1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức
- Vai trò của yếu tố kể trong văn bản tự sự.
- Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.
- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
b. Kỹ năng
- Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự.
- Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự.
c. Thái độ
- Lòng yêu thích loại văn này.
2. CHUẨN BỊ
a. Giáo viên
- Nghiên cứu soạn giảng
b. Học sinh
- Chuẩn bị theo câu hỏi SGK.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ( không)
* Giới thiệu bài mới(1’): Ở lớp 6,7 văn miêu tả, kể chuyện, biểu cảm được giới thiệu tách dời như là những phương thức biểu đạt độc lập. Mục đích của phương thức tự sự là kể lại sự việc còn mục đích của phương thức miêu tả là tả cảnh vật, mục đích của phương thức biểu cảm là người viết biểu hiện tình cảm thái độ của mình. Nhưng trong thực tế ít có VB, t/phẩm nào lại chỉ dựng 1 phương thức biểu đạt mà thường kết hợp đan xen. Vậy trong tiết học này, chúng ta cùng c/m điều đó.
5 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 24: tập làm văn miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29. 9. 2013 Ngày dạy: 02. 10. 2013 Dạy lớp: 8E
Ngày dạy: 05. 10. 2013 Dạy lớp: 8A
Tiết 24: Tập làm văn
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ
1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức
- Vai trò của yếu tố kể trong văn bản tự sự.
- Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.
- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
b. Kỹ năng
- Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một văn bản tự sự.
- Sử dụng kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự.
c. Thái độ
- Lòng yêu thích loại văn này.
2. CHUẨN BỊ
a. Giáo viên
- Nghiên cứu soạn giảng
b. Học sinh
- Chuẩn bị theo câu hỏi SGK.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ( không)
* Giới thiệu bài mới(1’): Ở lớp 6,7 văn miêu tả, kể chuyện, biểu cảm được giới thiệu tách dời như là những phương thức biểu đạt độc lập. Mục đích của phương thức tự sự là kể lại sự việc còn mục đích của phương thức miêu tả là tả cảnh vật, mục đích của phương thức biểu cảm là người viết biểu hiện tình cảm thái độ của mình. Nhưng trong thực tế ít có VB, t/phẩm nào lại chỉ dựng 1 phương thức biểu đạt mà thường kết hợp đan xen. Vậy trong tiết học này, chúng ta cùng c/m điều đó.
b. Dạy nội dung bài mới
Hoạt động của học sinh
Tg
Hoạt động của giáo viên
GV: Gọi hs đọc đoạn văn sgk (72, 73)
- Nêu căn cứ để xác định các yếu tố miêu tả, biểu cảm, kể chuyện?
GV: Kể: Thường tập trung vào nêu sự việc, hành động, nhân vật.
-Tả: Thường tập trung chỉ ra tính chất, màu sắc mức độ của sự việc, nhân vật, hành động
-B/cảm: Thường thể hiện ở các chi tiết bày tỏ cảm xúc, thái độ của người viết trước sự việc, nhân vật, hành động.
? TB - Trong đoạn trích này, tác giả kể lại những sự việc gì?
? Kh - Xác định các yếu tố tự sự ( Chi tiết nhỏ) các sự việc nhỏ trong đoạn văn?
? Kh - Em hãy xác định các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn?
- Có những yếu tố biểu cảm nào?
( suy nghĩ của nhân vật tôi )
( Cảm nhận)
( Phát biểu cảm tưởng)
? TB - Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với yếu tố tự sự?
GV: VD: Đoạn: “ tôi ngồi trên đệm xe... lạ thường” bao gồm:
+ Kể sự việc: Tôi ngồi trên đệm xe
+ Tả: Đùi áp đùi... nhai trầu.
+ Miêu tả: Những cảm giác... lạ thường.
? Kh - Bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên sau đó chép lại các câu văn kể người và việc thành một đoạn. Đối chiếu để nhận xét?
? TB - Đoạn văn có thành chuyện không?- Nếu không có yếu tố miêu tả, biểu cảm câu chuyện sẽ ntn?
? TB - Vậy có yếu tố miêu tả biểu cảm trong đoạn văn trên có t/d gì?
? TB - Từ việc tìm hiểu đoạn văn trên đây em rút ra kết luận gì về vai trò t/d của yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự?
? Kh - Nếu bỏ hết yếu tố kể trong đoạn văn trên chỉ để lại các câu miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ ảnh hưởng ra sao?
? TB - Từ đó em rút ra kết luận gì về vai trò của yếu kể người, kể việc trong VB tự sự?
GV: Yêu cầu hs đọc ghi nhớ sgk
? TB - Hãy tìm một số đoạn văn tự sự có s/d yếu tố miêu tả và biểu cảm trong VB em đã học (Tôi đi học)?
? TB - Tìm miêu tả và biểu cảm trong VB Lão Hạc, văn bản Tức nước vỡ bờ?
? Kh - Viết đoạn văn ngắn kể lại giây phút d2đầu tiên khi em gặp lại người thân?
30'
8'
7'
I. Sự kết hợp các yếu tố kể tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự .
- Hs đọc đoạn văn.
- Hs trả lời.
- Kể lại cuộc gặp gỡ xúc đông của nhân vật tôi với người mẹ lâu ngày xa cách.
- Chi tiết nhỏ như:
+ Mẹ tôi vẫy tôi
+ Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ.
+ Mẹ kéo tôi lên xe
+ Tôi oà khóc, mẹ tôi khóc theo
+ Tôi ngồi bên mẹ, ngả đầu vào cánh tay mẹ
+ Quan sát gương mặt mẹ.
- Miêu tả:
Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi. níu cả chân lại, mẹ tôi không còm cõi, gương mặt vẫn tươi sáng đôi mắt trong, nước da mịn nổi bật màu hồng của hai gò má.
- Biểu cảm.
Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cả hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi vẫn tươi đẹp từ thủa còn sung túc.
Tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng mơn man khắp da thịt, quần ao mẹ tôi, hơi thở thơm tho ở khuôn miệng lạ thường.
Phải bé lại để lăn vào lòng mẹ áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ để bàn tay của người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, gãi rôm ở sống lưng... vô cùng.
- Các yếu tố này không đứng tách riêng mà đan xen vào nhau vừa kể, vừa tả, vừa biểu cảm.
* Đoạn văn:
- Mẹ tôi vẫy tôi, tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ, mẹ kéo tôi lên xe, tôi oà khóc mẹ tôi khóc theo, tôi nhồi vào bên mẹ đầu ngả vào cánh tay quan sát gương mặt mẹ.
- Có thành câu chuyện nhưng nhạt nhẽo, không gây cảm giác cho người đọc ấn tượng nào.
- Các yếu tố miêu tả giúp cho việc kể lại cuộc gặp gỡ giữa hai mẹ con thêm sinh động, tất cả màu sắc, hương vị, hính dáng, diện mạo, của sự việc nhân vật hành động như hiện ra trước mắt người đọc, yếu tố biểu cảm giúp người đọc thể hiện rõ hơn tình mẫu tử sâu nặng buộc người đọc phải xúc động trăn trở suy nghĩ trước sự việc và nhân vật.
- Các yếu tố miêu tả biểu cảm này làm cho ý nghĩa của chuyện càng thêm thấm thía và sâu sắc. Nó góp phần làm cho tg thể hiện được thái độ yêu mến của mình đối với nhân vật sự việc.
- Bỏ hết các yếu tố kể thì sẽ không có chuyện vì cốt truyện là do sự việc và nhân vật cùng với những hành động chính tạo nên. Yếu tố miêu tả biểu cảm chỉ có thể bám vào sự việc và nhân vật mới pt được.
2. Bài học
* Trong VB tự sự ít khi tg chỉ thuần kể người, kể việc mà khi kể thường xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
* Các yếu tố miêu tả biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động sinh động và sâu sắc hơn.
* Ghi nhớ (sgk- 74)
- HS đọc
II. Luyện tập
1. Bài tập 1
- Hs tìm
- VB “ Tôi đi học”
Hàng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường dụng nhiều... tựu trường ( kể)
Tôi quên thế nào được.. .quẵng đường (biểu cảm)
Buổi mai đầy sương thu gió lạnh-> Miêu tả.
- Hs tìm.
- VB “ Lão Hạc “
Hôm sau lão nhờ tôi...-> Kể
Cười như mếu, đôi mắt ầng ậc nước -> Miêu tả
Tôi ...oà khóc -> Biểu cảm.
- VB Tức nước vỡ bờ.
U Van con, u lạy con, con có thương thầy , thương u -> Biểu cảm.
2. Bài tập 2
- Gợi ý:
+ Không gian: Từ xa đến gần (góc người, dáng đi, mái tóc, gương mặt, nụ cười, quần áo...)
+ Hành động: lời nói cử chỉ, ngôn ngữ.
c. Củng cố (3’)
- Nêu tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm?
- Các yếu tố miêu tả biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động sinh động và sâu sắc hơn.
d. Hướng dẫn HS học bài và làm bài tập ở nhà (1’).
- Hoàn chỉnh bài tập 2, học bài.
- Soạn : Đánh nhau với cối xay gió.
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiết 24- Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.doc