Giáo án Tiết 26: Văn bản Bánh trôi nước

A. MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT:

I. Giúp học sinh:

1. - Thấy được hình thể xinh đẹp, thân phận chìm nổi, đau khổ, bất hạnh và bản lĩnh sắt son, thủy chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Bước đầu cảm nhận nét độc đáo của thơ nôm Hồ Xuân Hương.

2. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài quan hệ từ, ở tập làm văn với bài luyện tập văn biểu cảm.

3. Rèn kỹ năng đọc thơ thất ngôn tư tuyệt - tìm hiểu và phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: + Tập thơ Hồ Xuân Hương.

+ Chuyên luận về thơ Hồ Xuân Hương của Nguyễn Lộc.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin.

- Học sinh: + Soạn bài.

B. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

I. HOẠT ĐỘNG 1 : KIỂM TRA BÀI CŨ : (04 phút)

- Đọc thuộc và diễm cảm bài thơ " Sau phút chia ly " của Đoàn Thị Điểm. Cho biết : Em đọc được trong văn bản này những nỗi sầu chia ly nào của lòng người ?

* Gợi ý: + Nỗi ngầm ngùi xót xa trong cảnh ngộ xa xôi, cách trở.

+ Nỗi buồn thương cho tuổi xuân không còn hạnh phúc.

+ Oán hận chiến tranh làm ly tán hạnh phúc của con người.

+ Mong mỏi hạnh phúc lứa đôi.

HOẠT ĐỘNG 2 : Giới thiệu bài: (01 phút)

- Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ tài hoa trong lịch sử thơ ca dân tộc. Bà có cuộc đời, cá tính khác thường và tài năng độc đáo, được mệnh danh là bà chúa thơ nôm của Việt Nam. "Bánh trôi nước" là một trong những bài thơ nỗi tiếng, tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của bà. Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài thơ để rõ hơn về nhân vật này.

HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm:

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 2079 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 26: Văn bản Bánh trôi nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục Thành phố Huế. Trường thcs Thống nhất, tp.Huế. *****@***** Bài : Bánh trôi nước Hồ Xuân Hương Môn : Ngữ văn - lớp 7. Người thực hiện : Nguyễn Thị Lan Tổ Văn - Giáo dục công dân. Năm học : 2005 - 2006. Tiết 26 Văn bản. Bánh trôI nước. Hồ Xuân Hương Mục đích cần đạt: I. Giúp học sinh: - Thấy được hình thể xinh đẹp, thân phận chìm nổi, đau khổ, bất hạnh và bản lĩnh sắt son, thủy chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. - Bước đầu cảm nhận nét độc đáo của thơ nôm Hồ Xuân Hương. Tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài quan hệ từ, ở tập làm văn với bài luyện tập văn biểu cảm. Rèn kỹ năng đọc thơ thất ngôn tư tuyệt - tìm hiểu và phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình. II. Chuẩn bị: Giáo viên: + Tập thơ Hồ Xuân Hương. + Chuyên luận về thơ Hồ Xuân Hương của Nguyễn Lộc. + ứng dụng công nghệ thông tin. - Học sinh: + Soạn bài. Hoạt động dạy - học: Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ : (04 phút) Đọc thuộc và diễm cảm bài thơ " Sau phút chia ly " của Đoàn Thị Điểm. Cho biết : Em đọc được trong văn bản này những nỗi sầu chia ly nào của lòng người ? * Gợi ý: + Nỗi ngầm ngùi xót xa trong cảnh ngộ xa xôi, cách trở. + Nỗi buồn thương cho tuổi xuân không còn hạnh phúc. + Oán hận chiến tranh làm ly tán hạnh phúc của con người. + Mong mỏi hạnh phúc lứa đôi. Hoạt động 2 : Giới thiệu bài: (01 phút) Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ tài hoa trong lịch sử thơ ca dân tộc. Bà có cuộc đời, cá tính khác thường và tài năng độc đáo, được mệnh danh là bà chúa thơ nôm của Việt Nam. "Bánh trôi nước" là một trong những bài thơ nỗi tiếng, tiêu biểu cho tư tưởng nghệ thuật của bà. Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu bài thơ để rõ hơn về nhân vật này. Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả, tác phẩm: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Phần trình diễn các Slide Hướng dẫn đọc: - Gọi học sinh đọc phần chú thích về tác giả, tác phẩm. ? Em hãy nêu vài nét cơ bản về tác giả Hồ Xuân Hương ? ? Em hiểu gì về bài thơ bánh trôi nước ? - Giáo viên chốt các ý chính. + Giới thiệu 2 tập thơ của Hồ Xuân Hương do nhà xuất bản văn hóa phát hành. ( Thơ Hồ Xuân Hương. Hồ Xuân Hương - Thơ và đời) Giáo viên đọc mẫu và hướng dẫn cách đọc. Câu 1: Giọng tự hào kín đáo, nhấn giọng "trắng" và "tròn" Câu 2: Giọng xót xa, tâm tình, nhấn 7 nỗi 3 chìm. Câu 3,4: Giọng khẳng định rắn rõi, nhấn "mặc dầu", "mà", "lòng son" Giáo viên đọc mẫu một lần. ? Cảm nhận đầu tiên của em khi đọc xong bài thơ ? ? Bài thơ:"Bánh trôi nước" mang hình thức của thể thơ nào ? Nêu cụ thể ? ? Em hiểu gì về nhan đề bài thơ ? ? Có phải bài thơ chỉ tả cái bánh trôi nước hay còn dụng ý gì ? ? Dựa vào cơ sở nào mà em suy nghĩ và kết luận như vậy ? ? Nghĩa nào làm nên giá trị bài thơ ? ? Nếu phân tích, em sẽ chọn phán nào ? Nghĩa đen hay nghĩa bóng ? Hoạt động 4: Tìm hiểu nghĩa thật của bàI thơ. ? Bánh trôi nước được miêu tả như thế nào ? ? "Trắng" và "tròn"gợi tính chất gì của sự vật ? ? Quá trình luộc bánh có hiện tường gì xảy ra ? ? Em hiểu 7 nỗi 3 chìm là như thế nào ? ? Câu thơ thứ 3 lại nói đến việc gì ? ? nói đến cái bánh thì không thể thiếu nhân. ? Vậy nhân bánh làm bằng chất liệu gì ? ?Em sẽ hình dung chiếc bánh trôi nước như thế nào qua các chi tiết"rắn nát - lòng son". ( Giáo viên đưa hình ảnh bánh trôi nước và cho học sinh so sánh với chè xôi nước) ? Theo em, việc kể và tả chiệc bánh trôi nước có chính xác không ? có nhằm mục đích hướng dẫn người làm bánh không ? Hoạt động 5: Tìm hiểu nghĩa chuyển của bàI thơ. ? Từ ngữ hình ảnh nào giúp em hình dung được tầng nghĩa sâu kín của bài thơ ? ? Em trong bàI thơ nàylà ai ? ? Người phụ nữ đã tự giới thiệu mình như thế nào ? ? Em có nhận xét gì về giọng điệu của lời giới thiệu đó ? ? Qua cách giới thiệu đó em hình dung ra hình thể người phụ nữ như thế nào ? ? Với vẻ đẹp ấy, người phụ nữ có quyền được sống như thế nào trong một xã hội công bằng ? - Giáo viên: Nhưng trong xã hội cũ, thân phận ấy khác nào thân phận chiếc bánh trôi. ? Lời thơ nào nói lên thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ ? ? Em nhận xét cách dùng từ ngữ của câu thơ này ? ? Dụng ý của cách đảo từ ngữ này ? Hướng dẫn học sinh luyện tập nhanh: ? Có sự đồng điệu nào trong cảm xúc thơ Hồ xuân Hương với các câu hát than thân trong ca dao ? Nêu vài ví dụ ? ? Nghĩa thực của câu thơ thứ 3 là "rắn nát" tuỳ thuộc vào người làm bánh. Vậy, nghĩa tượng trưng là gì ? ? Ngôn từ nào thể hiện điều đó ? * Giáo viên bình: Giọng điệu câu thơ tuy có ngậm ngùi nhưng không hẵn là buông xuôi, cam chịu. Hai chữ " mặc dầu" đặt giữa câu thơ như một sự gắng gượng vươn lên để tự khảng định mình ở câu thơ kết. - Từ thân phận, chìm nỗi, phụ thuộc-câu thư tứ 4 lấp lánh và toả sáng một vẻ đẹp nhân cách, tâm hồn. (Gọi học sinh đọc lại câu thơ thứ 4) ? Từ ngữ nào gợi lên điều đó ? ? "Tấm lòng son" là gì ? Hoạt động 6: Hướng dẫn học sinh cũng cố bàI học: ? Bài thơ có cấu trúc chặt chẽ, độc đáo. Em hãy phát hiện sự độc đáo đó trong bài thơ ? - Giáo viên: Kết cấu này đem đến một ấn tượng không bao giờ phai mờ trong lòng người đọc về một vẻ đẹp hoàn mỹ của người phụ nữ vượt lên những bi kịch của số phận, của cuộc đời để khẳng định mình. ? Ngôn ngữ tác giả sử dụng có gì khác với ngôn ngữ trong văn bản "Nam Quốc Sơn Hà" của Lý Thường Kiệt ? ? Nhận xét ngôn ngữ của bài thơ "Bánh trôi nước" ? ? Qua bài thơ, em hiểu gì về cuộc đời của nữ sĩ Hồ Xuân Hương ? ? Tấm lòng của bà đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến ra sao ? Hoạt động 7: Hướng dẫn luyện tập. (Nhóm) - Sau khi học xong bài thơ "bánh trôi nước" em hiểu thêm và có thêm cảm nhận gì về người phụ nữ Việt Nam ? - Giáo viên bổ sung: Người phụ nữ ngày nay có thể tham gia vào tất cả mọi công việc khó khăn, nguy hiểm như nam giới trong chiến tranh cũng như trong thời bình. Họ sẵn sàng hiến dâng tuổi xuân của mình cho đất nước. điều đó được thể hiện rất rõ trong cuộc các cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Bài hát" Cô giá mở đường" của tác giả Xuân Giao là một minh chứng. ( Cho học sinh nghe bài hát) - Học sinh đọc kỹ chú thích - Học sinh theo dõi. - Đọc lại. (4 em) nhận xét cách đọc của bạn. - Lời tâm sự của một người có cuộc đời long đong, lận đận. - 3 chìm 7 nỗi. - Thể thơ thất ngôn tứ tuyrệt: bài thơ có 4 câu mỗi câu có 7 chữ., chữ của câu 1, 2 và 4 ăn vần với nhau. - Bánh trối nước: Bánh được làm từ bột nếp, được nhào nặn và viên tròn- có nhân đường phèn. - Không chỉ tả cái bánh mà còn ngầm nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. - Dựa vào từ ngữ diễn đạt hai sự vật: Bánh trôi nước - Người phụ nữ, nghĩa đen - ngghĩa bóng. - Nghĩa bóng: thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. - Cả hai nghĩa: Nghĩa đen và nghĩa bóng. Học sinh đọc lại bài thơ. - Trắng và tròn. - Tinh khiết, không pha tạp, đầy đặn,... - Bảy nỗi, ba chìm. - Thời gian thả bánh không cùng một lúc nên bánh chín thì nỗi, chưa chín thì còn chìm. - Việc nặn bánh tuỳ thuộc vào sự khéo léo hay vụng về của người làm bánh nên bánh có thể rắn hoặc nát. - Nhân bánh làm bằng đường phên nên có màu hồng đỏ - lòng son. - Hình thức bên ngoài có thể thay đổi tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, nhưng chất lượng bên trong vẫn không thay đổi. - Học sinh thảo luận và đưa ra lời nhận xét. - Rất chính xác, không thể học làm bánh vì chưa cụ thể, chưa đầy đủ. - Đọc lại bài thơ. - Thân em, em - Em là người phụ nữ trong xã hội phong kiến. - Thân em vừa trắng lại vừa tròn. - Tự tin, mạnh bạo, tự hào về sắc đẹp và sự trong trắng. - Một người phụ nữ đầy đặn, trắng, rất đẹp. - Họ có quyền: + Hưởng hạnh phúc. + Được trân trọng. + Làm đẹp cho cuộc đời. - Bảy nỗi ba chìm với nước non. - Dùng hình ảnh đối lập. - Đảo thành ngữ. - Thân phận chìm nỗi, bấp bênh của người phụ nữ giữa cuộc đời. Thảo luận nhóm, trả lời : - Cảm xúc bi thương về thân phận hẩm hưu của người phụ nữ. - Ví dụ: + Thân em như hạt mưa sa Hạt rơi xuống giếng, hạt sa ruộng lầy. + Thân em như giếng giữa đang, Người khôn rữa mặt, người phàm rữa chân. + Thân em như miếng cau khô, Người thanh tham mỏng, kẻ thô tham dày. + Thân em như giải lụa đào, Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai. - Thân phận phụ thuộc của người ohụ nữ, không làm chủ được cuộc đời mình, may rủi đều phụ thuộc người khác. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. - Đọc câu thơ thứ 4. - Em vẫn giữ tâm lòng son. - Son sắt chung thủy. Đọc lại toàn bộ bài thơ. - Hai câu thơ giữa nói về thân phận long đong, phụ thuộc được bao bọc bởi câu đầu gợi vẻ đẹp hình thể và câu kết khẳng định vẻ đẹp tâm hồn. - Bài thơ NQSH sử dụng từ Hán Việt. - BTN sử dụng từ thuần Việt. - Ngôn ngữ dễ hiểu. - Bà là người phụ nữ chịu nhiều cay đắng trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. - Nhân cách phụ nữ cứng cỏi, luôn tin vào vào phẩm giá mình. - Trân trọng, cảm thông cho số phận của người phụ nữ. (Học sinh tự bộc lộ): Mỗi học sinh có thể tự trình bày ý nghĩ của mình. - Người phụ nữ ngày nay năng động, sáng tạo, phát huy tài năng. - Tự do ,bình đẳng, giử những chức vụ cao trong chính phủ. - Tham gia các hoạt động xã hội quốc tế. - được bảo vệ ưu tiên, trân trọng. Slide: 2. Slide: 3. Slide: 4. Slide: 5. Slide: 6. Slide: 7. Slide: 8. Slide: 9. Slide: 10. Slide: 11. .Slide: 12. * Hướng dẫn học ở nhà: (01 phút) a. Học thuộc lòng bài thơ. Làm bài luyện tập (trong sách giáo khoa). Soạn bài "Qua đèo Ngang". Người thực hiện: Nguyễn Thị Lan. ----------------------

File đính kèm:

  • docLan.BTN.7.doc
  • pptGA Lan 7.ppt
Giáo án liên quan