Giáo án Tiết 36: Cách lập ý của bài văn biểu cảm

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : Giúp học sinh

- Ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm.

- Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm.

2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng vận dụng các cách lập ý hợp lí đối với các đề văn cụ thể.

3. Thái độ : Giáo dục HS có ý thức lập ý khi làm bài Tập làm văn.

 

II. CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Đọc sách GK, sách GV, tài liệu liên quan

- Thiết kế giáo án

- Chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập

- Phương án tổ chức lớp học: Học tại lớp, học sinh tham gia xây dựng bài, hoạt động cá nhân, nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Học bài

- Đọc kĩ các ví dụ ở trong SGK

- Soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK

- Tìm đọc các tài liệu khác có liên quan.

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 36: Cách lập ý của bài văn biểu cảm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : Tiết : 36 Bài dạy : I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Giúp học sinh - Ý và cách lập ý trong bài văn biểu cảm. - Những cách lập ý thường gặp của bài văn biểu cảm. 2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng vận dụng các cách lập ý hợp lí đối với các đề văn cụ thể. 3. Thái độ : Giáo dục HS có ý thức lập ý khi làm bài Tập làm văn. II. CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc sách GK, sách GV, tài liệu liên quan - Thiết kế giáo án - Chuẩn bị bảng phụ, phiếu học tập - Phương án tổ chức lớp học: Học tại lớp, học sinh tham gia xây dựng bài, hoạt động cá nhân, nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Học bài - Đọc kĩ các ví dụ ở trong SGK - Soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK - Tìm đọc các tài liệu khác có liên quan. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp :(1ph) - Sĩ số : 7A3: 7A6: - Học sinh vắng : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 2. Kiểm tra bài cũ :(4ph) Hỏi: Thế nào là văn biểu cảm? Đặc điểm của văn bản biểu cảm? Dự kiến trả lời: - Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá cuả con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi bạn đọc. - Đặc điểm cuả văn bản biểu cảm: + Tình cảm trong sáng, chân thực, giàu giá trị nhân văn. + Bố cục 3 phần. + Có hai cách thể hiện tình cảm: trực tiếp và gián tiếp… 3. Giảng bài mới : Giới thiệu bài : (1ph) Lập ý là cách thức tạo ý, khơi nguồn cho cảm xúc nảy sinh. Văn biểu cảm là một thể loại văn giúp người viết trình bày một cách hồn nhiên và chân thật tình cảm và cách đánh giá của riêng mình. Bởi vậy sẽ có nhiều cách lập ý khác nhau với một đề văn biểu cảm. Giúp các em có thể mở rộng phạm vi và kĩ năng biểu cảm, tiết học này sẽ thực hiện điều đó. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY TG Hoạt động của gv Hoạt động của hs Nội dung 20’ * HĐ1:Hướng dẫn tìm hiểu những cách lập ý thường gặp - Gọi HS đọc đoạn văn 1, sgk, trang 117, 118 (H) Đoạn văn đó có phải là văn biểu cảm không? (H) Qua đoạn văn, ta thấy là một người từng trải và nhạy cảm tác giả Thép Mới đã phát hiện ra qui luật gì? Em hãy tìm dẫn chứng cho thấy là tác giả đang nói đến quy luật đó? (H) Từ chỗ phát hiện ra quy luật ấy, tác giả đã bộc lộ tình cảm gì? (H) Vậy ông đã khẳng định như thế nào? (H) Tác giả đã bộc lộ tình cảm bằng cách nào và bằng biện pháp gì? (H) Viết về tre, người viết đã có những liên tưởng, tưởng tượng gì? (H) Dưạ vào những đặc điểm nào của tre mà người viết đã liên tưởng, tưởng tượng như thế? (H) Ngoài những công dụng mà tác giả đã nói ở trên, em thử cho biết cây tre còn giúp ích gì khác cho con người ? - GV kết luận: Như vậy khi ta gợi nhắc đến quan hệ với sự vật thì đó cũng chính là cách ta bày tỏ tình cảm đối với sự vật. - Gọi HS đọc đoạn văn 2 (H) Niềm say mê con gà đất của tác giả được bắt nguồn từ suy nghĩ nào? (H) Suy nghĩ ấy thể hiện khát vọng gì? (H) Từ hình ảnh con gà đất, tác giả đã phát hiện ra những điều gì về đặc điểm của đồ chơi? (H) Đặc điểm ấy đã gây ra cho tác giả những suy nghĩ, liên tưởng gì? - GV kết luận: Suy nghĩ sâu sắc nhất của tác giả : đồ chơi không phải là những sự vật vô tri bởi chúng có linh hồn và nhờ chúng mà con người có khát vọng hướng tới cái đẹp. - Gọi HS đọc ví dụ 3, sgk (H) Đoạn văn đã gợi những kỉ niệm gì về cô giáo? (H) Hình ảnh cô giáo đã được tôn vinh như thế nào trong suy nghĩ và tình cảm người viết? (H) Xuất phát từ tình cảm thân yêu đối với cô giáo, tác giả đã tưởng tượng những gì? - GV nhấn mạnh: Nghĩ, nhớ về cô giáo như một người mẹ chính là vẻ đẹp văn hóa trong quan hệ giữa con người với con người nói chung, cô giáo với học trò nói riêng. Đặc biệt việc nhớ lại những kỉ niệm rất có tác dụng đối với bài văn biểu cảm. - Gọi HS đọc đoạn văn I.3 (H) Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật và đất nước được khơi nguồn từ cảm hứng về cái gì? (H) Tình cảm ấy có ý nghĩa gì? (H) Tại sao ngồi ở núi Lũng Cú cực Bắc, tác giả lại luôn liên tưởng đến Mũi Cà Mau, vùng cực Nam của tổ quốc? (H) Nhớ về miền Nam, tác giả còn có những mong ước gì? - GV nhấn mạnh: Tất cả đều chỉ để thể hiện tình yêu đất nước và khát vọng thống nhất đất nước. - Gọi HS đọc đoạn văn I.4 (H) Sự suy ngẫm của tác giả đối với người mẹ được khởi phát từ những quan sát, miêu tả trực tiếp hay từ tâm tưởng? (H) Tại sao tình cảm của tác giả đối với người mẹ lại thấp thoáng nỗi buồn day dứt và ân hận như vậy? (H) Để tô đậm tình cảm của mình, tác giả sử dụng các thủ pháp gì trong bài viết? - GV khẳng định: Như vậy khắc hoạ hình ảnh con người và nêu nhận xét là cách bày tỏ tình cảm của mình đối với người đó. * HĐ1:Tìm hiểu những cách lập ý thường gặp - Đọc - Là đoạn văn biểu cảm - Quy luật đào thải trong sự phát triển. Đây là quy luật tất yếu nhưng rất nghiệt ngã. - Dẫn chứng: … rồi đây lớn lên sẽ quen dần với sắt thép và xi măng cốt sắt … Ngày mai … sắt thép có thể nhiều hơn tre nứa. - Tác giả Thép Mới khẳng định: Tre gắn bó với con người trong mọi hoàn cảnh dù cho mọi sự có nằm trong quy luật phát triển. - Hiện tại: Tre vẫn là bóng mát trên đường, tre mang khúc nhạc tâm tình, tre làm cổng chào, đu tre bay bổng, sáo diều tre bay cao … - Nứa tre sẽ chia bùi sẻ ngọt của những ngày mai tươi hát, còn mãi với chúng ta, vui hạnh phúc, hoà bình. - Trong tương lai dù sắt thép có nhiều nhưng tre vẫn gắn bó với con người. - Tác giả biểu cảm một cách trực tiếp bằng biện pháp nhân hóa và liên tưởng, tưởng tượng - Liên tưởng đến con người với những đức tính nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. - Liên tưởng đến con người hiền. - Mang đức tính của con người hiền, là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam. - Thanh tre dẻo dai, có thể uốn cong, đan lát® nhũn nhặn. - Đốt tre mọc thẳng® ngay thẳng. - Gắn bó với con người® thuỷ chung. - Cây chông tre, cây tầm vông theo người ra trận diệt quân thù ® can đảm. à Đây là đức tính của người hiền (tốt). - Giúp con người trong các sinh hoạt của đời sống như: đòn gánh để gánh, đan rổ, ra, rế …(dẻo dai), làm đũa, ống đũa … (tính chất mọc thẳng), ngọn ngành để cắm giàn trầu, dưa… - Giúp con người trong việc vui chơi, nghỉ ngơi, giải trí, che mát, làm ống sáo, gốc thì để kê giường, thân làm chõng tre, nôi tre, đu tre … (gắn bó, thuỷ chung) v.v… - Nghe, ghi vở - Đọc - Từ suy nghĩ được hoá thân thành một con gà trống để dõng dạc cất lên điệu nhạc của sớm mai. - Khát vọng trở thành người nghệ sĩ thổi kèn đồng. - Tính mong manh của đồ chơi. - Nhớ về những con gà đất lần lượt vỡ dọc theo tuổi thơ ® liên tưởng đến những linh hồn của những món đồ chơi đã chết. - Nghe, ghi vở - Đọc - Cô giữa đàn em nhỏ, nghe tiếng cô giảng bài, cô theo dõi lớp học, cô thất vọng khi một em cầm bút sai, cô lo cho học sinh, cô sung sướng khi học sinh có kết quả xuất sắc.. - Tác giả dùng nhiều câu từ biểu cảm trong bài viết: + Ồ! Cô giáo rất tốt của em, … chẳng bao giờ em lại quên cô được. + Sau này, khi em đã lớn, em vẫn sẽ nhớ đến cô. + Lúc nào cô cũng có lòng tốt và dịu hiền như một người mẹ. - Tưởng tượng: + Sau này … em sẽ tìm gặp cô giữa đám học trò nhỏ. + Mỗi bận đi ngang qua một trường học và nghe tiếng một cô giáo giảng bài, em sẽ tưởng tượng như nghe tiếng nói của cô. Em sẽ nhớ lại … - Nghe - Đọc - Khơi nguồn cảm hứng từ mùa thu biên giới: “chao ôi, mùa thu biên giới, người và cảnh thật là hết sức trữ tình” - Đó là tình yêu đất nước, sự gắn bó máu thịt với mảnh đất tột Bắc của tố quốc. - Tác giả nghĩ về sự giàu đẹp, phong phú, đa dạng của đất nước mà có những liên tưởng thú vị: cá ở trong ấy thành ra một thứ chim bay ngược lên cành được, lòng kênh, thể hiện khát vọng thống nhất đất nước. - Được bay trên máy bay trực thăng từ mũi Cà Mau ra Lũng Cú. - Nghe, ghi - Đọc đoạn văn “U tôi”. - Tình cảm khởi phát từ tâm tưởng, suy nghĩ, liên tưởng, tưởng tượng (Nhìn ra bốn bên, chỗ nào cũng thấy bóng u). Bởi đây là tình mẫu tử thường trực của những người con có hiếu. Hình ảnh người mẹ luôn luôn theo sát tâm tưởng của người con, cả lúc vui, lúc buồn. Tình cảm được thể hiện rất tha thiết, đó là một thứ tình cảm ruột thịt đặc biệt. - Sự day dứt, ân hận vì trải qua lớp lớp những ngày tháng ngậm ngùi, đói khổ trong nước mắt và tiếng thở dài. Người đã chịu đựng lặng lẽ để nuôi con, trong khi con lại vô tình quên mất điều đó. - Miêu tả, khắc hoạ hình ảnh người mẹ và nêu nhận xét, suy nghĩ. - Đặt câu hỏi tu từ, điệp câu (lặp mô hình câu). U tôi đã già đi từ bao giờ? U tôi đã già đi từ lúc nào? - Nghe I. NHỮNG CÁCH LẬP Ý THƯỜNG GẶP CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM: 1. Liên hệ hiện tại với tương lai: - Hiện tại: Tre vẫn là bóng mát trên đường, tre mang khúc nhạc tâm tình, tre làm cổng chào, đu tre bay bổng, sáo diều tre bay cao … - Tương lai: + Tre sẽ chia bùi sẻ ngọt, còn mãi với chúng ta, vui hạnh phúc, hoà bình… + Sắt thép nhiều nhưng tre vẫn gắn bó với con người. 2. Hồi tưởng về quá khứ và suy nghĩ về hiện tại: - Quá khứ: đồ chơi con gà đất - Hiện tại: thấy được tính mong manh của đồ chơi ® Liên tưởng đến những linh hồn của những món đồ chơi đã chết ® Tiếc nuối, tri ân 3. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn, mong ước: - Gợi lại, kể lại kỉ niệm đối với cô giáo, bày tỏ tình cảm đối với cô. - Khơi nguồn cảm hứng về mùa thu biên giới. - Thể hiện mong ước về một đất nước giàu đẹp, phong phú, khát vọng thống nhất đất nước. 4. Quan sát, suy ngẫm: - Miêu tả, khắc hoạ hình ảnh người mẹ và nêu nhận xét, suy nghĩ. 5’ * HĐ2:Hướng dẫn chốt các đơn vị kiến thức (H) Qua tìm hiểu, em hãy cho biết để lập ý cho bài văn biểu cảm, người viết cần phải làm gì? (H) Tình cảm trong bài văn biểu cảm phải như thế nào? (H) Sự việc được nêu ra trong văn biểu cảm phải ra sao? - Gọi HS đọc “Ghi nhớ”, sgk * HĐ2: Nêu những kiến thức đã tìn hiểu - Người viết có thể hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tới tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm, hoặc vừa quan sát vừa suy ngẫm vừa thể hiện cảm xúc. - Tình cảm trong bài văn chân thật. - Sự việc nêu ra phải có trong kinh nghiệm, có trong thực tế hoặc bắt nguồn từ thực tế. Được vậy thì người đọc mới tin và đồng cảm. - Đọc * Ghi nhớ (sgk) 10’ * HĐ3:Hướng dẫn luyện tập - Hướng dẫn HS làm bài Bước 1: Tìm hiểu đề. (H) Căn cứ vào các từ ngữ trog đề, em hãy xác định nội dung, tình cảm và suy nghĩ cần diễn đạt? Bước 2: Tìm ý cho đề. (H) Người thân nào đã để lại cho em những ấn tượng và cảm xúc sâu sắc nhất? (giới thiệu) (H) Người ấy có những nét gì đáng nhớ còn lưu lại sâu đậm trg tâm trí em? (H) Người ấy có đặc điểm gì về tính tình phẩm chất? (nhắc đến đặc điểm ® minh hoạ bằng cách kể lại một vài mẫu chuyện) (H) Mối qhệ của em với người ấy như thế nào? (gợi lại những kỉ niệm, suy nghĩ, mong muốn). (H) Cuối cùng, hình ảnh và phẩm chất của người ấy đã đọng lại trong em một ấn tượng gì? Cảm xúc gì? (khẳng định lại cảm nghĩ ). * HĐ3:Luyện tập - Thực hiện theo hướng dẫn của GV - Loại văn biểu cảm dựa vào từ ngữ cảm xúc. - Nêu cảm nghĩ về một người thân (người thân có thể là ông, bà, cha, mẹ, anh, em, cô, thầy …). - Giới thiệu người thân và nêu tình cảm ấn tượng của em với người thân ấy. - Nêu những nét tiêu biểu của người ấy và bộc lộ suy nghĩ của em. - Kể lại, nhắc lại một vài nét về đặc điểm (thói quen), tính tình và phẩm chất của người ấy? - Gợi lại những kỉ niệm giữa em và người ấy. - Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em về mối qhệ giữa em và người thân ấy. - Nêu ấn tượng và cảm xúc của em về người thân này. II . Luyện tập: Đề bài: Cảm xúc về người thân. 1. Mở bài: Giới thiệu người thân và nêu tình cảm ấn tượng của em với người thân ấy. 2. Thân bài: - Nêu những nét tiêu biểu của người ấy và bộc lộ suy nghĩ của em. - Kể lại, nhắc lại một vài nét về đặc điểm (thói quen), tính tình và phẩm chất của người ấy? - Gợi lại những kỉ niệm giữa em và người ấy. - Nêu những suy nghĩ và mong muốn của em về mối qhệ giữa em và người thân ấy. 3. Kết bài: Aán tượng và cảm xúc của em về người thân này. 2’ * Củng cố: - Gọi HS đọc lại “Ghi nhớ” sgk - Đọc 4. Dặn dÒ học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo :(2ph ) - Học “Ghi nhớ”, làm bài tập. - Chuẩn bị bài: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Tĩnh dạ tứ)” + Đọc trước tác giả, tác phẩm + Trả lời các câu hỏi ở sgk IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG : ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docT 36 - CACH LAP Y CUA BAI VAN BIEU CAM.doc
Giáo án liên quan