1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen.
- Nghệ thuật kể chuyện, các tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.
- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
b. Kỹ năng
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
- Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau).
- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
c. Thái độ
- Giáo dục lòng thương cảm với những con người bất hạnh.
2. CHUẨN BỊ.
a. Giáo viên
- Nghiên cứu tài liệu và soạn giảng.
b. Học sinh
- Học bài và chuẩn bị theo yêu cầu.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi: Nhận xét của em về cái chết của lão Hạc. Qua đó suy nghĩ gì về hình ảnh người nông dân trong XH cũ qua n/vật lão Hạc?
* Đáp án- Biểu điểm(10đ):
- Lão Hạc nghèo khổ bế tắc cùng đường--> dẫn tới cái chết dữ dội, đau đớn - -> Cái chết có ý nghĩa tố cáo hiện thực XHTD nửa PK(5đ).
6 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 2012 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 21: văn bản: cô bé bán diêm (trích) (an- Đéc- xen), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22. 9. 2013 Ngày dạy: 26. 9. 2013 Dạy lớp: 8A
Ngày dạy: 28. 9. 2013 Dạy lớp: 8E
Tiết 21: Văn bản:
CÔ BÉ BÁN DIÊM
(Trích)
(An- đéc- xen)
1. MỤC TIÊU
a. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An-đéc-xen.
- Nghệ thuật kể chuyện, các tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.
- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
b. Kỹ năng
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
- Phân tích được một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau).
- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
c. Thái độ
- Giáo dục lòng thương cảm với những con người bất hạnh.
2. CHUẨN BỊ.
a. Giáo viên
- Nghiên cứu tài liệu và soạn giảng.
b. Học sinh
- Học bài và chuẩn bị theo yêu cầu.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
a. Kiểm tra bài cũ (5’)
* Câu hỏi: Nhận xét của em về cái chết của lão Hạc. Qua đó suy nghĩ gì về hình ảnh người nông dân trong XH cũ qua n/vật lão Hạc?
* Đáp án- Biểu điểm(10đ):
- Lão Hạc nghèo khổ bế tắc cùng đường--> dẫn tới cái chết dữ dội, đau đớn - -> Cái chết có ý nghĩa tố cáo hiện thực XHTD nửa PK(5đ).
- Người nông dân trong xã hội cũ có số phận đau thương, nghèo khổ nhưng có phẩm chất cao quý: chất phác, đôn hậu, giàu tình thương con, trọng nhân cách(5đ).
* Giới thiệu bài mới(1’): Đan Mạch là 1 nước nhỏ thuộc khu vực Bắc Âu, diiện tích chỉ bằng khoảng 1/8 diện tích nước ta. Thủ đô là Cô-fen-ha-ghen. An- đéc- xen là nhà văn nổi tiếng của Đan Mạch với loại truyện kể cho trẻ em. Những truyện ông biên soạn lại từ những truyện cổ tích, nhưng cũng có những truyện do ông hoàn toàn sáng tạo ra. Tiết học này, ta sẽ tìm hiểu 1 trong những truyện nổi tiếng của ông.
b. Bài mới.
Hoạt động của giáo viên
Tg
Hoạt động của học sinh
?TB- Với sự chuẩn bài ở nhà em hãy nêu vài nét cơ bản về tác giả An- đéc Xen?
GV: Sinh ra trong một gia đình nghèo, bố là thợ giày, ham thích văn thơ từ nhỏ. Sáng tác nhiều truyện trở thành quen thuộc với bạn đọc khắp năm châu.
?TB- Cho biết những TP của ông?
GV: Truyện vừa thực vừa ảo mang màu sắc cổ tích thần kì vừa đậm chất trữ tình, gợi tình người vẻ đẹp nhân văn. - Các truyện của ông nhẹ nhàng toát lên lòng yêu thương con người nhất là người nghèo khổ niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian.
?Kh - Nêu hiểu biết của em về đoạn trích?
GV: Truyện ngắn viết năm 1845 khi ông có trên 20 năm cầm bút tên tuổi lừng danh thế giới.
GV: Hướng dẫn cách đọc: đọc chậm, cảm thông, cố gắng phân biệt những cảnh thực và ảo ảnh trong và sau lần cô bé quẹt diêm.
GV đọc từ đầu -> cứng đờ ra
GV: Gọi HS đọc tiếp.
GV: Nhận xét cách đọc
?Kh - Tóm tắt VB bằng lời văn của em?
? Kh - Em hiểu thế nào là: Hiền hậu, gia sản, gió bấc...?
?Kh - VB có thể chia làm mấy phần? giới hạn của mỗi phần?
G: Yêu cầu hs theo dõi phần 1
? TB - Ở phần này tg kể theo trình tự nào?
? TB- Gia cảnh của cô bé bán diêm được tg giới thiệu qua chi tiết nào?
?TB- Gia cảnh ấy đẩy em vào tình trạng ntn?
GV: Cô đơn đói rét, luôn bị bố đánh.
?TB- Câu chuyện được tg đặt vào thời gian không gian nào?
GV: Các nước Bắc Âu vào thời gian này thời tiết rất lạnh, nhiệt độ có khi xuống tới âm vài chục độ, tuyết rơi dày đặc.
?Kh - Vậy tg đặt câu chuyện vào khung cảnh ấy có ý nghĩa gì?
?Kh - Em thấy cảnh tượng trong đêm giao thừa ấy diễn ra ntn?
GV: Ngôi nhà, ngoài đường với em bé.
?Kh - Trong sự việc này nghệ thuật kể chuyện có gì đặc sắc?
? Kh - Tác dụng của nghệ thuật tương phản đối lập?
GV: Tương phản hình ảnh, cái xó tối tăm - Ngôi nhà nhỏ xinh xắn có dòng trường xuân bao quanh năm xưa khi bà nội còn sống. Hiện tại- quá khứ. Trước kia vui hạnh phúc bao nhiêu, bây giờ bơ vơ côi cút bấy nhiêu. Cả nhà chỉ có bà yêu thương em nhất, chỗ dựa tinh thần vững vàng nhất giờ không còn nữa .
GV: Trước kia giao thừa em vui bao nhiêu, thì bây giờ bơ vơ...
Bài thơ “mồ côi” Tố hữu.
Con chim non rã cánh
Đi tìm tổ bơ vơ
Qua nẻo đường hiu quạnh
Lướt mướt dưới dòng mưa.
Cảnh ngộ em bé Đan Mạch tuy có khác cảnh ngộ em bé Việt Nam mồ côi tìm mẹ nhưng qua em kiếp người thơ dại ấy ai mà chẳng lão lòng rớm lệ, là sự bất công XH đương thời.
3'
8'
2'
2'
20'
I. Tìm hiểu chung .
1. Tác giả, tác phẩm.
* An-đéc-xen (1805-1875) là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với truyện cổ tích dành cho trẻ em.
- Các tác phẩm của ông:
+ Bầy chim thiên nga
+ Nàng tiên cá
* Văn bản trích gần hết truyện ngắn “ cô bé bán diêm”.
2. Đọc
- Đọc
- Em bé mồ côi mẹ phải đi bán diêm trong đêm giao thừa rét buốt em chẳng dám vè nhà sợ bố đánh dành ngồi nép vào góc tương liên tục quẹt diêm để sưởi. Hết một bao diêm thì em bé chết cóng trong giấc mơ cùng bà nội lên trời. Sáng hôm sau mùng một tết mọi người qua đường vẫn thản nhiên nhìn cảnh thương tâm.
3. Tìm hiểu, giải thích từ khó
- Hiền hậu: Hiền lành và tốt bụng.
- Gia sản: tài sản của gia đình.
- Gió bấc: gió lạnh, thổi từ hướng bắc.
4. Bố cục
- Ba phần:
+ Phần đầu:Từ đầu -> Cứng đờ ra.
->Hoàn cảnh của cô bé bán diêm.
+ Phần hai:Tiếp theo-> Về chầu thượng đế.
-> Những lần quẹt diêm của cô bé và mộng tưởng.
+ Phần ba: Còn lại
-> Cái chết của cô bé bán diêm
II. Phân tích
- Kể theo thời gian và sự việc
- Cách kể phổ biến của chuyện cổ tích
1. Hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa
- Mẹ chết sống với bố, bà nội cũng qua đời
- Nghèo đầu trần chân đất đi bán diêm.
+ Sống chui rúc... xó tăm tối... luôn nghe lời mắng nhiếc chửi rủa.
+ Phải tự bán diêm kiếm sống... mang tiền về cho bố.
- Đêm giao thừa, ngoài phố rét buốt.
- Em bé nép trong góc tường mong đỡ lạnh nhưng không ăn thua.
- Đêm giao thừa thường nghĩ đến gia đình, sum họp đầm ấm, con người tràn đầy niềm vui, hạnh phúc. Nhưng ngược lại.
- Cửa sổ sáng rực sực nức...ngỗng quay
Ngồi nép trong góc tường, rét buốt hơn...tay cứng đờ ra.
- Nghệ thuật tương phản đối lập giữa cảnh sum họp. Sung túc ấm áp trong cái nhà với cảnh đơn độc đói rét của cô bé ngoài đường.
- Nêu bật sự khổ cực của cô bé bán diêm gợi niềm thương cảm cho mọi người.
* Nhỏ nhoi cô độc đói rét không ai đoái hoài, hoàn cảnh khốn khổ đáng thương.
c. Củng cố (3’)
- Gv khái quát lại nội dung đã học
d. Hướng dẫn học và làm bài ở nhà (1’)
- Kể tóm tắt truyện.
- Nắm chắc nội dung tiết học.
- Chuẩn bị bài cho tiết sau: Học tiếp VB
.* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tiết 21- Cô bé bán diêm.doc