Giáo án tiết 15 tiếng việt: từ tượng hình - Từ tượng thanh

1. MỤC TIÊU

a. Kiến thức:

- Đặc điểm từ tượng hình, từ tượng thanh.

- Công dụng từ tượng hình, từ tượng thanh.

b. Kỹ năng.

- Nhận biết từ tượng hình, tượng thanh và giá trị của chúng trong miêu tả.

- Lựa chọn sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết.

c. Thái độ

- Có ý thức sử dụng từ tượng hình, tượng thanh để tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng trong giao tiếp.

2 CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

a. Chuẩn bị của GV:

- Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu, máy chiếu qua đầu.

b. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc bài ở nhà, chuẩn bị các bài tập SGK.

3 TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

a. Kiểm tra bài cũ: (5’)

* Câu hỏi: Thế nào là trường từ vựng, làm bài tập 4 trang 26.?

* Đáp án- biểu điểm:

- Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.(4đ)

- Trường khứu giác: Mũi, thính, điếc, thơm (3đ)

- Trường thính giác: Tai, nghe, rõ, điếc, thính (3đ)

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tiết 15 tiếng việt: từ tượng hình - Từ tượng thanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16. 9. 2013 Ngày giảng: 19. 9. 2013 Dạy lớp 8A 20. 9. 2013 Dạy lớp 8E Tiết 15 Tiếng việt TỪ TƯỢNG HÌNH - TỪ TƯỢNG THANH 1. MỤC TIÊU a. Kiến thức: - Đặc điểm từ tượng hình, từ tượng thanh. - Công dụng từ tượng hình, từ tượng thanh. b. Kỹ năng. - Nhận biết từ tượng hình, tượng thanh và giá trị của chúng trong miêu tả. - Lựa chọn sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh phù hợp với hoàn cảnh nói, viết. c. Thái độ - Có ý thức sử dụng từ tượng hình, tượng thanh để tăng thêm tính biểu cảm, tính hình tượng trong giao tiếp. 2 CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH a. Chuẩn bị của GV: - Soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu, máy chiếu qua đầu.... b. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc bài ở nhà, chuẩn bị các bài tập SGK. 3 TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: a. Kiểm tra bài cũ: (5’) * Câu hỏi: Thế nào là trường từ vựng, làm bài tập 4 trang 26.? * Đáp án- biểu điểm: - Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.(4đ) - Trường khứu giác: Mũi, thính, điếc, thơm (3đ) - Trường thính giác: Tai, nghe, rõ, điếc, thính (3đ) *Giới thiệu bài mới: (1’) Ở tiết trước các em đã tìm hiểu trường từ vựng trong văn miêu tả, biểu cảm. Trong thơ tác giả thường sử dụng từ tượng hình, từ tượng thanh, Vậy hai loại từ này có đặc điểm và công dụng gì? Tiết học hôm nay thầy và trò chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu. b. Nội dung bài mới. Hoạt động của thầy Tg Hoạt động của học sinh GV ?TB ?TB ?K GV ?K ?TB ?K ?K ?K GV GV ?TB GV GV ?TB ?TB ?K GV ?K ?K GV Chiếu đoạn trích SGK - 49 Gọi HS đọc. Trong các từ được gạch chân, từ nào gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật ? Những từ nào mô phỏng âm thanh ? Những từ như trên có tác dụng gì trong văn miêu tả và tự sự ? Những từ móm mém, xồng xộc… gợi ra một cách sống động hình ảnh Lão Hạc già nua; hình ảnh ông giáo chạy vội vã, nhanh và mạnh. Cái chết của Lão Hạc dữ dội, đau đớn. Vậy em hiểu thế nào là từ tượng hình, tượng thanh, công dụng? Tìm từ tượng hình, từ tượng thanh trong câu thơ sau? VD : - Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà - Xe điện chạy leng keng vui như đàn con nít - Sum suê chợ bưởi tíu tít Đồng Xuân. Lấy VD về từ tượng hình, tượng thanh? Trong đoạn trích trên việc dùng các từ gợi hình tượng thanh có t/d ntn? Vậy theo em từ tượng hình, tượng thanh có t/d gì? Yêu cầu học sinh lấy ví dụ. - Do đặc tính về âm, về nghĩa mà từ TH- TH khi được s/d trong văn tự sự và miêu tả đã làm cho cảnh vật con người hiện ra sống động với nhiều dáng vẻ, cử chỉ âm thanh màu sắc và tâm trạng khác nhau. VD: Cười: ĐT chỉ hoạt động của con người nhưng cười cũng có nhiều kiểu với dáng vẻ âm sắc tâm trạng khác nhau. ha ha: Cười to sảng khoái. Hô hố: Cười to thô lỗ gây khó chịu. Cười khẩy: Nhếc mép tỏ ý khinh thường. -> Khác nhau về sắc thái biểu cảm. Phần lớn các từ tượng hình, tượng thanh thuộc từ loại nào mà em đã học? - Từ láy: Có giá trị lớn trong việc diễn đạt nội dung. ( Mỗi lần nó xuất hiện trong thơ thì vần thơ, ht thơ cảm xúc thơ đầy ấn tượng, thi vị thơ nên hoa, nên nhạc. VD: Thân gày guộc, lá mong manh. Ao thu lạnh lẽo nước trong veo. HS đọc yêu cầu của bài tập và làm phần a Tìm tự tượng hình, tượng thanh trong câu? Tìm 5 từ tượng hình gợi dáng đi của người? Phân biệt ý nghĩa của các từ tượng thanh tả tiếng cười? Sử dụng tiếng cười của mình trong giao tiếp sao cho lịch sự văn minh. Hãy đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh? Sưu tầm một số bài thơ em đã học có sử dụng từ tượng hình , tượng thanh? 20’ 16’ I. Đặc điểm, công dụng . 1. Ví dụ - Móm mém, xồng xộc, vật vã, rũ rượi, xộc xệch, sòng sọc. - Hu hu, ư ử. - Gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao 2. Bài học - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người. - Từ tượng hình: Lác đác,Lom khom, Sum suê. -Từ tượng thanh: leng keng, tíu tít VD : Thập thò, heo hút, khúc khuỷu, róc rách, tí tách - Gợi hình ảnh âm thanh cụ thể sinh động, có giá trị biểu cảm cao, miêu tả được rõ nét cái chết bất ngờ đau đớn dữ dội thê thảm của LH. - Từ tượng hình, tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao. Thường được dùng trong văn miêu tả và tự sự. * Ghi nhớ (SGK – 75) - Hs lấy ví dụ. - Từ láy II. Luyện tập 1. Bài tập 1 a. Từ tượng hình: rón rén, lẻo khoẻo, chỏng quèo, sấn sổ, b. Từ tượng thanh: soàn soạt, bịch, bốp om sòm. 2. Bài tập 2 Từ tượng hình tả dáng đi của người: lò dò, thoăn thoắt, lề mề, khập khiễng, chập chững, khệnh khạng, ngật ngưỡng… Bài tập 3: - Ha hả: tả tiếng cười to, tỏ ra khoái trí - Hì hì: Từ mô phỏng tiếng cười phát ra đằng mũi thường biểu lộ sự thích thú có vẻ hiền lành hồn nhiên. - Hô Hố: Mô phỏng tiếng cười to, thô lỗ, gây cảm giác khó chịu. - Hơ hớ: Cười thoải mái, vui vẻ không cần che đậy. Bài tập 4: - Gió thổi ào ào nhưnh vẫn nghe rõ những tiếng cành khô gãy rắ rắc. - Cô bé khóc nước mắt rơi lã chã. - Trên cành đào đã lấm tấm những nụ hoa. - Đêm tối. Ttrên con đường khúc khuỷu thấp thoáng những đốm sáng đom đóm lập loè. - Mưa rơi lộp bộp trên tàu lá chuối. - đàn vịt đang lạch bạch về chuồng. - Người đàn ông cất tiếng ồm ồm. Bài tập 5: Qua đèo ngang.( Bà Huyện Thanh Quan) Tre Việt Nam ( Nguyễn Duy) Nhớ con sông Quê hương ( Tế Hanh) c. Củng cố: (2’) ? Thế nào là từ tượng thanh, từ tượng hình? - Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh dáng vẻ trạng thái của sự vật. - Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên của con người. d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà.(1’) - Học ghi nhớ. - Hoàn chỉnh bài tập. - Lấy ví dụ về từ TT-TH - Chuẩn bị: Liên kết các đoạn văn trong VB. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………….

File đính kèm:

  • docTiết 15- Từ tượng hình- từ tượng thanh.doc
Giáo án liên quan