1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê.
- Ý nghĩa của các cặp nhân vật bất hủ mà Xéc -van - tét đã góp vào văn học nhân loại: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.
b. Kỹ năng
- Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích.
- Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật (Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích.
c. Thái độ
- Giáo dục học sinh biết nhận ra những hành động đúng sai trong thực tế.
2. CHUẨN BỊ
a. Giáo viên
- Nghiên cứu bài – Tham khảo tài liệu: SGK- SGV – soạn bài.
b. Học sinh
- Đọc kỹ văn bản – Soạn bài theo yêu cầu sách giáo khoa.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi: Em có nhận xét gì về giá trị đặc sắc nghệ thuật và nội dung truyện ngắn cô bế bán diêm?
* Đáp án – Biểu điểm(10đ): Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, các tình tiết hấp dẫn hợp lí. TP truyền cho ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.
* Gới thiệu bài mới (1’): Tây Ban Nha là đất nước ở phhía Tây Châu Âu trong thời đại phục hưng TK XIV- XVI, đất nước này đã sản sinh ra một nhà văn vĩ đại Xéc- van- téc với TP bất hủ “ Đô ki hô tê”a . Đó là nd bài học hôm nay.
6 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 25: văn bản: đánh nhau với cối xay gió ( xéc –van- Tét), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01. 10. 2013 Ngày dạy: 04. 10. 2013 Dạy lớp: 8E
Ngày dạy: 05. 10. 2013 Dạy lớp: 8A
Tiết 25: Văn bản:
ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
( Xéc –van- tét)
1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức
- Đặc điểm thể loại truyện với nhân vật, sự kiện, diễn biến truyện qua một đoạn trích trong tác phẩm Đôn Ki-hô-tê.
- Ý nghĩa của các cặp nhân vật bất hủ mà Xéc -van - tét đã góp vào văn học nhân loại: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa.
b. Kỹ năng
- Nắm bắt diễn biến của các sự kiện trong đoạn trích.
- Chỉ ra được những chi tiết tiêu biểu cho tính cách mỗi nhân vật (Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa) được miêu tả trong đoạn trích.
c. Thái độ
- Giáo dục học sinh biết nhận ra những hành động đúng sai trong thực tế.
2. CHUẨN BỊ
a. Giáo viên
- Nghiên cứu bài – Tham khảo tài liệu: SGK- SGV – soạn bài.
b. Học sinh
- Đọc kỹ văn bản – Soạn bài theo yêu cầu sách giáo khoa.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi: Em có nhận xét gì về giá trị đặc sắc nghệ thuật và nội dung truyện ngắn cô bế bán diêm?
* Đáp án – Biểu điểm(10đ): Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, các tình tiết hấp dẫn hợp lí. TP truyền cho ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.
* Gới thiệu bài mới (1’): Tây Ban Nha là đất nước ở phhía Tây Châu Âu trong thời đại phục hưng TK XIV- XVI, đất nước này đã sản sinh ra một nhà văn vĩ đại Xéc- van- téc với TP bất hủ “ Đô ki hô tê”a . Đó là nd bài học hôm nay...
b. Bài mới
Hoạt động của học sinh
Tg
Hoạt động của giáo viên
? TB - Trình bày tóm tắt hiểu biết của em về tg Xéc- van- téc ?
GV: Sinh ra và lớn lên trong một gđ quí tộc nhỏ.
? TB- Nêu vài nét về tác phẩm?
? TB - Nêu vị trí của đoạn trích?
GV: Giới thiệu TP một cách tóm tắt, Tp sống trên 300 năm: Đôn- ki- hô- tê, một lão quý tộc nghèo vì quá say mê truyện hiệp sĩ nên muốn trở thành hiệp sĩ giang hồ. Lã lục tìm những đồ binh giáp đã han gỉ của tổ tiên để trang bị cho mình, phông cho con ngưa còm của lão là chiến mã Rô- xi – nan- tê, còn bản thân lão là hiệp sĩ Đôn- ki- hô- tê xứ Man- cha. Lão nhớ đến một phụ nữ nông dân lão thầm yêu xưa kia và ban cho chị ta cái tên là công nương Đuyn-xi-nê-a. Lão Đôn- ki- hô- tê gầy gò, cao lênh khênh trên con ngựa comfra đi làm hiệp sĩ lang thang để trừ lũ gian tà, cứu người lương thiện. Cùng đi với lão là Xan- cho-pan-xa béo lùn, được lão chọn là giám mã, cưỡi trên lưng con ngựa thấp lè tè. Sau nhiều phen thất bại ê chề cuối cùng ốm nặng, Đôn- ki- hô- tê mới nhậ ra tai hại của loại truyện hiệp sĩ. Lão viết di chúc và qua đời.
GV: Nêu yêu cầu đọc: Đọc giọng thích hợp vừa ngây thơ vừa tự tin xen lẫn hài hước.
GV đọc từ đầu đến không cân sức.
GV: Gọi HS đọc tiếp.
GV: Nhận xét
? Kh - Em hãy tóm tắt đoạn trích?
? TB - Em hiểu thế nào là: Giám mã, phụng sự, hiệp sĩ.........?
? Kh - Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung và giới hạn mỗi phần?
GV - Nhân vật trong văn bản này được xây dựng dưới ngòi bút tương phản.
? TB - Theo em đó là phép tương phản nào?
? TB - Ấn tượng ban đầu của em về hai nhân vật này là gì?
GV: Cho hs quan sát hình ảnh Đôn- ki- hô- tê trong sgk- 76
? TB - Hãy hình dung về nhân vật Đôn- ki- hô- tê trong sgk- 76 ? (Hình dáng, Trang phục, tính cách…)?
? TB - Trên đường đi hai thầy trò đã gặp cái gì?
? TB - Em hiểu ntn về cối xay gió?
? TB - Nhìn thấy cối xay gió Đôn- ki- hô- tê có suy nghĩ gì?
?TB - Vì sao Đôn- ki- hô- tê đánh nhau với cối xay gió?
GV: Cho là vận may cuộc chiến đấu chính đáng quét sach cái giống xấu xa khỏi mặt đất.
?TB - Trận đánh của Đôn- ki- hô- tê diễn ra ntn? Kết quả ra sao?
GV: Lão dám đương đầu với một lực lượng mạnh gấp bội lần so với mình, không tiếc mạng sống của mình mà một mình một ngựa xông thẳng vào bọn khổng lồ
? TB - Theo em qua câu nói hành động của Đôn- ki- hô- tê có gì giống người bình thường không? Vì sao?
?Kh - Trong đó điểm nào đáng buồn cười, điểm nào tốt đẹp cao quý?
? TB - Sau cú ngã Đôn- ki- hô- tê có điểm nào khiến em chú ý?
? - Thái độ của Xan-chô- pan- xa và cái ngã biểu hiện rõ hơn nữa đặc điểm gì trong t/c?
GV: Không tỉnh ngộ trước sự thực hiển nhiên giải thích một cách mê muội điên rồ. Và lão vẫn tin vào khả năng kiếm hiệp của mình, sẽ chiến thắng phép thuật của phù thuỷ.
?Kh- Trên đường đi tiếp trong cuộc trò truyện với Xan-chô Pan-xa và trong đêm dưới vòm cây to, thấy Đôn- ki- hô- tê thêm đặc điểm nào đáng khen, đáng chê?
? TB- Vì sao Đôn- ki- hô- tê có hành động đó?
?TB- Qua tìm hiểu trên nhân vật để lại cho em ấn tượng gì?
GV: Dưới ngòi bút sinh động, vừa nghiêm chỉnh vừa bỡn cợt trào lộng có nhầm lẫn trong suy nghĩ gàn dở trong việc làm. Chỉ vì ảnh hưởng bởi sách kiếm hiệp
Chúng ta vừa buồn cười vừa mến yêu vừa cảm thấy đáng trách mà lại đáng thương.
15'
20'
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả, tác phẩm
* Xéc- van- tét (1547- 1616) là nhà văn nổi tiếng Tây Ban Nha.
- Tiểu thuyết gồm hai phần.
Phần1: Có 52 chương xuất bản 1605
Phần 2: Có 74 chương xuất bản 1615.
* Đoạn trích thuộc chương 8 của tác phẩm Đôn- ki- hô- tê.
2. Đọc
- Hs đọc.
- Lần này Đôn-Ki-Hô-Tê gặp những chiếc cối xay gió giữa đồng và chàng liền nghĩ đó là các tên khổng lồ.
- Mặc cho Xan-Chô can ngăn, Đôn-Ki-Hô- Tê đơn phương độc mã xông tới, cánh quạt đã khiến cả người và ngựa trọng thương.
- Trên đường đi tiếp Đôn-Ki-Hô-Tê vì danh dự hiệp sĩ và vì nhờ Đuyn-xi-nê-a (Tình nương) của chàng nên đã không rên rỉ, không ăn, không ngủ còn Xan-Chô cứ việc ăn ngon, ngủ kĩ.
3. Tìm hiểu, giải nghĩa từ khó
- Giám mã: người chăm sóc ngựa và hầu các hiệp sĩ.
- phụng sự: dốc lòng, tận tụy
- hiệp sĩ: một tước hiệu thuộc dòng dõi quý phái thừi xưa ở Tây Ban Nha. Nghĩa phổ biến: người có sức mạnh và lòng hào hiệp, hay bênh vực kẻ yếu, cứu giúp người gặp nạn trong xã hội cũ.
- ......................
4. Bố cục
- 3 Phần
+ Phần 1:từ đầu -> không cân sức.
-> Thầy trò Đôn-Ky-Hô-Tê trước trận chiến đấu.
+ Phần 2: Tiếp đến xa xa.
-> Hiệp sĩ Đôn-Ki-Hô-Tê liều mình tấn công bọn khổng lồ và bị thất bại.
+ Phần 3: Còn lại.
-> Hai thầy trò tiếp tục lên đường.
II. Phân tích
- Tương phản giữa 2 nhân vật, 2 tính cách
- Không bình thường
- Nhiều biểu hiện đáng buồn cười
1. Hiệp sĩ Đôn ki hô tê.
- Trạc tuổi 50, người gầy gò, cao lênh khênh cười con ngựa gầy còm
- Đầu đội mũ sắt, vai vác giáo dài…
- Lão bắt chước những nhân vật trong loại chuyện…
- Cối xay gió
- Cối xay hoạt động bằng sức gió thổi quay những cánh quạt. Phổ biến ở Châu Âu.
- Ba bốn chục tên khổng lồ ghê gớm.
-> Đánh lại.
- Cứ tưởng đó là gã khổng lồ.
+ Che kín thân ...lăm lăm ngọn giáo phi tới ...đâm mũi giáo, ngọn giáo gẫy tan tành. Người ngựa...ngã văng ra xa...nằm không cựa quậy.
Con xi rô ...toạc nửa vai.
- Không.
- Suy nghĩ cảm nhận là bất kì nghe nhìn quan sát thực tế ông ta lập tức liên tưởng đến những nhân vật trong sách kiếm hiệp luôn nghĩ mình là hiệp sĩ, diệt ác.
- Tự tin và suy đoán của mình gạt bỏ ngoài tai lời giải thích.
- Có lí tưởng chiến đấu cao quí kiên định chiến đấu, kiên cường dũng cảm.
+ Cố chịu đau không hề rên la, coi thất bại...
+ Không rên rỉ...chẳng vào đâu, bất chấp các hiệp sĩ.
- Bản lĩnh của Đôn- ki- hô- tê không bắt nguồn từ thực tế cuộc sống mà nó từ trong những cuốn sách kiếm hiệp cổ xưa, mà lão đã học và làm theo.
- Không hề quan tâm đến nhu cầu :
+ Đời sống hàng ngày: Ăn ngủ học tập cách sống của các hiệp sĩ.
+ Thức suốt đêm nhớ tình vương.
- Hành động khác bình thường mê kiếm hiệp thành hoang tưởng, mê muội dở người.
* Là người mê muội hoang tưởng.
* Có khát vọng đẹp hành động dũng cảm bản lĩnh kiên cường.
c. Củng cố (3’)
- Em hãy tóm tắt lại nội dung đoạn trích?
- Hs tóm tắt.
d. Hướng dẫn học và làm bài tập ở nhà (1’)
- Đọc lại văn bản – Kể lại tóm tắt câu chuyện.
- Nắm chắc tác giả, tác phẩm.
- Viết một đoạn văn ngắn về nhân vật Đôn- ki- hô- tê.
- Đọc tiếp đoạn còn lại giờ sau học tiếp.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiết 25- Đánh nhau với cối xay gió.doc