Giáo án Tiết : 119 dấu chấm lững và dấu chấm phẩy

I/ MỤC TIÊU :

1- Kiến thức :

- Những công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

2- Kĩ năng :

-Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết.

- Luyện kĩ năng viết đoạn văn.

3- Thái độ :

- Cẩn trọng trong việc sử dụng dấu câu .

II/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên:

v Tham khảo các tài liệu:

o Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7.

o Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II.

o Bảng phụ.

2. Học sinh:

v Học tốt bài cũ.

v Đọc và soạn bài “Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy”.

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1731 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết : 119 dấu chấm lững và dấu chấm phẩy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22/03/08 Tiết : 119 DẤU CHẤM LỮNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY I/ MỤC TIÊU : 1- Kiến thức : - Những công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy. 2- Kĩ năng : -Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi viết. - Luyện kĩ năng viết đoạn văn. 3- Thái độ : - Cẩn trọng trong việc sử dụng dấu câu . II/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Tham khảo các tài liệu: Thiết kế câu hỏi Ngữ văn 7. Sách Giáo viên, sách thiết kế Ngữ văn 7 – Tập II. Bảng phụ. 2. Học sinh: Học tốt bài cũ. Đọc và soạn bài “Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy”. III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút) H1: Thế nào là phép liệt kê? Cho ví dụ? YCTL: Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm. Ví dụ: Nhà tôi có 5 người: bố, mẹ, anh, chị và tôi. H1: Nêu các kiểu liệt kê theo cấu tạo và ý nghĩa? YCTL: * Xét về cấu tạo: Có liệt kê theo từng cặp và liệt kê không theo từng cặp. * Xét về ý nghĩa: Có liệt kê tăng tiến và liệt kê không tăng tiến. ( Đối với lớp 7A1: Cho lấy ví dụ cụ thể) 3. Bài mới: (37 phút) Chúng ta đã đi vào tìm hiểu công dụng của dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm hỏi trong chương trình lớp 6, sang lớp 7 các em sẽ đi vào tìm hiểu công dụng của mộ số loại dấu câu tiếp theo. Hôm nay, ta sẽ biết hai loại dấu: dấu chấm lửng và dấu chẩm phẩy. TL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Kiến thức cơ bản 12’ 11’ 14’ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu công dụng của dấu chấm lửng. * GV treo bảng phụ ghi ví dụ (a,b,c SGK/121) * GV: Gọi HS đọc ví dụ. H1: Trong các ví dụ trên, dấu chấm lửng được sử dụng để làm gì? H2: Từ ví dụ trên, em hãy rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm lửng? Hoạt động : Hướng dẫn HS tìm hiểu công dụng của dấu chấm phẩy. * GV: Treo bảng phụ ghi VD (a, b SGK/122). * GV: Gọi HS đọc ví dụ. H3: Các câu sau, dấu chấm phẩy dùng để làm gì? H4: Có thể thay nó bằng dấu phẩy được không? Vì sao? H5: Từ ví dụ (a,b) ta có thể rút ra công dụng gì của dấu chấm phẩy? Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập. * GV: yêu cầu HS làm bài tập 1,2. Gọi HS lần lượt lên bảng làm. Các cá nhân ở bên dưới theo dõi, nhận xét, sửa chữa, bổ sung. * GV treo bảng phụ ghi bài tập: Em hãy nêu công dụng của dấu chấm lửng trong các trường hợp sau: a. Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng. Vàng rơi! Vàng rơi … thu mênh mông. b. Tre xanh Xanh tự bao giờ? Chuyện ngày xưa … đã có bờ tre xanh. c. Là người Việt Nam, tôi yêu miền Nam; tôi còn yêu thêm vì miền Nam là quê mẹ, quê má, quê ngoại của tôi nữa. Hoạt động củng cố : -Em hãy nêu công dụng của dấu chấm lửng? Cho ví dụ? -Em hãy nêu công dụng của dấu chấm phẩy? Cho ví dụ? HS theo dõi. HS đọc. TL: Các dấu chấm lửng trong các câu trên được dùng để: Tỏ ý còn nhiều vị anh hùng nữa chưa liệt kê hết. Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ bưu thiếp (một tấm bưu thiếp thì quá nhỏ so với dung lượng của một cuôn stiểu thuyết). TL: Dấu chấm lửng dùng để: + Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. + Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng. + Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bọi cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. HS theo dõi. HS đọc. TL: a. Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp (vế thứ hai đã dùng dấu chấm phẩy để ngăn cách các bộ phận đồng chứa). b.Dấu chấm phẩy để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp giúp người đọc hiểu được các bộ phận, các tầng bậc ý trong phép liệt kê. TL: Không thể thay dấu phẩy được. Vì: Dấu phẩy để ngăn cách các thành phần đồng chức trong một bộ phận liệt kê; còn dấu chấm phẩy được dùng để phân giới các bộ phận liệt kê ấy trong phép liệt kê chung. TL: Dấu chấm phẩy được dùng để: + Đánh dấu ranh giới giữa các vế trong câu ghép có cấu tạo phức tạp. + Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. Bài tập 1: Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong các câu sau: Biểu thị lời bị ngắt, dứt quãng do sợ hãi, lung túng. Biểu thị câu nói bị bỏ dở. Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ. Bài tập 2: Nêu công dụng của dấu chấm phẩy: phân cách hai vế trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp. Như câu a. Phân cách các bộ phận trong một phép liệt kê. * GV cho HS thảo luận nhóm – cử đại diện nhóm strả lời – các cá nhân nhận xét – sửa chữa và bổ sung. I/ Dấu chấm lửng: 1.Ví dụ: 2. Ghi nhớ: Dấu chấm lửng dùng để: + Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. + Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng. + Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bọi cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. II/ Dấu chấm phẩy: 1. Ví dụ: 2. Ghi nhớ:: Dấu chấm phẩy được dùng để: + Đánh dấu ranh giới giữa các vế trong câu ghép có cấu tạo phức tạp. + Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp. III. Luyện tập: Bài tập 1: Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong các câu sau: Bài tập 2: Nêu công dụng của dấu chấm phẩy: 4. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1 phút) Học tốt bài cũ. Làm bài tập 3 (SGK/123). Đọc soạn bài “Văn bản đề nghị”. RÚT KINH NGHIỆM , BỔ SUNG ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docv7-t119.doc
Giáo án liên quan