Giáo án Tiết 47: tập làm văn: phương pháp thuyết minh

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:

- Kiến thức về văn bản thuyết minh ( Trong cụm các bài học về văn bản thuyết minh đã học và sẽ học)

- Đặc điểm, tác dụng của các phương pháp thuyết minh.

b. Kĩ năng:

- Nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát để nắm bắt được bản chất của sự vật.

- Tích luỹ và nâng cao tri thức đời sống.

- Phối hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh theo yêu cầu.

- Lựa chọn phương pháp phù hợp như định nghĩa, so sánh, phân tích, liệt kê để thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng của đối tượng.

c. Thái độ:

- Ý thức sử dụng các phương pháp thuyết minh vào bài làm của mình.

2.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:

a. Giáo viên : Soạn giáo án- SGK- SGV

b. Học sinh : Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK- vở ghi.

3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

a. Kiểm tra bài cũ (5’)

*Câu hỏi: Trình bày đặc điểm của văn bản thuyết minh?

*Đáp án- biểu điểm(10đ):

- Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân (5đ)

- Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi phải khách quan (2,5đ)

- Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác rõ ràng (2,5đ)

* Đặt vấn đề(1') : Ở tiết học trước các em đã tìm hiểu đặc điểm của văn bản thuyết minh. để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh khác nhau -> chúng ta cùng tìm hiểu các phương pháp thuyết minh.

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1479 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 47: tập làm văn: phương pháp thuyết minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/ 11/ 2013 Ngày dạy : 14/ 11/ 2013 Dạy lớp: 8A,E Tiết 47: Tập làm văn: PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH 1. MỤC TIÊU: a. Kiến thức: - Kiến thức về văn bản thuyết minh ( Trong cụm các bài học về văn bản thuyết minh đã học và sẽ học) - Đặc điểm, tác dụng của các phương pháp thuyết minh. b. Kĩ năng: - Nhận biết và vận dụng các phương pháp thuyết minh thông dụng. - Rèn luyện kỹ năng quan sát để nắm bắt được bản chất của sự vật. - Tích luỹ và nâng cao tri thức đời sống. - Phối hợp sử dụng các phương pháp thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh theo yêu cầu. - Lựa chọn phương pháp phù hợp như định nghĩa, so sánh, phân tích, liệt kê để thuyết minh về nguồn gốc, đặc điểm, công dụng của đối tượng. c. Thái độ: - Ý thức sử dụng các phương pháp thuyết minh vào bài làm của mình. 2.CHUẨN BỊ CỦA GV- HS: a. Giáo viên : Soạn giáo án- SGK- SGV b. Học sinh : Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK- vở ghi. 3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: a. Kiểm tra bài cũ (5’) *Câu hỏi: Trình bày đặc điểm của văn bản thuyết minh? *Đáp án- biểu điểm(10đ): - Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức (kiến thức) về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…(5đ) - Tri thức trong văn bản thuyết minh đòi hỏi phải khách quan… (2,5đ) - Văn bản thuyết minh cần được trình bày chính xác rõ ràng… (2,5đ) * Đặt vấn đề(1') : Ở tiết học trước các em đã tìm hiểu đặc điểm của văn bản thuyết minh. để bài văn thuyết minh có sức thuyết phục, người ta có thể sử dụng nhiều phương pháp thuyết minh khác nhau -> chúng ta cùng tìm hiểu các phương pháp thuyết minh. b. Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên Tg Hoạt động của học sinh ?TB- Hãy nêu các văn bản thuyết minh đã tìm hiểu ở tiết học trước ? ?Kh- Các văn bản ấy đã sử dụng các loại tri thức nào? GV: Văn bản: Cây dừa Bình Định: Lợi ích của cây dừa Bình Định -> sự vật + Văn bản: Tại sao…: Giải thích màu xanh lục của lá cây -> sinh học + Văn bản: Huế: Trung tâm văn hoá nghệ thuật lớn vớI những đặc điểm tiêu biểu -> Văn hoá. + Khởi nghĩa Nông Văn Vân: cuộc khởi nghĩa Nông Văn Vân -> lịch sử. Văn bản: Con giun đất: đặc điểm tác dụng của con giun đất -> sinh học. ?TB- Làm thế nào để có được các tri thức ấy? GV: Muốn làm văn bản thuyết minh thì phải có tri thức về đối tượng muốn có tri thức về đối tượng thì: + Quan sát: Nhìn xem sự vật có đặc trưng gì? Có mấy bộ phận? nhưng không chỉ đơn giản là nhìn xem mà còn phải phát hiện đặc điểm tiêu biểu của sự vật, phân biệt cái chính, phụ. Đặc điểm tiêu biểu là đặc điểm có ý nghĩa phân biệt sự vật này với sự vật khác. + Học tập :Có nghĩa là phải biết đọc sách, học tập, tra cứu -> tìm hiểu đối tượng qua tra cứu từ điển, tìm hiểu đối tượng trong sách báo, tài liệu…ghi ghép làm cơ sở để tham khảo, chọn lọc khi viết. + Phân tích: đối tượng chia làm mấy bộ phận, mỗi bộ phận có đặc điểm gì/ quan hệ giữa các bộ phận ấy với nhau ra sao? => Làm được như vậy thì mới có được tri thức để thuyết minh-> có tri thức thì thuyết minh mới hay, mới sinh động. => Quan sát học tập tích luỹ có vai trò rất quan trọng trong việc toạ nên tri thức-> thuyết minh => nếu không thì không có tri thức để thuyết minh. ?Kh- Tưởng tượng, suy luận có thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh không? ?TB- Vậy muốn có tri thức để viết bài thuyết minh cần phải làm gì? GV: Đưa ví dụ a: - Huế là một trong những trung tâm văn hoá, nghệ thuật lớn của Việt Nam. - Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng) Trong câu văn này ta thường gặp từ gì? Sau từ ấy người ta cung cấp những kiến thức như thế nào? GV: Phương pháp này người ta gọi là phương pháp nêu định nghĩa, giải thích-> Sử dụng phương pháp này người viết phải xác định được đối tượng thuộc loại sự vật, hiện tượng gì và chỉ ra đặc điểm riêng nổi bật của đối tượng trong loại sự vật, hiện tượng đó. Song cần phải chú ý nêu định nghĩa không quá rộng hoặc quá hẹp làm cho người đọc không nhận thức được sự vật. ?TB- Qua phân tích ví dụ phương pháp nêu định nghĩa, giải thích có yêu cầu gì và diễn đạt như thế nào? ?Kh- Hãy định nghĩa: Sách là gì? GV: Đưa ví dụ b: Thông tin về ngày trái đất năm 2000 – Cây dừa Bình Định. GV: Gọi HS đọc. ?Kh- Các đoạn văn trên người viết sử dụng phương pháp gì? Hãy chỉ rõ? GV: + Cây dừa Bình Định: Liệt kê tác dụng của cây dừa: Cống hiến tất cả cho mọi người: Thân…lá…, cọng lá…, gốc…, nước dừa… + Thông tin về ngày trái đất năm 2000: Liệt kê tác hại của bao bì ni lông: Cản trở sự phát triển của cỏ… tắc đường dẫn nước… ?Kh- Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất của sự vật? GV: Đưa ví dụ c: Đoạn văn: Ôn dịch, thuốc lá ?Kh- Hãy chỉ ra câu văn nêu ví dụ của đoạn văn và nêu tác dụng của nó đối với việc trình bày cách sử phạt những người hút thuốc lá ở nơi công cộng? ?TB- Theo em nêu ví dụ trong văn bản thuyết minh cần đảm bảo yêu cầu gì? GV: Đưa ví dụ d: Đoạn văn: Nói về cỏ Gọi HS đọc đoạn văn ?TB- Đoạn văn cung cấp những số liệu nào? ?TB- Nếu không có số liệu có thể làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố không? ?Kh- Em hiểu như thế nào về cách dùng số liệu trong văn bản thuyết minh? GV: Đưa ví dụ e: ?TB- Gọi HS đọc câu văn và cho biết tác dụng của phép so sánh? ?Kh- Trong bài: Ôn dịch thuốc lá có những so sánh nào? Tác dụng? GV: So sánh nói lên tác hại sâu sa, tiềm ẩn, ghê gớm của thuốc lá ẩn dưới vẻ bề ngoài vô hại của nó. ?Kh- Phương pháp so sánh là phương pháp như thế nào? ?TB- Hãy cho biết bài “Huế” đã trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo những mặt nào? GV: + Kết hợp hài hoà núi, sông, biển. + Cảnh sắc sông, núi. + Công trình kiến trúc nổi tiếng. + Có những sản phẩm đặc biệt. + Nổi tiếng với những món ăn + Là thành phố đấu tranh kiên cường. => Phương pháp phân tích để lần lượt giới thiệu Huế qua từng phương diện. ?Kh- Văn bản “Huế” đã được sử dụng phương pháp nào? Hãy nêu ý hiểu của em về phương pháp đó? ?TB- Qua các ví dụ tìm hiểu về phương pháp thuyết minh chúng ta cần chú ý điều gì? Sử dụng các phương pháp thuyết minh nào? GV: Gọi HS đọc ghi nhớ? GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. ?TB- Hãy chỉ ra phạm vi tìm hiểu vấn đề thể hiện trong bài viết? ?TB- Bài viết đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào? Hãy chỉ rõ? GV: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập? Cho HS thảo luận nhóm 3' (bàn) 8’ 10’ 17’ I. Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh. 1. Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm bài thuyết minh a. Ví dụ: - HS: Cây dừa Bình Định, tại sao lá cây có màu xanh lục, huế, khởi nghĩa Nông Văn Vân; con giun đất. - sự vật, sinh học, văn hoá - HS: Phải tham quan, quan sát: VD: cây dừa Bình Định, huế. - Đọc sách, học tập, tra cứu;VD: Vì sao lá cây… khởi nghĩa…, con giun đất - HS: Không thể có. b. Bài học: Muốn có tri thức người viết phải biết quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng… 2. Phương pháp thuyết minh. a. Ví dụ - HS: Trong những câu trên ta thường gặp từ “là” - Sau từ “là” người ta thường chỉ ra đặc điểm riêng, nổi bật của đối tượng. - Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích: qui sự vật được định nghĩa vào loại của nó và chỉ ra đặc điểm, công dụng riêng; sử dụng từ “là” biểu thị sự phán đoán. - HS: Sách: +Là phương tiện giữ gìn và truyền bá kiến thức. + Là đồ dùng học tập thiết yếu đối với học sinh + Là người bạn đối với tất cả mọi người. - HS: Phương pháp liệt kê - HS: Liệt kê kể ra những thuộc tính, biểu hiện cùng loại của sự vật -> làm cho việc trình bày tính chất của sự vật rõ ràng, có sức thuyết phụ + Phương pháp liệt kê là kể ra những thuộc tính, biểu hiện cùng loại của sự vật theo một trình tự nhất định. - HS: - Câu văn nêu ví dụ: “Ở Bỉ…phạt 500 đô la” - Tính chất: + Thấy rõ hơn tác hại của thuốc lá. + Những hành động kiên quyết, cụ thể, thiết thực, đánh vào kinh tế đối với người nghiện. - HS: Ví dụ phải khách quan, trình bày phải có thứ tự. + Phương pháp nêu ví dụ: Nêu ra những dẫn chứng cụ thể, xác thực đáng tin cậy để minh hoạ cho vấn đề. - HS: Dưỡng khí chiếm 20% cơ thể, thán khí 30%…500 năm sẽ hết…hấp thu 900Kg thán khí và thải ra. - HS: Không có số liệu không làm sáng tỏ vai trò của cỏ trong thành phố. - HS: Số liệu là một loại ví dụ dùng vào trường hợp các sự vật có biểu hiện đặc trưng ở số lượng -> phương pháp dùng số liệu là phương pháp sử dụng các số liệu vào quá trình thuyết minh -> số liệu phải có xuất sứ rõ ràng+ Phương pháp dùng số liệu: dùng vào trường hợp thuyết minh các sự vật có biểu hiện đặc trưng ở số liệu. - HS: So sánh đó cho thấy được sự to lớn của biển thái bình dương. - HS: So sánh tác hại của thuốc lá còn nặng hơn cả AIDS sự đáng sợ của thuốc lá còn đáng sợ hơn cả loài gặm nhấm như tằm ăn lá dâu + Phương pháp so sánh: dùng hình thức so sánh, đối chiếu giữa sự vật, sự việc đang được thuyết minh với sự vật, sự việc khác nhằm làm nổi bật bản chất của đối tượng thuyết minh. - HS: Đặc điểm của thành phố Huế: Trung tâm Văn hoá nghệ thuật lớn. + Phương pháp phân tích, phân loại: Phân tích là chia nhỏ đối tượng ra để xem xét. Phân loại là chia đối tượng vốn có nhiều cá thể thành từng loại theo một số tiêu chí. b. Bài học - Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, so sánh, số liệu… * Ghi nhớ: SGK (T-128) - Đọc ghi nhớ III. Luyện tập: 1. Bài tập 1 Bài viết thể hiện: - Kiến thức y học: khói thuốc lá vào phổi tác hại như thế nào? - Kiến thức của người quan sát đời sống XH: Hiểu một nét tâm lý: cho rằng hút thuốc lá là văn minh, sang trọng, hút thuốc lá ảnh hưởng cả người không hút. => kiến thức của một người có tâm huyết đối với vấn đề XH bức xúc 2. Bài 2 - Sử dụng phương pháp thuyết minh: So sánh đối chiếu, phân tích, nêu số liệu. 3. Bài tập 4 - Cách phân loại hợp lý có sức thuyết phục vì đã chỉ ra được nguyên nhân yếu kém của từng đối tượng để từ đó có sự giúp đỡ phù hợp Củng cố (3'): ? Muốn có tri thức để viết bài thuyết minh cần phải làm gì? Để bài van thuyết minh có sức thuyết phục chúng ta cần làm gì? - Muốn có tri thức người viết phải biết quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, nhất là phải nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng… - Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, so sánh, số liệu… d. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà(1’) - Nắm được các phương pháp thuyết minh. Làm bài tập 3. - Sưu tầm, đọc thêm các văn bản thuyết minh. - Đọc kĩ một số đoạn văn thuyết minh hay. - Chuẩn bị: Trả bài tập làm văn số 2, bài kiểm tra văn. * RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiết 47- Phương pháp thuyết minh.doc
Giáo án liên quan