1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
- Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy –sen.
- Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả giầu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
b. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nhệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giầu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
c. Thái độ:
- Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.
2. CHUẨN BỊ.
a. Gv: Sưu tầm, tìm hiểu-> Nghiên cứu soạn giảng
b. Hs: Chuẩn bị theo yêu cầu sgk.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi: Hai cây phong gắn với kí ức tuổi thơ như thế nào?
* Đáp án- Biểu điểm(10đ)
- Hai cây phong như những người bạn lớn thân thiết bao dung độ lượng và gắn bó với trẻ trong làng.
- Hai cây phong là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ, nơi gắn bó chan hòa thân ái, tiếp sức cho tuổi thơ khám phá thế giới, mở rộng hiểu biết.
7 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 34: văn bản: hai cây phong ( tiếp) ( trích: người thầy đầu tiên) ai-Ma-tốp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20 /10 / 2013 Ngày dạy : 23 /10 /2013 Dạy lớp: 8E
Ngày dạy : 24 /10 /2013 Dạy lớp: 8A
Tiết 34: Văn bản:
HAI CÂY PHONG ( Tiếp)
( Trích: Người thầy đầu tiên)
Ai-ma-tốp
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
- Sự gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn người thầy Đuy –sen.
- Cách xây dựng mạch kể; cách miêu tả giầu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
b. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nhệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giầu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
c. Thái độ:
- Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.
2. CHUẨN BỊ.
a. Gv: Sưu tầm, tìm hiểu-> Nghiên cứu soạn giảng
b. Hs: Chuẩn bị theo yêu cầu sgk.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi: Hai cây phong gắn với kí ức tuổi thơ như thế nào?
* Đáp án- Biểu điểm(10đ)
- Hai cây phong như những người bạn lớn thân thiết bao dung độ lượng và gắn bó với trẻ trong làng.
- Hai cây phong là nơi hội tụ niềm vui tuổi thơ, nơi gắn bó chan hòa thân ái, tiếp sức cho tuổi thơ khám phá thế giới, mở rộng hiểu biết.
* Đvđ ( 1’) : GV thâu tóm nội dung chính của tiết 33-.> chuyển vào tiết 34.
b. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của giáo viên
Tg
Hoạt động của học sinh
?TB - Vị trí của 2 cây phong?
?Kh - Hai cây phong được so sánh với cái gì?
?TB - Hải đăng? ( Chú thích 6 – sgk)
Vì sao t/giả luôn nhớ về chúng?
?TB - Mỗi lần về quê, “tôi” đã có những hành động gì với 2 cây phong?
?Kh- Hành động đó nói lên vị trí của 2 cây phong đối với t/giả ntn?
GV: Liên hệ thực tế:
- Cũng như “tôi” coi 2 cây phong- kí ức- nỗi nhớ làng quê, những con người VN ta cũng đã từng và mãi mãi coi h/ảnh cây đa, bến nước, con đò -> h/ảnh thân quen của người nông dân VN mỗi khi xa quê hoặc luỹ tre làng, đàn cò trắng bay--> h/ảnh lưu đọng mãi trong mỗi người dânVN khi nhớ về làng quê mình.
?Tb- Quay lại với bài, em hãy cho biết 2 cây phong trong hồi ức của “tôi” hiện ra cụ thể ntn?
GV: Dưới con mắt của 1 hoạ sĩ, 2 cây phong được mtả “ động” hơn. Tuy nhiên trong bức tranh bằng ngôn từ ấy chúng ta còn nghe thấy rất nhiều âm thanh: tiếng lá reo, tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau, reo vù vù...
- Hai cây phong không chỉ được mtả qua con mắt nhìn của người hoạ sĩ mà còn được tả bằng cả trí tưởng tượng và tâm hồn của người nghệ sĩ. Người kể chuyện “ cảm biết được chúng” tuy không nhìn thấy chúng; chúng có tiếng nói riêng và hẳn phải có tâm hồn riêng, có khi chúng như: “thì thầm, tha thiết, nồng thắm”, có khi chúng: “ bỗng im bặt 1 thoáng rồi khắp lá cành lại cất lên tiếng thở dài 1 lượt như thương tiếc người nào”.
?Kh- Em có nhận xét gì về cách mtả của t/giả ? ( ngthuật)
GV: Hai cây phong đựơc nhân hoá cao độ, hết sức sinh động. Tóm lại với sự kết hợp giữa mtả + b/cảm, dùng miêu tả để thể hiện cảm xúc của t/giả được diễn tả thật dung dị và tự nhiên tuôn chảy theo dòng hồi tưởng của n/vật “tôi”- người hoạ sĩ.
?Kh - Tại sao khi đã trưởng thành, đã hiểu được những điều bí ẩn của 2 cây phong- đó chỉ là những chân lí giản đơn mà vẫn không làm cho hoạ sĩ vỡ mộng xưa?
GV: Chân lí giản đơn: Chẳng qua chúng đứng ở trên đồi cao lộng gió nên đáp lại bất kì chuyển động khe khẽ nào của không khí, mỗi chiếc lá nhỏ đều nhạy bén đón lấy mọi làn gió nhẹ thoảng qua.
GV: - Khi đã hiểu được điều bí ẩn của thiên nhiên nhưng trong anh vẫn không tan đi giấc mộng kì diệu của tuổi thơ. Ngược lại kỉ niệm và kí ức huyền ảo ấy vẫn thường đi về, ám ảnh tâm trí anh mỗi khi nhớ về, đặc biệt mỗi khi trở về ngắm nhìn 2 cây phong cổ thụ--> Điều đó chứng tỏ sức mạnh và sự ám ảnh lâu bền, dai dẳng của kỉ niện thời ấu thơ đối với mọi người trong cuộc đời. Tất nhiên không phải ai cũng có cùng tâm trạng ấy.
GV: Điều cuối cùng mà t/giả chưa hề nghĩ đến thủa thiếu thời là gì? Điều ấy lại có t/dụng gì trong mach diễn biến của câu chuyện? Chúng ta đi tìm hiểu tiếp...
?TB- Ai là người đã trồng 2 cây phong trên đồi này?
GV: Thầy nói với An-tư-nai khi trồng 2 cây phong: “Hai cây phong này...nhỏ này” ( sgk-T 99)
--> Thầy mong ước em sẽ tìm thấy hạnh phúc trong học tập, ngôi sao nhỏ trong sáng của thầy. Hai cây phong sẽ đứng trên đỉnh đồi này và những người làng sẽ thấy lòng vui khi nhìn thấy chúng. Đến khi ấy cuộc sống sẽ khác trước. Tất cả những gì đẹp nhất hãy còn ở phía trước.
?Kh- Hai cây phong có tác dụng gì?
?TB - Việc thầy Đuy-xen trồng 2 cây phong đã gửi gắm điều gì?
GV: Đó là tấm lòng và phẩm chất của người cộng sản chân chính.
?Kh - Có nhận xét gì về việc sử dụng ngôi kể?
?TB- Qua phân tích các bạn học sinh đã có những tình cảm gì đối với thầy Đuyn-sen?
?Kh- Thâu tóm nghệ thuật cơ bản của đoạn trích?
?TB- Nội dung cơ bản của đoạn trích?
Gọi HS đọc ghi nhớ
?TB- Nêu ý ngĩa của văn bản?
GV: HS chọn đọc thuộc lòng 1 đoạn mà em thích.
23’
2, Hai cây phong trong cái nhìn và cảm nhận của “tôi”- người hoạ sĩ
* Vị trí của 2 cây phong.
- Phía trên làng, giữa 1 ngọn đồi.
- Như ngọn hải đăng đặt trên núi,
như 2 cái cột tiêu dẫn lối về làng.
- Gắn liền với những kỉ niệm thời thơ ấu của t/giả.
- Liên quan đến nghề hoạ sĩ.
- Không thể không nhanh chóng đến với 2 cây phong để say xưa đứng dưới gốc nhìn, ngắm chúng cho tới ngây ngất.
* Hai cây phong đã từ lâu trở thành 1 h/ảnh kí ức trong tâm hồn t/giả: biểu hiện t/yêu và nỗi nhớ làng quê của 1 con người sống ở nơi xa.
* Hai cây phong trong hồi ức của “tôi”:
- Chúng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng chan chứa lời ca êm dịu.
- Đêm ngày nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, rì rào theo nhiều cung bậc như: sóng thuỷ triều, tiếng thì thầm, đốm lửa...
- Có lúc im bặt thở dài như tiếc thương người.
- Khi mây đen, bão dông: xô cành, tỉa trụi lá, nghiêng ngả tấm thân rẻo rai, reo vù vù như ngọn lửa...
- Bằng h/ảnh miêu tả, so sánh-> 2 cây phong như 2 anh em sinh đôi, 2 con người với sức lực dẻo dai, dũng mãnh, với tâm hồn phong phú, có cuộc sống riêng của mình.
* Những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ không thể nào quên.
- Hs trả lời
* Hai cây phong và thầy Đuy-xen.
- Thầy Đuy-sen- Người thầy đầu tiên- có công xây dựng ngôi trường, xoá mù chữ cho trẻ con làng Ku-ku-rêu trong những năm 20 sau CM tháng 10.
- Là người đem 2 cây phong về đây cùng An-tư-nai trồng nó.
- Hai cây phong là nhân chứng của câu chuyện xúc động về t/cảm của thầy trò An-tư-nai.
* Thầy ước mơ, hi vọng những đứa bé nghèo khổ thông minh, ham học như An-tư-nai sau này sẽ lớn lên, sẽ trở thành người có ích.
- Ngôi thứ nhất, có nhiều liên tưởng, tưởng tượng.
* Lòng biết ơn người thầy Đuy-sen – Người đã gieo vào những tâm hồn trẻ thơ niềm tin, niềm khát khao hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp.
III. Tổng kết- ghi nhớ ( 5’)
1. Nghệ thuật:
- Mtả bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ truyền sự rung cảm đến cho người đọc.
- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép, độc đáo.
- Có nhiều liên tưởng, tưởng tượng hết sức phong phú
2. Nội dung:
- Đoạn trích là bài ca về tình yêu quê hương xứ sở, bài ca về người thầy chân chính:
- H/ảnh 2 cây phong trong cảm nhận của người hoạ sĩ là biểu tượng của quê hương.
- Những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ không thể nào quên.
- Lòng biết ơn người thầy Đuy-sen – Người đã gieo vào những tâm hồn trẻ thơ niềm tin, niềm khát khao hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp.
* Ghi nhớ: sgk- 101.
- Đọc
3. Ý nghĩa (2’)
- Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặnggắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku-ku-rêu.
IV. Luyện tập ( 5’)
c. Củng cố ( 3’)
? Trong hai cây phong người kể chuyện giới thiệu mình làm nghề gì?
A. Nhà văn B. Nhạc sĩ
C. Họa sĩ D. Nhà báo
d. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà ở nhà ( 1’)
- Nắm chắc nội dung p/tích.
- Tìm đọc truyện “ Người thầy đầu tiên”
- Chuẩn bị bài cho tiết sau ( Xem 4 đề bài- sgkT 103)à Viết bài TLV số 2
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiết 34- Hai Cây phong (tiếp).doc