I/ MỤC TIÊU :
1- Kiến thức :
-Nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo: mục đích yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản báo cáo.
2- Kĩ năng :
-Biết cách viết một văn bản báo cáo đúng qui cách.
-Nhận ra những sai sót khi viết văn bản báo cáo.
3-Thái độ :
-Yêu tiếng Việt
II/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
v Tham khảo các tài liệu:
o Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7.
o Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II.
o Bảng phụ.
2. Học sinh:
v Học tốt bài cũ.
v Đọc và soạn bài “Văn bản báo cáo”.
4 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết : 124 văn bản báo cáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 16/04/08
Tiết : 124
VĂN BẢN BÁO CÁO
I/ MỤC TIÊU :
1- Kiến thức :
-Nắm được đặc điểm của văn bản báo cáo: mục đích yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản báo cáo.
2- Kĩ năng :
-Biết cách viết một văn bản báo cáo đúng qui cách.
-Nhận ra những sai sót khi viết văn bản báo cáo.
3-Thái độ :
-Yêu tiếng Việt
II/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên:
Tham khảo các tài liệu:
Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7.
Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II.
Bảng phụ.
2. Học sinh:
Học tốt bài cũ.
Đọc và soạn bài “Văn bản báo cáo”.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
H1: Thế nào là văn bản đề nghị?
YCTL: Trong cuộc sống, sinh hoạt và học tập, khi xuất hiện một yêu cầu, quyền lợi chính đáng nào đó của cá nhân hay tập thể ( thường là tập thể) thì người ta viết văn bản đề nghị gởi lên các cá nhân hoặc tổ chức có thẩm quyền để nêu ý kiến của mình.
H2: Một văn bản đề nghị gồm những yêu cầu gì? Những mục nào là cần thiết trong văn bản đề nghị?
YCTL: Văn bản đề nghị cần ttrình bày trang trọng, ngắn gọn và sáng sủa theo một số qui định sẵn. Nội dung không nhất thiết phải trình bày đầy đủ tất cả nhưng cần chú ý các mục sau:
+ Ai đề nghị?
+ Đề nghị ai?
+ Nội dung đề nghị là gì?
3. Bài mới: (37 phút)
Lời vào bài: (1 phút)
Báo cáo là một trong số văn bản hành chính tiêu biểu và thông dụng trong cuộc sống. Mục đích văn bản báo cáo là trình bày nội dung và kết quả công việc của một cá nhân hay tập thể.Tùy theo yêu cầu và tính chất của sự việc cần báo cáo mà người ta viết loại văn bản này dài hay ngắn, đơn giản hay phức tạp… Để hiểu cụ thể hơn về loại văn bản báo cáo, hôm nay chúng ta tìm hiểu.
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
KIẾN THỨC
14’
10’
6’
6’
Hoạt động 1:
Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm của văn bản báo cáo.
* GV treo bảng ghi hai văn bản (SGK/133,134).
H1: Hai văn bản trên báo cáo vấn đề gì? Ai báo cáo? Báo cáo cho ai?
H2: Qua hai văn bản trên, theo em viết báo cáo để làm gì?
H3: Khi viết báo cáo cần chú ý gì về nội dung và hình thức trình bày?
* GV cho HS thảo luận nhóm – cử đại diện nhóm trả lời – cá nhân bổ sung.
H4: Em hãy cho biết trong sinh hoạt hay trong học tập ở trường lớp khi nào em viết báo cáo?
* GV: Gọi HS đọc các tình huống trong SGK.
H5: Trong các tình huống trên, tình huống nào cần viết báo cáo?
Hoạt động 2 :
Hướng dẫn HS cách làm văn bản báo cáo.
H6: Các em hãy xem lại hai văn bản trên và cho biết văn bản được trình bày theo trình tự nào?
H7: Cả hai văn bản có những điểm nào giống và khác nhau?
(Nâng cao)
H8: Những phần trọng tâm của văn bản báo cáo là gì?
H9: Qua tìm hiểu hai văn bản trên, em hãy cho biết cách làm một văn bản báo cáo?
Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS một số lưu ý khi làm văn bản báo cáo.
H10: Tên văn bản thường được viết như thế nào?
H11: Các mục trong văn bản báo cáo được trình bày ra sao?
H12: Các kết quả của văn bản báo cáo phải được trình bày như thế nào?
* GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
Riêng lớp 7A1 yêu cầu cho các em luyện tập viết một văn bản báo cáo về kết quả của đợt quyên góp ủng hộ các em bị nhiễm chất độc màu da cam trong năm học này.
Củng cố: (2 phút)
Em hiểu thế nào là văn bản báo cáo?
Yêu cầu về nội dung và hình thức của văn bản báo cáo như thế nào?
HS theo dõi.
TL:
* Văn bản 1: Báo cáo về kết quả hoạt động chào mừng ngày 20-11 của lớp 7B.
+ Lớp 7B báo cáo.
+ Báo cáo cho Ban giám hiệu nhà trường.
* Văn bản 2: Báo cáo kết quả quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ lụt.
+ Lớp 7C báo cáo.
+ Báo cáo cho anh Tổng phụ trách đội.
TL: Báo cáo được viết để trình bày về tình hình, sự việc và các kết quả đạt được của mỗi tập thể sau thời gian thực hiện.
TL: - Nội dung: Trình bày rõ tình hình, sự việc và những số liệu cụ thể, minh chứng cho kết quả đã đạt được.
- Hình thức: Trình bày sạch sẽ, rõ ràng, sáng sủa.
* GV cho HS thảo luận nhóm – cử đại diện nhóm trả lời – cá nhân bổ sung.
TL:
+ Viết báo cáo tổng kết tình hình học tập của tập thể 7A1 trong học kì I (2005-2006).
+ Viết báo cáo kết quả tham gia hoạt động ngoại khóa nhân dip chào mừng ngày 26.03.
…
HS đọc.
TL: Chỉ có tình buống (b) là cần phải viết văn bản báo cáo.
+ Đó là báo cáo về tình hình sinh hoạt, học tập công tác của lớp trong hai tháng cuối năm.
Tình huống (a)- viết văn bản đề nghị.
Tình huống (c)– viết đơn xin nhập học.
TL: Trình tự: có các mục cơ bản được sắp xếp:
+ Quốc hiệu – tiêu ngữ.
+ Địa điểm, ngày tháng làm báocáo.
+ Tên báo cáo.
+ Ai báo cáo?
+ Báo cáo cho ai?
+ Kết quả báo cáo.
+ Kí tên.
TL: Giống nhau: về trình tự của một văn bản báo cáo.
Khác nhau: về nội dung.
* Văn bản 1: Báo cáo về kết quả hoạt động chào mừng ngày 20-11 của lớp 7B.
* Văn bản 2: Báo cáo kết quả quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ lụt.
TL:+ Báo cáo về vấn đề gì?
+ Báo cáo với ai?
+ Ai báo cáo?
TL: Một văn bản báo cáo cần đầy đủ các mục cần thiết; lời lẽ sáng sủa, rõ ràng, có số liệu cụ thể để giúp người nhận báo cáo anứm rõ được tình hình.
TL: Tên văn bản cần viết chữ in hoa, khổ to, giữa trang giấy.
TL: Không viết sát lề giấy, các khoảng can đối, rõ ràng.
TL: Các kết quả rõ ràng với các số liệu chio tiết, cụ thể, tránh nói chung chung.
HS đọc.
I/ Đặc điểm của văn bản báo cáo:
* Văn bản 1: Báo cáo về kết quả hoạt động chào mừng ngày 20-11 của lớp 7B.
+ Lớp 7B báo cáo.
+ Báo cáo cho Ban giám hiệu nhà trường.
* Văn bản 2: Báo cáo kết quả quyên góp ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ lụt.
+ Lớp 7C báo cáo.
+ Báo cáo cho anh Tổng phụ trách đội.
- Tình buống (b) là cần phải viết văn bản báo cáo.
II/ Cách làm văn bản báo cáo:
* Trình tự:
+ Quốc hiệu – tiêu ngữ.
+ Địa điểm, ngày tháng làm báocáo.
+ Tên báo cáo.
+ Ai báo cáo?
+ Báo cáo cho ai?
+ Kết quả báo cáo.
+ Kí tên.
* Những phần trọng tâm của văn bản:
+ Báo cáo về vấn đề gì?
+ Báo cáo với ai?
+ Ai báo cáo?
* Một số lưu ý khi làm văn bản báo cáo:
* Ghi nhớ: SGK/136.
III. Luyện tập:
4. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút)
Viết một văn bản báo cáo về két quả học tập và rèn luyện của lớp trong học kì I (2005 – 2006)
Đọc soạn bài “Luyện tập viét văn bản đề nghị và văn bản báo cáo”.
RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
File đính kèm:
- TIET 124.doc