Giáo án Tiết 101 Văn bản: Bàn luận về phép học (Luận học pháp)

A/ Mức độ cần đạt:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

Thấy được mục đích, tác dụng của việc hộc tập chân chính: Học để làm người, học để biết và làm theo, học để cho đất nước ngày càng hưng thịnh. Đồng thời thấy được nghệ thuật lập luận của tác giả.

Nắm được đặc điểm của thể Tấu.

2. Kĩ năng:

Biết phân biệt được cách học sai lầm với cách học đúng; so sánh thể tấu với các thể chiếu, hịch, cáo.

3. Thái độ:

Bồi dưỡng cho HS thái độ học tập đúng đắn.

B/ Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

Tham khảo tài liệu có liên quan

Thiết kế bài dạy.

2. Học sinh:

Đọc văn bản, đọc chú thích, tìm bố cục

Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.

C/ Tiến trình lên lớp:

1. ổn định lớp.

2. Kiểm tra:

H: Đọc thuộc lòng đoạn trích “Nước Đại Việt ta” và cho biết tác giả đã khẳng định quyền độc lập của DT ta dựa trên những yếu tố nào?

3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài:

ở các tiết học vb trước, các em đã được làm quen với các dạng nghị luận trung đại như: chiếu, hịch, cáo. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về thể tấu qua VB: “Bàn luận về phép học” trích trong một bài tấu dâng vua Quang Trung của tác giả Nguyễn Thiếp.

 

doc6 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiết 101 Văn bản: Bàn luận về phép học (Luận học pháp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/03/2014 Tiết 101 Văn bản: Bàn luận về phép học (Luận học pháp) - Nguyễn Thiếp - A/ Mức độ cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Thấy được mục đích, tác dụng của việc hộc tập chân chính: Học để làm người, học để biết và làm theo, học để cho đất nước ngày càng hưng thịnh. Đồng thời thấy được nghệ thuật lập luận của tác giả. Nắm được đặc điểm của thể Tấu. 2. Kĩ năng: Biết phân biệt được cách học sai lầm với cách học đúng; so sánh thể tấu với các thể chiếu, hịch, cáo. 3. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS thái độ học tập đúng đắn. B/ Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tham khảo tài liệu có liên quan Thiết kế bài dạy. 2. Học sinh: Đọc văn bản, đọc chú thích, tìm bố cục Trả lời các câu hỏi vào vở soạn. C/ Tiến trình lên lớp: 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra: H: Đọc thuộc lòng đoạn trích “Nước Đại Việt ta” và cho biết tác giả đã khẳng định quyền độc lập của DT ta dựa trên những yếu tố nào? 3. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài: ở các tiết học vb trước, các em đã được làm quen với các dạng nghị luận trung đại như: chiếu, hịch, cáo. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về thể tấu qua VB: “Bàn luận về phép học” trích trong một bài tấu dâng vua Quang Trung của tác giả Nguyễn Thiếp. Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 2: H: Qua chuẩn bị bài ở nhà, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm? GV: Nguyễn Thiếp (1723-1804) là người học rộng hiểu sâu, từng làm quan dưới triều Lê và sau đó ra giúp Quang Trung dựng nước. Ông được mọi người kính trọng, gọi là “La Sơn phu tử” (tức bậc thầy lớn ở La Sơn- Hà Tĩnh). Tháng 8/1791 ông dâng lên vua Quang Trung bản tấu gồm 3 điều: + Đức quân (đức của nhà vua): mong nhà vua 1 lòng tu lấy đức, lấy sự học vấn mà tăng thêm tài. + Dân tâm (lòng dân): Khẳng định lấy dân là gốccủa đất nước. Gốc có vãng, nước mới yên. + Học pháp (phép học) -> VB trong SGK được trích từ phần 3. * GV hướng dẫn cách đọc: Chậm, rõ ràng, giọng thành kính. - GV đọc mẫu, gọi HS đọc. - Giải thích từ khó: tam cương, ngũ thường, Chu Tử, tứ thư, ngũ kinh, chư sử. H: Nêu hiểu biết của em về thể tấu? GV: Tấu có điểm giống và khác so với chiếu, hịch, cáo: + Giống: đều là thể văn nghị luận cổ, đều được viết bằng văn xuôi, văn vần hay văn biền ngẫu. + Khác: Chiếu, hịch, cáo là thể văn do vua hoặc chỉ huy viết, để ban bố mệnh lệnh hoặc công bố kết quả cho bề dưới được biết. Còn tấu thì lại do bề dưới viết để dâng lên bề trên (dâng lên vua). - Một số VB tấu nổi tiếng trong lịch sử: “Xuất sư biểu” của Khổng Minh “Thất trảm sớ” của Chu Văn An “Biểu trần tình” của Hoàng Diệu. Hoạt động 3: GV: VB “Bàn luận về phép học” thuộc loại VB nghị luận trình bày, đề nghi 1 vấn đề. H: Vấn đề mà tác giả đề nghị ở đây là gì? -> Vấn đề chủ trương, thuộc lĩnh vực GD-ĐT con người. H: Bố cục của đoạn trích? -> 3 phần: + P1: từ đầu-> điều ấy(Mục đích chân chính của việc học) + P2: Nước Việt ta-> xin chớ bỏ qua.( Bàn luận về phép học) + P3: Đạo học-> hết.(ý nghĩa và tác dụng của việc học chân chính). H: Tác giả dẫn câu châm ngôn:”Ngọc không mài...rõ đạo” ngay ở đầu VB có ý nghĩa gì? -> Dễ hiểu, tăng tính thuyết phục, tạo tiền đề để bàn về việc học. GV: Bằng cách nêu hình ảnh ẩn dụ quen thuộc nhưng nhấn mạnh bằng cách nói phủ định 2 lần để thành khẳng định. Giống như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. H: Đạo mà Nguyễn Thiếp muốn nói với chúng ta ở đây là gì? -> Đạo là lẽ sống đúng, đẹp và là mối quan hệ XH giữa người với người. H: Đối với tác giả, kẻ đi học trước hết là phải học điều gì? H: Vậy em hiểu mục đích chân chính của việc học là gì? GV: Sau khi xác định mục đích chân chính của việc học, tác giả đã đưa ra lời bàn luận. - HS chú ý đoạn văn trang tiếp theo H: Đoạn văn tiếp theo có nội dung là gì? H: Soi vào sử sách, tác giả đã chỉ ra những lối học lệch lạc, sai trái nào? H: Em hiểu như thế nào là lối học hình thức và cầu danh lợi? GV: Nghĩa là học thuộc lòng câu chữ nhưng không hiểu nội dung, chỉ có danh mà không có thực (Hữu danh vô thực) mà được trọng vọng, lợi lộc, nhàn nhã. -> Nền chính học bị thất truyền là như thế. Không biết cả đến những điều giản đơn nhất, cơ bản nhất như tam cương, ngũ thường thì không thể là người biết trên dưới, biết làm người được, chứ nói gì đến làm quan. H: Hậu quả của lối học sai trái đó là gì? GV: Hậu quả thật khôn lường. Các vua Lê, chua Trịnh như: Lê Cảnh Hưng, Lê Chiêu Thống, Trịnh Sâm, Trịnh Khải...đều là những tên dâm loạn, bạo chúa, hèn nhát, tầm thường và bán nước. H: Em có nhận xét gì về lời bàn luận của tác giả? - HS đọc “Cúi xin...bỏ qua” H: Tác giả đã đưa ra những ý kiến nào để bàn về cách học? H: Việc mở rộng trường lớp, thành phần học nhằm mục đích gì? -> Mở rộng trường học, thành phần học là tạo cho người học 1 điều kiện rất thuận lợi. Đây là chủ trương đúng đắn và tiến bộ của tác giả với tư cách là 1 nhà giáo dục lão thành. H: Bên cạnh đó, tác giả còn đưa ra phương pháp học đúng đắn như thế nào? GV: Tác giả chỉ rõ: lấy Chu Tử làm chuẩn, lấy tiểu học làm căn bản, học tuần tự từ thấp lên cao, phải học rộng ra rồi tóm gọn, theo điều học mà làm. H: Học như thế nhằm đạt mục đích gì? H: Tác giả tin tưởng phép học do mình đề ra có thể tạo nên điều gì? GV: Nếu biết được mục đích chân chính của việc học, biết được cách học đúng đắn, thì từ đó sẽ hình thành đạo học. H: Hãy chỉ ró tác dụng của đạo học? H: Tại sao nói: Đạo học thành thì sinh ra người tốt, học tích cực là cơ sở tạo ra người tài? -> HS. H: Đạo học có sức mạnh như thế nào mà làm cho triều đình ngay ngắn? -> Vì: Đạo học cải tạo con người Cải tạo XH Thúc đẩy XH phát triển theo hướng tích cực. H: Đằng sau những lí lẽ bàn về tác dụng của phép học, người viết đã thể hiện thái độ gì? -> Tin tưởng vào đạo học chân chính, kì vọng vào tương lai đất nước. H. Đọc những tấu trình của Nguyễn Thiếp về phép học, em thu nhận được những điều sâu xa nào về đạo học của ông cha ta ngày trước? H. Theo em những lời tấu trình của Nguyễn Thiếp có ý nghĩa ntn đối với việc học hôm nay? Hoạt động 4: - Gọi HS đọc yêu cầu GV: Hướng dẫn HS lập sơ đồ. I/ Tìm hiểu chung: 1/ Tác giả, 2/ Tác phẩm. - Đọc - tìm hiểu chú thích: - Bố cục: II/ Tìm hiểu chi tiết văn bản: 1. Mục đích chân chính của việc học. - Học để trở thành người biết rõ đạo, có đạo đức. -> Học để làm người. 2. Bàn về cách học, * Phê phán cách học sai lầm. - Học hình thức - Học cầu danh lợi -> Không hiểu nội dung, có danh mà không có thực chất. - Hậu quả: Chúa tầm thường, thần nịnh hót, nước mất nhà tan. -> Lời bàn luận chân thật, thẳng thắn. * Đề xuất cách học đúng - Mở rộng trường lớp - Mở rộng thành phần học. -> Tạo điều kiện thuận lợi cho người học. - Phương pháp học đúng: + Học theo Chu Tử + Học tuần tự từ thấp đến cao + Học rộng nhưng phải biết hệ thống kiến thức. + Học đi đôi với hành. -> Nắm đc k. thức, học có chiều sâu. - Kết quả: + Đào tạo được người tài giỏi + Giữ vững nước nhà. 3. Tác dụng của phép học: - Có được người tốt. - Triều đình ngay ngắn - Thiên hạ thịnh trị -> XH, đất nước ổn định và phát triển. III/ ý nghĩa văn bản: 1/ Nội dung: - Mục đích và tác dụng của việc học chân chính: học là để làm người, học để biết và làm, học để góp phần hưng thịnh đất nước. - Đạo học lấy mục đích hưng thịnh đất nước , mục đích làm người tốt nên cần phát huy trong khẩu hiệu " Tiên học lễ, hậu học văn" 2/ Nghệ thuật: - Luận điểm rõ ràng, lí lẽ chặt chẽ, lời văn khúc chiết, thể hiện tấm lòng của một trí thức chân chính đối với đất nước. * Luyện tập: Mục đích chân chính của việc học Phê phán những lệch lạc, Khẳng định quan điểm, sai trái của việc học phương pháp học đúng đắn. Tác dụng của việc học chân chính 4. Củng cố: - Tác giả chỉ ra những cách học sai lầm và hậu quả của nó như thế nào? - Đồng thời, ông đã đề xuất phương pháp học đúng như thế nào? Tác dụng của phép học ấy? 5. Hướng dẫn học bài: - Đọc lại VB, học bài theo quá trình tìm hiểu - Học thuộc ghi nhớ. - Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập XD và trình bày luận điểm.

File đính kèm:

  • docBàn luận về phép học.doc
Giáo án liên quan