* Kiến thức, kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng Rồng rắn lên mây, tốc độ đọc khoảng 50 – 55 tiếng/ phút.
- Hiểu cách chơi trò chơi Rồng rắn lên mây.
*Phát triển phẩm chất và năng lực chung:
- Có tinh thần hợp tác; khả năng làm việc nhóm.
- Ý thức tập thể trách nhiệm cao (thông qua trò chơi Rồng rắn lên mây).
11 trang |
Chia sẻ: Băng Ngọc | Ngày: 07/03/2024 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tiếng Việt Lớp 2 - Tuần 13, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ hai, ngày tháng năm 2021
TIẾT 1+2: TIẾNG VIỆT
Bài 23: RỒNG RẮN LÊN MÂY
I. MỤC TIÊU
* Kiến thức, kĩ năng:
- Phát triển kĩ năng đọc thông qua việc đọc đúng, rõ ràng Rồng rắn lên mây, tốc độ đọc khoảng 50 – 55 tiếng/ phút.
- Hiểu cách chơi trò chơi Rồng rắn lên mây.
*Phát triển phẩm chất và năng lực chung:
- Có tinh thần hợp tác; khả năng làm việc nhóm.
- Ý thức tập thể trách nhiệm cao (thông qua trò chơi Rồng rắn lên mây).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV hỏi:
+ Em biết gì về trò chơi Rồng rắn lên mây?
+ Em chơi trò chơi này vào lúc nào? Em có thích chơi trò chơi này không?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu: giọng nhanh, thể hiện sự phấn khích.
- HDHS chia đoạn: (3 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến rồng rắn.
+ Đoạn 2: Tiếp cho đến khúc đuôi.
+ Đoạn 3: Còn lại.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ:vòng vèo, núc nắc, khúc đầu, khúc giữa, khúc đuôi.
- Luyện đọc câu dài: Nếu thầy nói “có”/ thì rồng rắn/ hỏi xin/ thuốc cho con/ cho thầy/ bắt khúc đuôi.
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.102.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.52.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu một lần trước lớp.Giongj đọc nhẹ nhàng, phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1: Nói tiếp để hoàn thành câu.
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.102.
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.52.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2: Đặt 1 câu nói về trò chơi mà em thích.
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.102.
- HS viết câu về điều em thích trong trò chơi Rồng rắn lên mây.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS nêu câu em viết.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- 2-3 HS luyện đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện theo nhóm ba.
- HS lần lượt đọc.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: Túm áo nhau làm rồng rắn.
C2: Đến gặp thầy để xin thuốc cho con
C3: Khúc đuôi bị bắt thì đổi vai làm thầy thuốc
C4: Nếu khúc giữa bị đứt thì bạn phải làm đuôi.
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 hoàn thiện câu tra lời.
- 1-2 HS đọc.
- HS viết câu theo yêu cầu.
- HS chia sẻ.
________________________________________
TIẾT 3: VIẾT
LUYỆN VIẾT HOA M
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Biết viết chữ viết hoa M cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
- Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa M.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa M.
+ Chữ hoa M gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa M.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa M đầu câu.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
* Hoạt động 3: Thực hành luyện viết.
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa M và câu ứng dụng trong vở Luyện viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
- 3-4 HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
__________________________________________
TIẾT 4: Nói và nghe
BÚP BÊ BIẾT KHÓC
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa Búp bê biết khóc
- Dựa vào tranh có thể kể lại câu chuyện.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Phát triển kĩ năng kể chuyện, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm.
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Sách giáo khoa; VBT Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Dựa vào câu hỏi gợi ý đoán nội dung tranh.
- GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi:
+ Khi được 6 tuối Hoa được quà gì ?
Hoa yêu thích quà đó như thê nào?
+ Khi được 7 tuổi Hoa được quà tăng quà gì? Hoa làm gì vơi món quà cũ?
+ Hoa nằm mơ thấy gì?
+Hoa làm gì vơi hai món đồ chơi?
- Theo em, các tranh muốn nói điều gi?
- Tổ chức cho HS kể về Búp bê biết khóc, lưu ý chọn những điều nổi bật, đáng nhớ nhất.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hoạt động 2: Nghe kể chuyện.
+GV nêu nội dung câu chuyện.
+GV kê chuyện lần 1 và kết hợp với các hình ảnh trong 4 bức tranh.
-YC chú ý nhắc lại những câu nói của búp bê trong đoạn 3.
GV kể lần 2 kết hợp vừa kể vừa hỏi để học sinh nhớ các chi tiết trong câu chuyện.
*Hoạt động 3: Chọn 1- 2 đoạn của câu chuyện theo tranh
+ Bước 1: HS quan sát tranh đọc và nhớ nôi dung .
- YC HS dựa vào tranh và kể theo đoạn
+Bước 2: Tập kể theo cặp
-Kể một đoạn em nhớ
- 2 HS lên bảng kể nối tiếp
- GV sửa cách diễn đạt cho các em
- Nhận xét, khen ngợi HS.
+ Em học được gì qua câu chuyện này?
+ Đồ chơi cũ của em vẫn giữ hay cho các em nhỏ khác?
-GV nhận xét.
* Hoạt động 3: Vận dụng:
Em hãy kể lại câu chuyện Búp bê biết khóc cho người thân nghe.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- Mỗi tranh, 2-3 HS chia sẻ.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp.
- HS suy nghĩ cá nhân, sau đó chia sẻ với bạn theo cặp.
- HS lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện.
- 1-2 HS kể.
-2 HS kể nối tiếp
-HS trả lời
TIẾT 5 + 6: Tập đọc
BÀI 24: NẶN ĐỒ CHƠI
I. MỤC TIÊU
*Kiến thức, kĩ năng:
- Đọc đúng các tiếng trong bài. Đọc rõ ràng bài thơ, biết cách ngắt nghỉ, nhấn giọng phù hợp.
- Hiểu nội dung bài: (Về một trò chơi quen thuộc của trẻ thơ: nặn đồ chơi)
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc kể, tả về đặc điểm của các đồ chơi quen thuộc, gần gũi ở xung quanh.
- Biết chia sẻ khi chơi, biết quan tâm đến người khác bằng những hành động đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
2.1. Khởi động:
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV hỏi:
+ Em còn biết những trò chơi nào khác?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.2. Khám phá:
* Hoạt động 1: Đọc văn bản.
- GV đọc mẫu:
- HDHS chia khổ thơ.
- HDHS cách ngắt, nghỉ mỗi dòng thơ và nghỉ hơi giữa mỗi câu thơ.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: vẫy, na, nặn, vểnh,
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm đôi.
- Từng em tự luyện đọc toàn bộ bài đọc.
GV giúp đỡ HS gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương trước lớp.
* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr53.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý ngắt nghỉ hơi câu thơ cho phù hợp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1: Tìm từ ngữ cho biết chú mèo rất vui vì được bé tặng quà.
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk.
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr 53.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2: Tìm thêm từ ngữ chỉ cảm xúc vui mừng.
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.53.
- GV HDHS trao đổi nhóm để tìm thêm từ ngữ chỉ cảm xúc vui mừng khác.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi các nhóm lên thực hiện.
- GV ghi các từ đúng mà các nhóm tìm được lên bảng. (VD: vui vẻ, mừng rỡ, hớn hở, phấn khởi,)
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- 2-3 HS luyện đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện theo nhóm đôi.
- HS lần lượt đọc.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến.
C1: Những đồ chơi bé đã nặn là: quả na, quả thị, con chuột, cối giã trầu.
C2: Bé nặn đồ chơi tặng mẹ, tặng ba, tặng bà, tặng chú mèo.
C3: Thể hiện tình cảm yêu thương, quan tâm những người thân trong gia đình của bé.
C4: HS tự liên hệ.
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS trả lời (Đáp án: thích chí)
- 1-2 HS đọc.
- HS hoạt động nhóm 4, thực hiện luyện nói theo yêu cầu.
- 4-5 nhóm lên bảng.
- HS chia sẻ.
__________________________________________
TIẾT 7: VIẾT
NGHE - VIẾT: NẶN ĐỒ CHƠI
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Nghe – viết đúng chính tả bài thơ (3 khổ thơ đầu); Trình bày đúng khổ thơ, biết viết hoa chữ cái đầu tên bài thơ và đầu các dòng thơ.
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt da/gia, s/x hoặc ươn/ương.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc kể, tả về đặc điểm của các đồ chơi quen thuộc, gần gũi ở xung quanh.
- Biết chia sẻ khi chơi, biết quan tâm đến người khác bằng những hành động đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học, Phiếu bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Nghe – viết chính tả.
- GV đọc đoạn chính tả cần nghe viết.
- Gọi HS đọc lại đoạn chính tả.
- GV hỏi:
+ Đoạn thơ có những chữ nào viết hoa?
+ Đoạn thơ có chữ nào dễ viết sai?
- HDHS thực hành viết từ dễ viết sai vào bảng con. (tròn xoe, giã trầu, thích chí, vẫy đuôi, vểnh râu,)
- GV đọc cho HS nghe viết.
- YC HS đổi vở soát lỗi chính tả.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
* Hoạt động 2: Bài tập chính tả.
- Gọi HS đọc YC bài 5,6.
- HDHS hoàn thiện vào VBTTV/ tr. 54.
- GV chữa bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS lắng nghe.
- 2-3 HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS luyện viết bảng con.
- HS nghe viết vào vở ô li.
- HS đổi chép theo cặp.
- 1-2 HS đọc.
- HS làm bài cá nhân, sau đó đổi chéo kiểm tra.
- HS chia sẻ.
__________________________________________
TIẾT 8: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ CHỈ SỰ VẬT, HOẠT ĐỘNG. CÂU GIỚI THIỆU
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Phát triển vốn từ chỉ đặc điểm của đồ chơi, luyện tập cách sử dụng dấu phẩy.
- Viết được một đoạn văn tả đồ chơi.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- Giúp hình thành và phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong việc kể, tả về đặc điểm của các đồ chơi quen thuộc, gần gũi ở xung quanh.
- Biết chia sẻ khi chơi, biết quan tâm đến người khác bằng những hành động đơn giản.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: GiỚI thiệu về một đồ chơi có trong hình theo mẫu.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HS làm việc theo nhóm.
+ Quan sát tranh.
+ Mỗi HS chọn một đồ chơi trong tranh.
+ GV HDHS: Với mỗi đồ chơi được chọn, HS quan sát thật kĩ để tìm từ chỉ đặc điểm tương ứng.
- Từng HS nói trong nhóm.
- Mời đại diện 3-4 nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV chữa bài, nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 2: Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC.
- Bài YC làm gì?
- Cả lớp:
+ GV mời HS đọc câu mẫu.
+ GV HDHS chú ý công dụng của dấu phẩy trong câu mẫu.
- Cặp/nhóm.
- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV thống nhất đáp án.
- Nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 3:Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong câu in nghiêng.
- Tổ chức tương tự bài 2.
- GV và HS thống nhất câu trả lời.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm việc nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS đọc.
- HS nêu.
- HS đọc.
- Chú ý.
- HS thực hiện theo cặp/nhóm.
+ HS đọc thành tiếng từng câu trong bài tập.
+ HS xác định danh giới giữa các từ/cụm từ trong câu.
+ HS xác định từ/cụm từ cùng chức năng nhưng chưa được ngăn cách bởi dấu phẩy.
+ HS thử đặt lại dấu phẩy và đọc lại thành tiếng 2-3 lần trong nhóm.
- HS chia sẻ.
- HS thực hiện.
- Chú ý.
- HS chia sẻ.
(Tiết 5+ 6) Luyện viết đoạn
VIẾT ĐOẠN VĂN VỀ ĐỒ CHƠI EM THÍCH
I. MỤC TIÊU:
*Kiến thức, kĩ năng:
- Viết được 2-3 câu tự giới thiệu về đồ chơi em thích.
*Phát triển năng lực và phẩm chất:
- HS sử dụng được ngôn ngữ trong việc kể, tả về đặc điểm của các đồ chơi quen thuộc, gần gữi ở xung quanh.
- Biết chia sẻ khi chơi, quan tâm đến người khác bằng hành động đơn giản
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra:
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Luyện viết đoạn văn.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS trao đổi nhóm về các nội dung:
+HS lần lượt kể về những đồ chơi của mình?
+ HS kể về đồ chơi mình thích nhất?
+ Nêu lí do vì sao em thích đồ chơi đó?
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp
- HDHS nói về đồ chơi em thích nhất
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV gọi HS lên thực hiện.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS trao đổi nhóm:
+ Mỗi HS chọn một đồ chơi
+ Từng HS trong nhóm nói về đồ chơi mà mình đã lựa chọn theo gợi ý
+ HS khác nhận xét và góp ý
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- YC HS thực hành viết vào VBT tr.7.
- HS trao đổi bài trong nhóm để sửa bài cho nhau
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
* Hoạt động 2: Đọc mở rộng.
- Gọi HS đọc YC bài 1,
- Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, một bài đồng ca về một đồ chơi, trò chơi
- Tổ chức cho HS chia sẻ tìm đọc một bài thơ, một bài đồng ca về một đồ chơi, trò chơi
- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- 2-3 HS trả lời:
- HS thực hiện thảo luận
- 2-3 nhóm trình bày
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe, hình dung cách viết.
- HS làm bài.
- HS trao đổi
- 1-2 HS đọc.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện
Hs đọc
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_lop_2_tuan_13.docx