên bảng Giáo viên – Học sinh Thí nghiệm 1: Điều chế H2 – Đốt cháy H2 trong không khí Số 1: Dùng 1ống nghiệm, lấy nút cao su có ống dẫn khí thẳng đậy vào và kiểm tra độ kín của nút. Mở nút cao su, cho vào ống nghiệm 3 viên kẽm, dùng ống nhỏ giọt cho vào khoảng 2ml dd HCl. Số 2: Đậy ống nghiệm có Zn và dd HCl (số 1 vừa chuẩn bị) bằng nút cao su có ống dẫn khí thẳng và đặt ống nghiệm vào giá ống nghiệm. Số 3: Chờ khoảng 1 phút, đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn hí có dòng khí H2 bay ra. Quan sát, ghi nhận xét. Thí nghiệm 2: Thu khí H2 bằng cách đẩy không khí. Số 4: Lấy một ống nghiệm úp lên đầu ống dẫn khí có khí H2 sinh ra. Sau 1 phút giữ cho ống này đứng thẳng và miệng chúc xuống dưới rồi đưa miệng ống nghiệm này vào gần ngọn lửa đèn cồn. Quan sát, ghi nhận xét. Thí nghiệm 3: Hiđro khử đồng (II) oxit. Số 2: Lấy 1 ống nghiệm khác, dùng nút cao su có dẫn hình đậy vào để kiểm tra, sau đó lấy nút cao su ra, cho vào ống nghiệm 6 viên kẽm và khoảng 10 ml dd HCl Đậy ống nghiệm bằng nút cao su và đặt ống nghiệm vào giá ống nghiệm Số 3: Lấy 1 ống nghiệm khác, dùng thìa lấy một ít bột CuO cho vào đáy ống nghiệm. Số 4: Lắp hệ thống thực hiện thí nghiệm (theo mẫu GV đã lắp sẵn trên bàn Dùng đèn cồn, hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó đun nóng mạnh chỗ có CuO. Quan sát ghi nhận xét màu sắc chất tạo thành. Khi thực hiện xong thí nghiệm, tắt đèn cồn. Trả lời câu hỏi: Nội dung câu hỏi trong SGK phần II trang 120 Số 2: Sắp xếp lại hoá cụ, hoá chất Các nhóm hoàn thành phiếu thực hành - HS nhóm thực hiện thí nghiệm theo phân công - GV hướng dẫn cách thực hiện cho từng số. Khi số 1 thực hiện xong GV hướng dẫn đến số 2 - GV theo dõi học sinh làm thí nghiệm - GV nhắc các nhóm (cụ thể là số 4): Khi đã thấy rõ hiện tượng cháy trong không khí của H2 thì cần dập tắt ngọn lửa và tiến hành thu khí H2 (thí nghiệm 2) - GV: Lưu ý HS số 3 phải dùng ống nghiệm thật khô để CuO không bám vào thành ống. 4. Cuối tiết thực hành Rửa dụng cụ - HS chuẩn bị trước phiếu thực hành với các câu hỏi - GV nhận xét và rút kinh nghiệm tiết thực hành.

File đính kèm:

  • docT-52 bai thuc hanh 5.doc