A/ Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của chúng trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa và tàn khốc.
Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột “thuế máu” theo trình tự miêu tả của tác giả.
2. Kĩ năng:
Nhận biết được nghệ thuật của VB qua ngòi bút lập luận sắc bén, giọng văn trào phúng sâu cay của NAQ trong văn chương chính luận.
3. Thái độ:
Bồi dưỡng cho HS thái độ căm ghét chiến tranh phi nghĩa, lên án thủ đoạn tàn bạo của TD Pháp trong chiến tranh.
B/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tham khảo tài liệu có liên quan
Thiết kế bài dạy.
2. Học sinh:
Đọc văn bản, đọc chú thích, tìm bố cục
Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
C/ Tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra:
H: Trong văn bản “Bàn luận về phép học”, tác giả Nguyễn Thiếp đã chỉ ra lối học sai trái và bàn về cách học đúng như thế nào?
6 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 105 Văn bản: Thuế máu (Trích “Bản án chế độ thực dân Pháp) Nguyễn ái Quốc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/03/2014
Tuần 29
Tiết 105
Văn bản: Thuế máu
(Trích “Bản án chế độ thực dân Pháp)
Nguyễn ái Quốc -
A/ Mức độ cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
Hiểu được bản chất độc ác, bộ mặt giả nhân giả nghĩa của thực dân Pháp qua việc dùng người dân thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của chúng trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa và tàn khốc.
Hình dung ra số phận bi thảm của những người bị bóc lột “thuế máu” theo trình tự miêu tả của tác giả.
2. Kĩ năng:
Nhận biết được nghệ thuật của VB qua ngòi bút lập luận sắc bén, giọng văn trào phúng sâu cay của NAQ trong văn chương chính luận.
3. Thái độ:
Bồi dưỡng cho HS thái độ căm ghét chiến tranh phi nghĩa, lên án thủ đoạn tàn bạo của TD Pháp trong chiến tranh.
B/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Tham khảo tài liệu có liên quan
Thiết kế bài dạy.
2. Học sinh:
Đọc văn bản, đọc chú thích, tìm bố cục
Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
C/ Tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra:
H: Trong văn bản “Bàn luận về phép học”, tác giả Nguyễn Thiếp đã chỉ ra lối học sai trái và bàn về cách học đúng như thế nào?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
Những năm đầu thế kỉ XX, các nước dế quốc phát triển mạnh với thế lực hùng hậu, chúng tiến hành khai thác thuộc địa khiến c/s của ND các nc này vô cùng cực khổ. Cũng vào thời gian này, NAQ đã đầu tư rất nhiều công sức và thời gian để hoàn thành tp “Bản án chế độ TD Pháp” gồm 12 chương, mỗi chương viết về 1 chủ đề và tập hợp lại thành 1 bản cáo trạng đanh thép, tố cáo tội ác tày trời của CN thực dân và miêu tả c/s khốn cùng của ND các nc thuộc địa.
Tác phẩm được viết bằng tiếng Pháp, năm 1925 được xuất bản tại Pa-ri và năm 1946 xuất bản tại VN. VB “Thuế máu” nằm ở chương I, có nội dung vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa và các thủ đoạn tàn bạo của TD Pháp trong việc dùng người thuộc địa làm vật hi sinh cho quyền lợi của mình trong các cuộc chiến tranh thảm khốc. Vậy đoạn trích có nội dung như thế nào? C. ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 2:
* GV hướng dẫn cách đọc: Chậm, rõ ràng, giọng kết hợp khi mỉa mai châm biếm, khi đau xót đồng cảm, khi căm hờn, phẫn nộ.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
- Giải thích từ khó: bản xứ, Ban-căng, Lính khố đỏ, công sứ, ....
GV: “Thuế máu” thuộc kiểu VB nào?
-> Nghị luận. (chủ yếu dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề) -> Thuyết phục người đọc, người nghe.
H: Vấn đề “Thuế máu” được triển khai thành mấy luận điểm?
-> 3 luận điểm:
+ Chiến tranh và người bản xứ.
+ Chế độ lính tình nguyện
+ Kết quả của sự hi sinh.
H: Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản?
-> Sáng tạo, độc đáo, đầu-cuối đầy đủ, gây ấn tượng.
H: Em thấy cách đặt nhan đề “Thuế máu” và tiêu đề của cả 3 phần gợi cho người đọc suy nghĩ gì?
-> Tập trung người đọc người nghe vào giai đoạn l/sử 30-45, người dân thuộc địa bị thực dân Pháp bóc lột bằng mọi thứ thuế: thuế thân, thuế muối...mở các đồn điền cao su, cà phê...chính sách dùng người rất dã man, tàn bạo. Nhưng có 1 thứ thuế dã man nhất, đó là thực dân Pháp dùng chính xương máu của người dân bản xứ để làm công cụ chiến tranh-> Bóc lột thuế bằng máu. => Tác dụng: gây ấn tượng cho người đọc, vạch trần bộ mặt ghê tởm của chủ nghĩa thực dân.Cách đặt tên cho 3 phần như vậy cũng tạo sự mạch lạc.
H: VB được viết theo phương thức biểu đạt nào?
-> Nghị luận kết hợp với TS và BC.
- HS theo dõi phần đầu.
H: Để làm sáng tỏ luận điểm “Chiến tranh và người bản xứ” tác giả đã triển khai mấy luận cứ?
-> 2 luận cứ: giọng điệu của bọn thực dân và số phận người dân các nc thuộc địa.
H: Trước chiến tranh, người dân bản xứ được gọi như thế nào?
H: Và đối với chúng, người dân thuộc địa chỉ biết có việc gì?
H: Cách gọi đó thể hiện thái độ gì của thực dân Pháp đối với nhân dân thuộc địa?
GV: Trước khi chiến tranh thế giới lần 1 (1914-1918) bùng nổ, chúng khinh miệt gọi người dân các nước thuộc địa là An-nam-mit, là bọn mọi đen bẩn thỉu.... Thế nhưng tên gọi ấy cũng chẳng tồn tại mãi, bởi vì cuộc “Chiến tranh vui tươi” đã xảy ra.
H: Tại sao tác giả lại dùng từ “chiến tranh vui tươi”?
-> Vì chiến tranh TG lần 1, bọn thực dân nhằm bành trướng lãnh thổ, vơ vét của cải ở các nc thuộc địa-> rất vui tươi đối với chủ nghĩa thực dân. Nhưng để có được sự vui tươi, bọn chúng cũng cần phải có lính. Các em hãy cùng theo dõi.
- HS chú ý đoạn văn tiếp theo
H: Khi chiến tranh xảy ra, người dân thuộc địa được gọi với những cái tên như thế nào?
H: Cách gọi đó đã hàm chứa thái độ gì?
H: Tại sao người dân ở các nc thuộc địa từ địa vị hèn hạ bỗng dưng được coi trọng như vậy?
-> Vì TD Pháp muốn họ đi lính cho chúng. Bọn chúng tàn bạo, nhẫn tâm lợi dụng xương máu của nhân dân thuộc dịa để chết thay cho chúng trên chiến trường.
H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật và cách sử dụng từ ngữ của tác giả?
H: Qua những DT mang ý mỉa mai sâu cay đó, bộ mặt của bọn thực dân hiện lên như thế nào?
GV: Tác giả đã chế giễu, mỉa mai cuộc chiến tranh này ngay từ đầu VB với các cụm từ được đặt trong dấu ngoặc kép. Thực chất, đây là cuộc chiến tranh đầy gian khổ và sự thực những người dân vẫn luôn bị khinh miệt và đàn áp thẳng tay. Cái tên của họ trước và trong chiến tranh có thay đổi nhưng bản chất thì không thay đổi. Đó chỉ là những cái tên rỗng tuếch mà thôi. Họ vẫn là những công cụ chiến tranh.
Chính cái mâu thuẫn ấy đã gây ra nụ cười mỉa mai. Tác giả chỉ rõ mâu thuẫn giữa danh hiệu và cái giá họ phải trả. Vậy số phận của học được miêu tả ra sao?
H: Số phận của người dân các nước thuộc địa được miêu tả trên những phương diện nào?
-> ở chiến trường và ở hậu phương.
H: Trên chiến trường, số phận của người đi lính được miêu tả như thế nào?
GV: Cuộc chiến tranh đã đẩy người dân bản xứ đến cảnh thê thảm khi học phải xa gia đình, quê hương, bỏ cả mạng sống vì những mục đích vô cùng phi nghĩa. Họ bị biến thành những vật hi sinh cho lợi ích của kẻ cầm quền.
H: Ngoài ra, số phận của người dân bản xứ ở hậu phương cúng được giới thiệu như thế nào?
GV: Mặc dù không phải ra chiến trường nhưng cuộc sống của họ tại hậu phương cũng chẳng sung sướng hơn khi họ....
H: Để làm rõ số phận của người dân thuộc địa, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của nó?
GV: Tác giả chỉ rõ: “Tổng cộng có 70 vạn người....mình nữa”. Việc đưa ra số liệu cụ thể làm cho người đọc có sự tin cậy cao-> Tố cáo tọi ác của thực dân, gây lòng căm thù phẫn nộ của nhân dân các nước thuộc địa đối với chúng.
* GV giới thiệu 2 bức tranh.
H: Hãy cho biết, 2 bức tranh minh hoạ cho nội dung gì của VB?
- Cảnh người dân thuộc địa kéo xe tay, quan “Phụ mẫu” ngồi trên xe, quát tháo...
- Cảnh người dân bị đàn áp bởi đòn roi...
GV: Trong phần 1 của VB, ta thấy tác giả đã phản ánh bộ mặt giả nhân giả nghĩa của bọn thực dân khi muốn sử dụng người dân vô tội ở các xứ thuộc địa vào cuộc chiến tranh, muốn ném họ vào lò lửa chiến tranh để đạt được mục đích của chúng. Vậy cụ thể, vấn đề “Thuế máu” còn được làm sáng tỏ ở những phương diện nào? chúng ta tiếp tục được tìm hiểu ở tiết sau.
I/Tìm hiểu chung:
- Đọc
-Tìm hiểu chú thích:
II/ Tìm hiểu văn bản:
1. Chiến tranh và người bản xứ:
* Giọng điệu của bọn thực dân:
Trướcchiến tranh
Khi chiến tranh
- Gọi:
+Bọn da đen bẩn thỉu
+ Bọn An-nam-mit bẩn thỉu
- Chỉ biết kéo xe tay, ăn đòn.
-> Khinh miệt
- Gọi:
+ Con yêu
+ Bạn hiền
- Chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do.
-> Ngợi ca
- NT: Tương phản, đối lập; sử dụng nhiều danh từ mang ý mỉa mai, châm biếm.
-> Giọng điệu giả dối, bịp bợm,thâm độc.
* Số phận của người dân thuộc địa:
- ở chiến trường:
+ Xa gia đình, quê hương
+ Phơi thây trên chiến trường
+ Chết khi vượt biển
+ Bỏ xác tại những vùng hoang vu
+ Bị tàn sát.
- ở hậu phương:
+ Bị vắt kiệt sức trong các xưởng thuốc súng.
+ Nhiễm khí độc, khạc ra từng miếng phổi.
- NT: Liệt kê
-> Làm nổi bật số phận thảm thương của người dân thuộc địa.
4. Củng cố:
GV nhắc lại các kiến thức trọng tâm của tiết học.
5. Hướng dẫn học bài:
- Đọc lại văn bản
- Học nội dung cơ bản theo trình tự tìm hiểu.
- Tiếp tục trả lời câu hỏi về các nội dung còn lại để tiết sau học tiếp.
File đính kèm:
- Thue mau.doc