I. MỤC TIÊU
Học xong môn Tiếng Việt trong chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, học viên cần đạt được:
1. Hình thành và phát triển được các kiến thức cơ sở có tính chất hệ thống về ngôn ngữ Việt Nam và việc sử dụng nó trong đời sống hằng ngày, trong một số lĩnh vực giao tiếp nhất định.
2. Có được kỹ năng sử dụng tiếng Việt để học tập, tiếp nhận kiến thức của các môn học khác, các kiến thức hành dụng thích hợp và giao tiếp trong xã hội.
Biết phương pháp học tập, phương pháp tư duy, phương hướng vận dụng các kiến thức thu nhận được làm cơ sở cho việc học tập suốt đời.
3. Có tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt; góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
42 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tiếng Việt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ hai
chương trình môn học
Môn tiếng việt
I. Mục tiêu
Học xong môn Tiếng Việt trong chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, học viên cần đạt được:
1. Hình thành và phát triển được các kiến thức cơ sở có tính chất hệ thống về ngôn ngữ Việt Nam và việc sử dụng nó trong đời sống hằng ngày, trong một số lĩnh vực giao tiếp nhất định.
2. Có được kỹ năng sử dụng tiếng Việt để học tập, tiếp nhận kiến thức của các môn học khác, các kiến thức hành dụng thích hợp và giao tiếp trong xã hội.
Biết phương pháp học tập, phương pháp tư duy, phương hướng vận dụng các kiến thức thu nhận được làm cơ sở cho việc học tập suốt đời.
3. Có tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt; góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
II. Nội dung
1. Kế hoạch dạy học (*)
Lớp
Tổng số tiết /năm
1
180
2
140
3
140
4
120
5
120
(*) Số tiết trong mỗi buổi học và số buổi học trong tuần do cơ sở giáo dục quyết định theo tình hình cụ thể của địa phương.
2. Nội dung dạy học từng lớp
Lớp 1
1. Kiến thức (không có bài học riêng, học thông qua các bài thực hành kỹ năng)
a) Tiếng Việt
- Ngữ âm và chữ viết
+ Âm và chữ ghi âm, ghi số.
+ Thanh điệu (ngang, huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng) và các dấu ghi thanh điệu (huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng).
+ Vần, tiếng.
+ Một số quy tắc chính tả: c/k, g/gh, ng/ngh.
+ Bảng chữ cái (giới thiệu).
- Từ vựng
+ Từ ngữ về nhà trường, gia đình, lao động sản xuất, đất nước, thiên nhiên.
- Ngữ pháp
+ Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu phẩy.
+ Câu (nhận biết trên chữ viết).
+ Nghi thức lời nói (chào hỏi, chia tay).
b) Văn học
- Một số câu, đoạn văn, bài văn, bài thơ ngắn có nội dung đơn giản.
2. Kỹ năng
a) Đọc
- Đọc chữ cái, chữ số cơ bản (từ 0 đến 9) và đọc các số thường gặp.
- Ghép vần, tiếng.
- Đọc trơn tiếng, từ, câu, đoạn, bài ngắn.
- Hiểu nghĩa của từ, câu trong văn bản.
- Thuộc một số thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
b) Viết
- Viết chữ thường, chữ hoa theo mẫu; viết từ, câu và các chữ số.
- Viết dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu phẩy.
- Chép câu ngắn.
- Viết chính tả đoạn văn, khổ thơ chứa câu ngắn (theo hình thức nhìn - viết, nghe - viết).
c) Nghe
- Nghe trong hội thoại: nghe đọc (âm) con chữ, con số ; nhận biết sự khác nhau của các âm; nghe đọc tiếng, đọc từ, câu, văn bản ngắn.
- Nghe - hiểu: nghe hiểu từ, câu, văn bản ngắn.
- Nghe - trả lời câu hỏi.
- Nghe - viết khổ thơ, đoạn văn ngắn.
d) Nói
- Nói trong hội thoại: nói rõ ràng, thành câu.
- Trả lời câu hỏi, đặt câu hỏi.
- Dùng lời nói theo nghi thức giao tiếp như lời chào hỏi, chia tay…
- Nói về mình hoặc người thân.
- Kể lại một việc trong đời sống hằng ngày.
lớp 2
1. Kiến thức (không có bài học riêng, học thông qua các bài thực hành kỹ năng)
a) Tiếng Việt
- Ngữ âm và chữ viết
+ Bảng chữ cái (tập ứng dụng vào đời sống).
+ Quy tắc chính tả: viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên người và địa danh Việt Nam.
- Từ vựng
+ Từ ngữ về gia đình, sức khoẻ, kinh tế, môi trường, công dân.
+ Một số yếu tố Hán Việt thông dụng, thành ngữ và tục ngữ quen thuộc.
- Ngữ pháp
+ Dấu câu: dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy.
+ Câu tường thuật, câu nghi vấn.
+ Câu đơn, hai bộ phận chính của câu.
b) Tập làm văn
- Đoạn văn (nhận biết).
- Một số nghi thức lời nói: chào hỏi và đáp lời chào hỏi, giới thiệu, cảm ơn, xin lỗi, đề nghị, yêu cầu.
c) Văn học
- Một số bài văn, bài thơ ngắn có nội dung đơn giản, thiết thực.
- Đoạn văn, khổ thơ.
2. Kỹ năng
a) Đọc
- Đọc trơn câu, đoạn, bài ngắn thuộc văn bản hành dụng và văn bản nghệ thuật .
- Đọc thầm.
- Hiểu nghĩa của từ, câu trong đoạn, bài.
- Hiểu ý chính của đoạn, bài ngắn.
- Đọc một số sơ đồ, biểu bảng đơn giản, mục lục sách.
b) Viết
- Luyện viết chữ thường, chữ hoa.
- Viết chính tả đoạn, bài ngắn theo hình thức nhìn-viết, nghe-viết (chú trọng viết một số phụ âm đầu và vần hay bị nhầm lẫn). Phát hiện và sửa lỗi chính tả trong bài.
- Viết tên người và địa danh Việt Nam.
- Viết câu tường thuật, câu nghi vấn đơn giản theo gợi ý.
- Điền bản khai lý lịch, giấy mời (in sẵn), viết thời gian biểu.
- Viết tin nhắn, một số loại thiếp thường dùng.
- Dấu câu: dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
c) Nghe
- Nghe trong hội thoại (chú ý thái độ lịch sự, có văn hoá): nghe hiểu các nghi thức lời nói trong đối thoại theo tập quán; nghe hiểu câu có nhiều vế câu.
- Nghe hiểu ý chung của văn bản ngắn có nội dung đơn giản, thiết thực.
d) Nói
- Nói trong hội thoại (chú ý thái độ lịch sự, có văn hoá): đáp các nghi thức lời nói trong đối thoại; nói rành mạch kiểu câu có nhiều vế câu; biết nêu câu hỏi, lời đề nghị, yêu cầu, lời hứa…
- Nói về bản thân, gia đình hoặc tổ chức đoàn thể mình đang tham gia.
- Nói thành bài: kể lại nội dung chính của bài học, câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
3. Nội dung kiến thức thường dùng
- Đời sống gia đình.
- Bảo vệ sức khỏe.
- Kinh tế và thu nhập.
- Môi trường.
- ý thức công dân.
lớp 3
1. Kiến thức (không có bài học riêng, học thông qua các bài thực hành kỹ năng)
a) Tiếng Việt
- Ngữ âm và chữ viết
+ Cách viết tên riêng nước ngoài.
- Từ vựng
+ Từ ngữ và nghĩa của từ ngữ về gia đình, sức khoẻ, kinh tế và thu nhập, môi trường, ý thức công dân.
+ Một số từ có yếu tố Hán Việt thông dụng, thành ngữ, tục ngữ thường gặp.
- Ngữ pháp
+ Dấu câu: dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép.
+ Từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất.
+ Câu ghép.
- Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ
+ Một số văn bản hành chính thường gặp (nhận biết).
+ Giản yếu về phép so sánh, phép nhân hoá.
b) Tập làm văn
- Giản yếu về bố cục của văn bản.
- Tập tạo đoạn văn.
- Một số kiểu văn bản thường gặp: truyện kể, thư, văn bản hành chính (đơn, báo cáo, thông báo …).
c) Văn học
- Một số đoạn văn, bài văn, bài thơ ngắn về lao động sản xuất, văn hoá xã hội, bảo vệ Tổ quốc.
- Nhân vật trong truyện.
- Vần trong thơ lục bát.
2. Kỹ năng
a) Đọc
- Đọc trơn câu, đoạn, bài ngắn (văn bản hành chính, báo chí, phổ biến khoa học, nghệ thuật).
- Đọc thầm.
- Đọc hiểu:
+ Nghĩa của từ ngữ, câu trong ngữ cảnh (trong đoạn, trong bài, trong tình huống nói).
+ ý chính của đoạn, bài ngắn.
+ Một số sơ đồ, biểu bảng thường gặp, mục lục sách.
+ Nêu một vài nhận xét về nội dung bài đọc.
- Thuộc một số thành ngữ, tục ngữ, ca dao có trong bài đọc.
b) Viết
- Viết chính tả bài, đoạn văn, đoạn thơ theo các hình thức nhìn-viết, nghe-viết, nhớ-viết.
- Viết chính tả bài có lời thoại (có kiểu câu tường thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán).
- Ghi chép ý cần nhớ trong bài đọc.
- Viết một số câu, đoạn văn theo chủ đề cho sẵn.
- Viết tin nhắn, trình bày phong thư.
- Điền vào tờ khai đơn giản, in sẵn; viết đơn, viết báo cáo theo mẫu.
- Dấu câu: dấu hai chấm, dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép.
- Phát hiện và sửa lỗi chính tả trong bài.
c) Nghe
- Nghe trong hội thoại: nghe hiểu lời thoại (lời trình bày, lời hỏi, lời cầu khiến, lời bộc lộ cảm xúc) trong văn bản có chứa các lời thoại đó.
- Nghe hiểu các ý chính của văn bản thiết thực: văn bản quảng cáo, thông báo tin tức, văn bản phổ biến khoa học, v.v; nghe hiểu nội dung lời nói, ý kiến thảo luận trong sinh hoạt tập thể; nghe và kể lại chuyện.
- Nghe - viết đoạn văn, đoạn thơ, bài văn ngắn.
- Ghi tóm tắt ý khi nghe văn bản ngắn, có nội dung đơn giản.
d) Nói
-Tập nhận xét về nhân vật trong các câu chuyện.
- Nói trong hội thoại: dùng lời nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp chính thức trong sinh hoạt tập thể (chú ý văn hoá ngôn ngữ), như cách nêu câu hỏi, nêu lời yêu cầu, trình bày sự việc, ý kiến…
- Nói thành bài: kể từng đoạn hoặc toàn bộ câu chuyện (ngắn) đã nghe; thuật lại nội dung chính của bản tin ngắn hoặc văn bản phổ biến khoa học có nội dung thiết thực.
- Giới thiệu các thành viên hoặc phát biểu ý kiến trong buổi sinh hoạt tập thể.
- Trình bày miệng một báo cáo ngắn về các hoạt động của tổ chức, đơn vị…
3. Nội dung kiến thức thường dùng
- Đời sống gia đình.
- Bảo vệ sức khỏe.
- Kinh tế và thu nhập.
- Môi trường.
- ý thức công dân.
lớp 4
1. Kiến thức
a) Tiếng Việt (có bài học riêng)
- Ngữ âm và chữ viết
+ Các bộ phận trong âm tiết tiếng Việt (nhận diện).
+ Cách viết tên riêng Việt Nam và nước ngoài.
- Từ vựng
+ Từ ngữ về gia đình, sức khoẻ, kinh tế và thu nhập, dân số và môi trường, kỹ thuật phổ thông.
+ Giản yếu về từ nhiều nghĩa: nghĩa gốc, nghĩa chuyển.
+ Giản yếu về từ đơn, từ phức (từ láy, từ ghép).
- Ngữ pháp
+ Danh từ, động từ, tính từ.
+ Câu đơn và các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.
+ Các kiểu câu: câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và các dấu câu dùng cho các kiểu câu này.
- Thực hành về dấu câu đã học.
- Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ
+ Văn bản hành chính và văn bản phổ biến khoa học.
+ Giản yếu về phép so sánh, phép nhân hoá.
b) Tập làm văn (có bài học riêng)
- Kết cấu 3 phần của bài văn kể chuyện (mở bài, thân bài, kết bài). Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện.
- Bài kể chuyện.
- Luyện tập một số kiểu văn bản thường gặp: truyện kể, văn bản hành chính, phổ biến khoa học, báo chí-công luận.
- Cách thức giao tiếp trong đối thoại, trao đổi, thảo luận.
c) Văn học (không có bài học riêng)
- Một số thể thơ thường gặp.
- Phân biệt lời người kể chuyện, lời nhân vật.
2. Kỹ năng
a) Đọc
- Đọc trơn đoạn, bài (văn học, báo chí, khoa học thường thức, hành chính, nghệ thuật).
- Đọc thầm. Đọc lướt để nắm ý.
- Đọc hiểu:
+ Nghĩa của từ của câu trong đoạn văn, bài văn.
+ Các đoạn ý trong một bài.
+ ý chính của bài, ý định của người viết qua bài đọc.
+ Một số chi tiết có giá trị nghệ thuật trong bài văn, bài thơ.
+ Nêu một vài nhận xét về nội dung bài đọc.
- Tập vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào lời nói.
- Hiểu sơ đồ, biểu bảng, mục lục sách.
b) Viết
- Viết chính tả bài có dẫn đoạn văn, đoạn thơ theo các hình thức nghe-viết, nhớ-viết.
- Ghi chép ý chính sau khi đọc.
- Ghi chép ý chính sau khi nghe.
- Viết dàn ý cho bài đọc.
- Viết bài ngắn kể sự việc đơn giản.
- Viết thư (thăm hỏi, cảm ơn, trao đổi công việc), giấy mời, điện báo…
- Phát hiện và sửa lỗi trong bài viết.
c) Nghe
- Nghe trong hội thoại: nhận biết ý định, tình cảm của người nói (qua nội dung nói, ngữ điệu và điệu bộ, cử chỉ, nét mặt).
- Nghe hiểu văn bản: thông báo tin tức, bài bình luận về sự kiện gần gũi với đời sống. Nghe bài tường thuật hoặc bản hướng dẫn, nội quy, quy định ở địa phương.
- Nghe ghi: nghe một văn bản, ghi lại các ý chính, lập dàn ý bài nghe.
d) Nói
- Nói trong hội thoại: giữ đúng vai và chú ý thể hiện ý định của mình trong trò chuyện, tranh luận. Dùng lời nói phù hợp với cách thức giao tiếp trong gia đình, nơi công cộng.
- Nói thành bài: thông báo một tin ngắn, một sự việc, có bày tỏ ý kiến riêng. Giới thiệu lịch sử, các hoạt động, giới thiệu những thành viên tiêu biểu của tổ chức đoàn thể mình đang tham gia.
- Sử dụng tiếng Việt theo phép lịch sự.
3. Nội dung kiến thức thường dùng
- Đời sống gia đình.
- Bảo vệ sức khỏe.
- Kinh tế và thu nhập.
- Dân số và môi trường.
- Kỹ thuật phổ thông (ưu tiên nông, lâm, ngư nghiệp và nghề thủ công).
-ý thức công dân.
lớp 5
1. Kiến thức
a) Tiếng Việt (có bài học riêng)
- Ngữ âm và chữ viết
+ Âm chính trong vần và ghi dấu thanh ở âm chính.
- Từ vựng
+ Từ ngữ về gia đình, sức khoẻ, kinh tế, dân số và môi trường, kỹ thuật phổ thông, công dân. Nghĩa của từ ngữ (chú ý các yếu tố Hán Việt).
+ Từ nhiều nghĩa: nghĩa gốc, nghĩa chuyển. Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm.
- Ngữ pháp
+ Từ loại: đại từ, quan hệ từ.
+ Giản yếu về câu ghép và một số kiểu câu ghép.
- Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ
+ Một số văn bản thuộc phong cách báo chí-công luận (giới thiệu).
+ Phép so sánh, phép nhân hoá.
b) Tập làm văn (có bài học riêng)
- Một số phương tiện liên kết câu.
- Văn bản thông thường: biên bản, báo cáo thống kê, chương trình hoạt động.
- Cách làm dàn ý, cách viết và trình bày miệng một bài về đề tài thông dụng.
c) Văn học (không có bài học riêng)
- Sơ lược về cốt truyện và nhân vật.
2. Kỹ năng
a) Đọc
- Đọc trơn đoạn, văn bản hành chính, phổ biến khoa học, báo chí-công luận, nghệ thuật.
- Đọc diễn cảm.
- Đọc thầm. Đọc lướt để nắm ý.
- Đọc hiểu:
+ Hiểu nghĩa của từ, của câu trong đoạn văn, trong bài.
+ Hiểu hàm ý của câu trong hội thoại (trong truyện kể).
+ Nhận biết các đoạn ý trong một bài.
+ Hiểu ý chính của bài, ý định, tư tưởng, tình cảm của người viết qua bài đọc.
+ Tìm hiểu một số chi tiết có giá trị nghệ thuật, nhận xét về nhân vật, hình ảnh và cách sử dụng từ ngữ trong bài văn, bài thơ.
+ Nêu một vài nhận xét về nội dung bài đọc.
- Vận dụng thành ngữ, tục ngữ vào lời nói, bài viết.
- Đọc và giải thích sơ đồ, biểu bảng thường gặp, mục lục sách.
b) Viết
- Viết chính tả bài có dẫn đoạn văn, đoạn thơ, theo các hình thức nghe-viết, nhớ-viết.
- Lập dàn ý và viết bài theo dàn ý đã lập (có nội dung kiến thức thường dùng).
- Viết văn bản: nhận xét về bài đọc, bài nghe; biên bản một cuộc họp, một vụ việc; bản tin, thông báo, báo cáo về sản xuất, công tác.
- Phát hiện và sửa lỗi trong bài viết.
c) Nghe
- Nghe trong hội thoại: nhận biết ý định, tình cảm của người nói qua nội dung nói, ngữ điệu và điệu bộ, cử chỉ, nét mặt. Nghe hiểu và tham gia ý kiến trong trao đổi, thảo luận.
- Nghe hiểu văn bản: nghe và kể lại câu chuyện. Nghe và thuật lại bản tin, văn bản phổ biến khoa học. Nhận biết thông tin và ý định của người nói trong bài nói. Nhận xét nội dung đã nghe.
- Nghe ghi và nhận xét: nghe một văn bản không quá phức tạp, ghi lại các ý chính và nêu nhận xét.
d) Nói
- Nói trong hội thoại: tập giải thích rõ thêm vấn đề đang trao đổi, tán thành hoặc bác bỏ ý kiến người khác, bảo vệ một ý kiến của mình hoặc của người khác. Dùng lời nói phù hợp với cách thức giao tiếp trong gia đình, nơi công cộng.
- Nói thành bài: trình bày miệng một bài đã đọc có nội dung phổ biến khoa học, có nội dung xã hội, kinh tế, chính trị. Trình bày về lịch sử, văn hoá, nhân vật tiêu biểu của địa phương.
3. Nội dung kiến thức thường dùng
- Đời sống gia đình.
- Bảo vệ sức khỏe.
- Kinh tế và thu nhập.
- Dân số và môi trường.
- Kỹ thuật phổ thông (ưu tiên công nghiệp dân dụng và tin học).
-ý thức công dân.
4. Ôn tập cuối cấp
a) Kiến thức
- Một số quy tắc chính tả. Cách viết hoa tên người, tên địa lý.
- Từ đơn, từ phức, từ láy. Danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ. Nghĩa của từ.
- Câu đơn và các thành phần của câu đơn (chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ); câu ghép.
- Câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán.
- Các dấu câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang).
- Phép so sánh, nhân hoá.
- Cấu tạo 3 phần của văn bản.
- Một số yếu tố liên kết câu (thuộc phép nối).
- Các kiểu văn bản: kể chuyện, thư, hành chính, khoa học, báo chí-công luận.
b) Kỹ năng
- Đọc - hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản; nhận biết một số chi tiết nghệ thuật của văn bản (từ ngữ, nhân vật, cốt truyện…), nhận biết văn bản hành chính, phổ biến khoa học, văn bản báo chí-công luận.
- Nghe hiểu văn bản đơn giản, thông dụng.
- Nghe - ghi lại ý chính và nhận xét được nội dung văn bản đơn giản, thông dụng.
- Viết những văn bản ngắn.
- Nói thành bài dựa trên một số văn bản hoặc bài nói có đề tài thông dụng.
III. Chuẩn kiến thức, kỹ năng
Lớp 1
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Diễn giải
1. Kiến thức
a) Tiếng Việt
Ngữ âm và chữ viết
- Nhận biết chữ cái, các tổ hợp chữ cái, dấu thanh.
- Đọc được các chữ cái, tổ hợp chữ cái theo âm mà chúng biểu thị. Đọc được tên các dấu thanh.
- Nhận biết các bộ phận của tiếng: âm đầu, vần, thanh.
- Biết đánh vần (trừ các vần khó và ít dùng; chú ý các vần mà người địa phương hay đọc sai).
- Viết đúng quy tắc chính tả các chữ c/k, g/gh, ng/ngh.
- Viết đúng chữ và dấu thanh, không cần phát biểu quy tắc.
Từ vựng
- Biết thêm khoảng 100-150 từ ngữ chỉ một số sự vật, hoạt động, tính chất thông thường, từ xưng hô thường dùng trong giao tiếp gia đình và tập thể, các số tự nhiên từ 1 đến
1000.
- Có đối chiếu với môn Toán.
Ngữ pháp
- Nhận biết dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu phẩy trong bài học.
- Nhận biết câu trên chữ viết.
- Nắm được các nghi thức lời nói thường dùng.
2. Kỹ năng
a) Đọc
Đọc thông
- Đọc chữ cái, chữ số và các số thường gặp.
- Đọc rõ tiếng, từ, câu trong các phần trích và bài văn ngắn khoảng 80-100 chữ, tốc độ tối thiểu 40 chữ/phút. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Đọc liền mạch, không rời rạc những từ có nhiều tiếng (ví dụ: học tập, quần áo, hợp tác xã, ...).
Đọc hiểu
- Hiểu nghĩa của từ, câu trong văn bản.
- Biết giải nghĩa từ một cách dễ hiểu.
- Hiểu nội dung của đoạn, của bài ngắn.
- Trả lời đúng câu hỏi gợi ý về nghĩa của câu, về nội dung của đoạn, bài ngắn.
ứng dụng kỹ năng đọc
- Thuộc một số thành ngữ, tục ngữ, câu ca dao thường gặp.
- Thuộc một số đoạn thơ ngắn.
b) Viết
Viết chữ
- Viết đúng chữ cái thường và hoa; viết đúng các con chữ ghi số từ 0 đến 9 và những số thường gặp.
- Có đối chiếu với môn Toán.
Viết chính tả
- Viết đúng chính tả câu ngắn khoảng 30 chữ, tốc độ 30 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi theo hình thức nhìn-viết (tập chép). Trình bày bài chính tả đúng mẫu.
Đặt câu
-Biết điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu văn.
c) Nghe
Nghe hiểu
- Nghe hiểu đúng câu hỏi đơn giản, lời kể, lời hướng dẫn, lời yêu cầu của người đối thoại.
- Nghe và hiểu nội dung, có thể kể lại được câu chuyện ngắn, đơn giản.
- Trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện ngắn, đơn giản.
Nghe - viết chính tả
- Nghe và viết đúng bài chính tả dài khoảng 30 chữ.
d) Nói
Phát âm
- Nói rõ ràng. Nói liền mạch cả câu.
- Có ý thức khắc phục lỗi phát âm (nếu có).
Sử dụng nghi thức lời nói
- Có thái độ lịch sự, mạnh dạn khi nói.
- Biết chào hỏi, chia tay đúng nghi thức trong gia đình và trong sinh hoạt tập thể.
- Nói đúng lượt lời của mình, thể hiện sự chú ý đến người nghe trong giao tiếp.
Đặt và trả lời câu hỏi
- Trả lời đúng vào nội dung câu hỏi. Nói thành lời.
- Biết đặt câu hỏi đơn giản.
Thuật việc, kể chuyện.
- Kể được câu chuyện ngắn, nội dung đơn giản trong cuộc sống.
Phát biểu, thuyết trình.
- Biết giới thiệu về bản thân, gia đình.
lớp 2
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Diễn giải
1. Kiến thức
a) Tiếng Việt
Ngữ âm và chữ viết
- Biết xếp tên người, tên sách theo thứ tự bảng chữ cái.
- Chỉ xét chữ cái đầu tiên của tên người, tên sách; chưa yêu cầu xếp đúng thứ tự chữ cái tiếp theo của tên người, tên sách.
- Biết viết chữ cái viết hoa.
- Biết quy tắc viết hoa chữ đầu câu và tên riêng Việt Nam.
- Viết đúng, không cần phát biểu quy tắc.
Từ vựng
- Biết thêm 150-200 từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất thường gặp; các số đếm tự nhiên hàng 1000; một số thành ngữ, tục ngữ dễ hiểu.
Ngữ pháp
- Nhận biết các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, tính chất.
- Nhận biết câu trong đoạn; nhận biết kiểu câu kể, câu hỏi.
- Nhận biết mô hình câu kể: Ai là gì? Ai làm gì? Ai thế nào?
- Nhận biết câu hỏi qua các từ nghi vấn: Khi nào? ở đâu? Để làm gì? Như thế nào? v.v.
- Nhận biết cách dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy có sẵn trong bài đọc.
- Điền dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy vào đoạn văn đã lược bỏ một hoặc hai loại dấu câu.
- Nhận biết câu đơn, hai bộ phận chính của câu.
b) Tập làm văn
- Nhận biết đoạn văn, ý chính của đoạn văn.
- Biết đặt đầu đề cho đoạn văn.
- Nhận biết cấu tạo của một số văn bản thường gặp (danh sách, tờ khai lý lịch, thông báo, nội quy, bưu thiếp).
- Biết một số nghi thức lời nói (chào hỏi, chia tay, cảm ơn, xin lỗi, yêu cầu, đề nghị, tự giới thiệu v.v.).
2. Kỹ năng
a) Đọc
Đọc thông
- Đọc đúng, liền mạch các từ và cụm từ trong câu.
- Đọc trơn câu, đoạn hoặc bài ngắn có nội dung hành dụng và một số văn bản nghệ thuật có độ dài khoảng 200 chữ, tốc độ tối thiểu 70-80 chữ/phút. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu và nghỉ hơi ở chỗ cần tách ý trong câu.
- Biết đọc thầm.
Đọc hiểu
- Hiểu nghĩa của từ ngữ (bao gồm cả nghĩa bóng) trong bài đọc.
- Biết giải nghĩa từ một cách dễ hiểu.
- Nhắc lại các chi tiết có trong bài đọc.
- Hiểu nghĩa của câu (bao gồm cả nghĩa hàm ẩn), nội dung của đoạn, bài ngắn.
- Trả lời được câu hỏi về nghĩa của câu, về nội dung của đoạn, bài ngắn.
- Hiểu ý chính của đoạn, bài ngắn.
- Biết đọc một số sơ đồ, biểu bảng đơn giản, mục lục sách.
- Trả lời được câu hỏi về nội dung nêu trong các sơ đồ, biểu bảng đơn giản, mục lục sách.
ứng dụng kỹ năng đọc
- Thuộc thêm một số thành ngữ, tục ngữ, câu ca dao và một vài bài thơ.
- Biết nêu một vài nhận xét về nội dung của bài đọc.
- Biết sử dụng sơ đồ, biểu bảng đơn giản, mục lục sách.
b) Viết
Viết chữ
- Biết viết chữ thường, chữ hoa tương đối thành thạo.
Viết chính tả
- Viết đúng các chữ mở đầu bằng các phụ âm đầu dễ lẫn.
- Phân biệt được s/x, l/n, c/k, g/gh, ng/ngh ....
- Biết viết hoa tên người và địa danh Việt Nam.
- Viết bài chính tả có độ dài khoảng 50 chữ, theo hình thức nghe-viết, nhìn-viết, không mắc quá 5 lỗi, trình bày tương đối sạch sẽ.
Viết đoạn văn, văn bản
- Biết điền bản khai lý lịch, giấy mời in sẵn, thời gian biểu.
- Biết viết tin nhắn, một số loại thiếp thường dùng.
c) Nghe
Nghe- hiểu
- Nghe hiểu đúng các nghi thức lời nói trong đối thoại, nghe hiểu câu có nhiều vế câu.
- Nghe hiểu câu gồm 2 hoặc 3 vế câu không quá phức tạp và quá dài.
- Nghe và trả lời được câu hỏi về những câu chuyện ngắn, có nội dung đơn giản.
Nghe - viết
- Nghe - viết được bài chính tả dài khoảng 50 chữ .
d) Nói
Sử dụng nghi thức lời nói
- Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, lời cảm ơn, xin lỗi, lời khen, biết đáp lại những lời nói đó.
- Biết cách xưng hô, nói đúng vai trong hội thoại.
Đặt và trả lời câu hỏi
- Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi: Ai ? Cái gì? Làm gì? Thế nào? ở đâu? Bao giờ? v.v.
- Biết đặt và trả lời câu hỏi về những nội dung đơn giản trong bài học.
Thuật việc, kể chuyện
- Kể rõ ràng, đủ ý một chuyện ngắn có nội dung đơn giản, hoặc việc đã biết trong cuộc sống.
- Biết nói lời nhận xét về nội dung câu chuyện đã nghe, bày tỏ thái độ đối với nhân vật trong câu chuyện.
Phát biểu, thuyết trình
- Biết giới thiệu về bản thân và những người xung quanh.
lớp 3
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Diễn giải
1. Kiến thức
a) Tiếng Việt
Ngữ âm và chữ viết
- Nắm vững mẫu chữ cái viết hoa.
- Biết cách viết hoa một số tên riêng nước ngoài thường gặp.
Từ vựng
- Biết thêm khoảng 200-250 từ ngữ (bao gồm cả thành ngữ, tục ngữ) về lao động sản xuất, văn hóa, xã hội, bảo vệ Tổ quốc, ...
Ngữ pháp
- Nhận biết được các từ chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm, tính chất.
- Nắm vững mô hình phổ biến của câu tường thuật và đặt câu theo những mô hình này.
- Dùng câu hỏi: Ai? Cái gì? Làm gì? Thế nào? Là gì? để nhận diện từng thành phần câu tường thuật.
- Biết dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy, dấu hai chấm.
Phong cách ngôn ngữ và biện pháp tu từ
- Nhận biết biện pháp so sánh, nhân hóa trong bài học và lời nói.
b) Tập làm văn
- Bước đầu biết cấu tạo 3 phần của bài văn.
- Nhận biết các phần mở bài, thân bài và kết bài thông qua các bài tập đọc và các câu chuyện được học.
- Bước đầu nhận biết được đoạn văn và ý chính của đoạn văn đã học.
- Biết tìm ý chính của một đoạn văn.
- Bước đầu nhận biết được cấu tạo của một số loại văn bản thông thường.
- Nhận biết các phần của bức thư, lá đơn, báo cáo đơn giản về công việc.
2. Kỹ năng
a) Đọc
Đọc thông
- Đọc đúng, liền mạch các từ và cụm từ trong câu.
- Đọc trơn đoạn hoặc bài ngắn thuộc văn bản hành chính, phổ biến khoa học, báo chí và văn bản nghệ thuật có độ dài khoảng 200 chữ, tốc độ tối thiểu 70-80 chữ/phút. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu và nghỉ hơi ở chỗ cần tách ý trong câu.
- Đọc thầm bài để trả lời câu hỏi về nội dung đoạn, bài.
Đọc hiểu
- Hiểu nghĩa của từ ngữ, câu trong ngữ cảnh.
- Biết giải nghĩa từ bằng lời lẽ đơn giản
- Hiểu nội dung của đoạn, bài ngắn.
- Nhắc lại các chi tiết, trả lời câu hỏi về nghĩa của câu, về nội dung của đoạn, bài.
- Trả lời được câu hỏi về nội dung một số sơ đồ, biểu bảng thường gặp.
- Nhận biết ý chính của đoạn.
- Nêu ý chính của đoạn bằng một câu.
ứng dụng kỹ năng đọc
- Thuộc thêm một số thành ngữ, tục ngữ, câu ca dao có trong các bài đọc. Thuộc thêm một vài đoạn thơ đã học.
b) Viết
Viết chữ
- Viết đúng và nhanh các kiểu chữ thường và chữ hoa cỡ nhỏ; viết chữ rõ ràng, đều nét, liền mạch và thẳng hàng.
Viết chính tả
- Viết bài chính tả có độ dài khoảng 60-70 chữ trong 15 phút, theo hình thức nghe-viết, nhớ-viết, không mắc quá 5 lỗi, trình bày tương đối sạch sẽ.
- Biết viết tên riêng Việt Nam và một số tên riêng nước ngoài.
- Biết phát hiện và sửa lỗi chính tả trong bài viết.
Viết đoạn văn, văn bản
- Biết viết một số câu (khoảng 3-5 câu) theo chủ đề.
- Viết đoạn văn kể đơn giản theo gợi ý có độ dài khoảng 6-8 câu.
- Viết đoạn thông báo tin tức cá nhân, tin tức gia đình, trình bày phong thư.
- Điền v
File đính kèm:
- Phan 2. Tieng Viet (6-47).doc