Giáo án Tiết 120: luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), viết bài tập làm văn số 6 ở nhà

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Củng cố tri thức về yêu cầu, cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở tiết trước.

2. Kỹ năng: Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà rèn kỹ năng tìm ý, lập ý, kỹ năng viết một bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

3. Tích hợp: Với phần văn: Ở văn bản chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.

B. Chuẩn bị:

Giáo viên: Soạn bài, máy tính, máy chiếu.

Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà.

C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1809 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 120: luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), viết bài tập làm văn số 6 ở nhà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang Phòng giáo dục và đào tạo Sơn Động Giáo án thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh vòng 2 chu kỳ 2009-2010 Họ và tên: Đường Thị Huyền Đơn vị: Trường THCS Cẩm Đàn-Sơn Động-Bắc Giang Ngày soạn:01/02/2010 Ngày giảng: 05/02/2010 Tiết 120: luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), viết bài tập làm văn số 6 ở nhà Mục tiêu cần đạt: Kiến thức: Củng cố tri thức về yêu cầu, cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) đã học ở tiết trước. 2. Kỹ năng: Qua hoạt động luyện tập cụ thể mà rèn kỹ năng tìm ý, lập ý, kỹ năng viết một bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 3. Tích hợp: Với phần văn: ở văn bản chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. Chuẩn bị: Giáo viên: Soạn bài, máy tính, máy chiếu. Học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: Nội dung Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1: Khởi động(2 phút) 1.Kiểm tra bài cũ 2.Giới thiệu bài Hoạt động 2+3 : Luyện tập trên lớp. ( 35 phút) I.Ôn tập lý thuyết 1. Khái niệm: Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. 2. Các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) a. Tìm hiểu đề và tìm ý b. Lập dàn ý c. Viết bài d. Đọc lại bài viết và sửa chữa II. Luyện tập trên lớp Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. 1.Tìm hiểu đề và tìm ý a.Tìm hiểu đề: -Kiểu đề: Nghị luận về một đoạn trích tác phẩm truyện. -Vấn đề nghị luận: Nhận xét, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của truyện. - Hình thức nghị luận: Nêu cảm nhận về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà”. b. Tìm ý: +Truyện:”Chiếc lược ngà” của tác giả Nguyễn Quang Sáng sáng tác năm 1966 tại chiến trường Nam Bộ trong thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ diễn ra quyết liệt. + Tình cha con sâu sắc giữa bé Thu và ông Sáu. -Nhân vật bé Thu + Thái độ và hành động của bé Thu trước và sau khi nhận ra ông Sáu là cha. -Nhân vật ông Sáu + Tình cảm ông Sáu dành cho con trong đợt nghỉ phép và những ngày ở chiến khu. + Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện hợp lý, bất ngờ. +Xây dựng nhân vật sinh động hấp dẫn. + Sử dụng ngôi kể kể thứ nhất. + Ngôn ngữ: Giản dị mang đậm màu sắc Nam Bộ. + Nhận định đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 2. Lập dàn ý a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm: “Chiếc lược ngà”, và đánh giá về tình cha con giữa bé Thu và ông Sáu. b. Thân bài: Triển khai những cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. +Nhân vật bé Thu -Thái độ và hành động của bé Thu trước và sau khi nhận ra ông Sáu là cha. +Nhân vật ông Sáu -Tình cảm ông Sáu dành cho con trong đợt nghỉ phép và những ngày ở chiến khu. -Nghệ thuật xây dựng cốt truyện, tình huống truyện. -Xây dựng nhân vật sinh động hấp dẫn. -Ngôi kể kể thứ nhất. -Ngôn ngữ: Giản dị mang đậm màu sắc Nam Bộ. c. Kết bài: Nhận định đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. 3.Viết bài. 4. Đọc và sửa chữa. Đoạn văn viết về thái độ và hành động của bé thu khi nhận ra ông Sáu là cha(trong buổi chia tay): Trong buổi sáng cuối cùng, trước phút ông Sáu phải lên đường, thái độ và hành động của bé Thu đã đột ngột thay đổi hoàn toàn. Lần đầu tiên Thu cất tiếng gọi “ba” và tiếng kêu như tiếng xé, rồi “nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh nh một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó”, “ Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. Trong giờ phút chia tay đầy cảm động ấy, tình yêu và nỗi nhớ người cha xa cách đã bị dồn nén bấy lâu, nay bùng ra thật mạnh mẽ, hối hả và cuống quýt. Tiếng gọi ấy không chỉ khiến ba nó bật khóc mà còn làm cho trái tim của biết bao người phải rung động. Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò. (8 phút) Củng cố: Dặn dò: Kết hợp trong phần ôn tập lý thuyết. Các em đã biết nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Để vận dụng những kiến thức về lý thuyết vào thực hành ta sang bài hôm nay. ? Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. Khái quát và chiếu đáp án. ? Em Hãy trình bày các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). Chiếu bốn bước lên phông. Khái quát về bốn bước này. Chuyển ý: Đó là phần lý thuyết các em đã được học trong những tiết học trước. Để thực hành phần lý thuyết đó ta sang phần II. Chiếu đề bài lên bảng, yêu cầu học sinh đọc. Dẫn dắt: Với đề bài trên ta sẽ thực hiện theo bốn bước vừa ôn tập ở phần lý thuyết. ? Đề bài thuộc thể loại gì. ? Vần đề nghị luận ở đây là gì. ? Từ ngữ nào trong đề cho biết về hình thức nghị luận. ? Văn bản chiếc lược ngà của tác giả nào, được sáng tác trong hoàn cảnh nào. ? Em biết gì về hoàn cảnh lịch sử cụ thể này . ? Đoạn trích chiếc lược ngà thể hiện nội dung gì. Nội dung: Thể hiện ở nhân vật ông Sáu và bé Thu. ? Trong truyện nhân vật bé Thu được khắc hoạ qua những chi tiết nào . ? Thái độ của bé Thu như thế nào trước và sau khi nhận ra ông Sáu là ba. Gợi ý: Miêu tả qua những chi tiết nào khi ông Sáu về thăm nhà. ? Tình cảm của ông sáu với con được thể hiện trong những thời điểm nào. ? Tâm trạng của ông Sáu như thế nào trong những ngày nghỉ phép và khi ở chiến khu. Đó là những ý chính ở phần nội dung. Ngoài nội dung ta tìm hiểu thêm các ý về nghệ thuật: ? Truyện đã sử dụng những nét nghệ thuật đặc sắc nào. Gợi ý: Về cốt truyện, xây dựng tình huống, nhân vật; sử dụng ngôi kể; ngôn ngữ kể chuyện. ? Sau khi đọc tác phẩm em có cảm nhận gì về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Giảng: Khi đọc bất cứ một tác phẩm nào thì điều quan trọng nhất là phải nêu được nhận định đánh giá của mình sau khi đọc tác phẩm. Có như vậy thì chúng ta mới cảm nhận sâu sắc về tác phẩm. Đánh số thứ tự các ý vừa tìm. ? Bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) có mấy phần, nội dung của từng phần. ? Dựa vào dàn ý đó hãy sắp xếp những ý mà chúng ta vừa tìm được vào các phần mở bài, thân bài, kết bài trong dàn ý. Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm (Phân làm 3 nhóm) thảo luận sắp xếp các ý ở phần tìm ý vào phần mở bài, thân bài, kết bài. Sau khi thảo luận nhóm giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết quả thảo luận. Nhận xét, thống nhất về dàn ý. Đưa dàn ý của mình cho học sinh tham khảo. Giáo viên gợi ý: Trong dàn bài là những ý chính cơ bản. Các em cần tìm thêm các chi tiết trong truyện làm dẫn chứng để có một dàn ý đầy đủ chi tiết phục vụ tốt cho phần viết bài. ? Nhìn vào dàn ý ta thấy 2 luận điểm lớn đó là luận điểm nào. Chuyển ý: Trên cơ sở những luận điểm và các luận cứ đưa ra trong dàn bài ta sang phần viết bài. Giao việc cho học sinh: dãy bàn đầu viết phần mở bài; dãy giữa viết về ý: Thái độ và hành động của bé Thu khi nhận ra ba( trong buổi chia tay); dãy cuối viết phần kết bài. Các em ở cùng dãy làm chung một nhiệm vụ, làm cá nhân. Hướng dẫn viết mở bài: các em đã biết mở bài có những cách viết đó là đi từ khái quát đến cụ thể (từ nhà văn đến tác phẩm hoặc nhân vật ); nêu trực tiếp những suy nghĩ của người viết… Phần thân bài: Triển khai ý phải có dẫn chứng cụ thể để minh hoạ khi chuyển tiếp các đoạn phải có các từ liên kết. Phần kết bài: viết theo hướng đóng và mở. Đóng là khái quát lại được toàn bộ nội dung, mở là nói được về giá trị của tác phẩm trong lòng người đọc. Theo dõi học sinh viết. Gọi học sinh nhận xét về nội dung hình thức của đoạn văn mà các bạn vừa trình bày. ? Về nội dung đã đảm bảo được yêu cầu của phần nhiệm vụ được giao chưa. ? Về hình thức diễn đạt , văn phong như thế nào. Nhận xét và đưa đoạn văn viết về thái độ hành động của bé Thu khi nhận ra ông Sáu là cha lên phông chiếu cho học sinh đọc và tham khảo. Trình bày về nội dung và hình thức đoạn văn. Mở rộng: Như các em biết xưa nay khi nói đến văn nghị luận người ta thường cho là khô. Nhưng có những áng văn nghị luận nổi tiếng và đi vào lòng người như chiếu dời đô, tinh thần yêu nước của nhân dân ta…nó thuyết phục người đọc bởi hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục . do vậy khi viết văn nghị luận các em nên vận dụng cả các yếu tố biểu cảm cho bài viết có cảm xúc, đi vào lòng người. Khái quát toàn bộ kiến thức về tiết học: các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện(hoặc đoạn trích). Về nhà viết lại cho hoàn chỉnh các đoạn ở trên lớp. Viết bài tập làm văn số 6 ở nhà. Chiếu đề bài lên phông. Đề bài: Suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ qua nhân vật Vũ Nương trong : ” Chuyện người con gái Nam Xương”. Gợi ý: Với đề bài này cần chú ý tập chung nghị luận vấn đề thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Nhân vật Vũ Nương là nạn nhân của thói ghen tuông mù quáng, chịu nhiều oan ức. Nghe. Trình bày khái niệm. Trình bày theo bốn bước đã học. Nghe. Đọc đề bài. Nghe. Trả lời về kiểu đề; vấn đề nghị luận và hình thức nghị luận. Trả lời về nội dung của câu truyện Đây là hoàn cảnh chiến tranh nhiều người phải ra chiến trường. Trả lời Trả lời trước khi nhận ra ông Sáu bé Thu lạnh nhạt thờ ơ. Trong buổi chia tay thì xúc động và gọi ba. Trả lời: Trong những ngày nghỉ phép buồn, bất lực…những ngày ở chiến khu thì dồn hết sức mình làm cây lược ngà cho con. Trả lời về nghệ thuật Nêu nhận định đánh giá chung. Nghe. Có 3 phần và nêu nhiệm vụ cụ thể của từng phần. Thảo luận nhóm Trình bày kết quả. Nhận xét các nhóm khác Nghe . Trả lời luận điểm lớn trong bài là: Nội dung và nghệ thuật. -Dãyđầu: Viết phần mở bài. -Dãy Giữa: Viết kết bài. -Dãy cuối : Viết kết bài. Viết các đoạn theo yêu cầu của giáo viên. Đọc trước lớp. Nhận xét về nội dung. Nhận xét về hình thức. Đọc đoan văn trên phông chiếu. Nghe Chú ý lắng nghe. Nghe. Nghe và chép đề bài tập làm văn số 6 vào vở.

File đính kèm:

  • docLuyent tap lam bai van nghi luan.doc
  • pptTiet 120 luyen tap lam bai van nghi luan.ppt