Giáo án thi giáo viên giỏi môn Toán Lớp 8

* Mục tiêu bài dạy:

 Kiến thức :

+ Học sinh có khái niệm về biểu thức hữu tỉ, biết rằng mỗi phân thức và mỗi đa thức đều là những biểu thức hữu tỉ.

+ Nhờ các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các phân thức, học sinh biết biến đổi một biểu thức hữu tỉ thành một phân thức.

+ Học sinh biết cách tìm điều kiện của biến để giá trị của một phân thức được xác định.

 Kỹ năng : học sinh có kỹ năng thực hiện thành thạo các phép toán trên các phân thức đại số.

 Thái độ : rèn tính cẩn thận cho học sinh.

 

I.Yêu cầu về kiến thức của học sinh

1. Kiến thức về CNTT : Học sinh biết đâu là máy tính , máy chiếu, màn chiếu, biết sử dụng chuột khi có yêu cầu của giáo viên.

2. Kiến thức chung về môn học : Học sinh thực hiện được các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, rút gọn phân thức đại số.

 

II.Yêu cầu về trang thiết bị/Đồ dùng dạy học

1. Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT

a. Phần cứng : máy tính , máy chiếu, màn chiếu.

b. Phần mềm (Tên phần mềm + số phiên bản) : Office 2003- Math Type 6.5b

2. Những trang thiết bị khác/Những đồ dùng dạy học khác:

a. Phần chuẩn bị của Giáo viên : bài giảng, phiếu học tập, nghiên cứu kỹ sách giáo viên, sách giáo khoa. (Quà cho HS)

b. Phần chuẩn bị của Học sinh : Tập, sách, nghiên cứu trước bài học.

 

doc6 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2398 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án thi giáo viên giỏi môn Toán Lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN GIỎI HUYỆN CÁI BÈ -NĂM HỌC 2009-2010 Đơn vị dự thi : Trường THCS An Hữu – Cái Bè – Tiền Giang Họ tên giáo viên : Trương Thế Thời Môn : TOÁN - Khối lớp 8 – Phân môn : Đại số - Chương số 2 – Tiết 34 Bài dạy : Bài 9 : BIẾN ĐỔI CÁC BIỂU THỨC HỮU TỈ. GIÁ TRỊ CỦA PHÂN THỨC Ngày dạy : 23-11-2009 * Mục tiêu bài dạy: Ø Kiến thức : + Học sinh có khái niệm về biểu thức hữu tỉ, biết rằng mỗi phân thức và mỗi đa thức đều là những biểu thức hữu tỉ. + Nhờ các phép tính cộng, trừ, nhân, chia các phân thức, học sinh biết biến đổi một biểu thức hữu tỉ thành một phân thức. + Học sinh biết cách tìm điều kiện của biến để giá trị của một phân thức được xác định. Ø Kỹ năng : học sinh có kỹ năng thực hiện thành thạo các phép toán trên các phân thức đại số. Ø Thái độ : rèn tính cẩn thận cho học sinh. I.Yêu cầu về kiến thức của học sinh 1. Kiến thức về CNTT : Học sinh biết đâu là máy tính , máy chiếu, màn chiếu, biết sử dụng chuột khi có yêu cầu của giáo viên. 2. Kiến thức chung về môn học : Học sinh thực hiện được các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, rút gọn phân thức đại số. II.Yêu cầu về trang thiết bị/Đồ dùng dạy học 1. Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT Phần cứng : máy tính , máy chiếu, màn chiếu. b. Phần mềm (Tên phần mềm + số phiên bản) : Office 2003- Math Type 6.5b 2. Những trang thiết bị khác/Những đồ dùng dạy học khác: a. Phần chuẩn bị của Giáo viên : bài giảng, phiếu học tập, nghiên cứu kỹ sách giáo viên, sách giáo khoa. (Quà cho HS) b. Phần chuẩn bị của Học sinh : Tập, sách, nghiên cứu trước bài học. III. Kế hoạch giảng dạy : Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Nội dung Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ – giới thiệu bài mới : ( 5 phút) - GV cho HS xem đề bài (có Slide đính kèm.)để HS tư duy. - Gọi một HS lên kiểm tra, yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập. - Gọi HS cho ý kiến và đánh giá điểm. - GV thống nhất đáp án và điểm số cho các em. - GV giới thiệu bài mới : “ đến bây giờ ta đã biết rằng trong tập hợp các phân thức đại số có các phép toán cộng, trừ nhân, chia . Hôm nay chúng ta tiếp tục kết hợp 4 phép toán này để nghiên cứu sâu hơn về phân thức đại số. - GV chiếu và ghi tựa bài lên bảng. * Hoạt động 2 : giới thiệu khái niệm biểu thức hữu tỉ : ( 5 phút ) - GV cho HS quan sát 2 nhóm biểu thức ở màn chiếu Nhóm 1 : Nhóm 2 : và hỏi : Trong các nhóm biểu thức trên, nhóm nào là những phân thức ? Nhóm nào biểu thị một dãy các phép toán cộng , trừ, nhân, chia trên những phân thức ? - GV thống nhất kiến thức cho các em, giảng và cho HS ghi khái niệm biểu thức hữu tỉ, ghi một ví dụ. - GV lưu ý cho các em biểu thức biểu thị phép chia tổng cho * Hoạt động 3 : Biến đổi một biểu thức hữu tỉ thành một phân thức: ( 10 phút) - GV đặt vấn đề : Liệu có thể biến đổi một biểu thức hữu tỉ thành một phân thức được không ? Thầy trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung này. - GV từng bước hướng dẫn cả lớp hoàn thành ví dụ 2. - GV cho HS thảo luận thực hiện ?1 - GV gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày. Các nhóm khác theo dõi đóng góp ý kiến. - GV thống nhất kiến thức cho các em. * GV chuyển ý : vừa qua các em đã biết biến đổi một biểu thức hữu tỉ thành một phân thức và ở chương 1 ta đã biết tính giá trị của đa thức ( cũng là các phân thức có mẫu bằng 1). Trong trường hợp tổng quát làm thế nào để tính giá trị của một phân thức ? - GV ghi mục 3 * Hoạt động 3 : Giá trị của một phân thức : (15 phút) - GV cho HS xem phiếu học tập 1( có Slide đính kèm). Yêu cầu HS thảo luận hoàn thành phiếu học tập 1. “ Tính giá trị của phân thức tại x = 1;2 ;3;0 - Sau khi HS làm xong GV cho các nhóm đọc kết quả và yêu cầu HS giải thích phần tính giá trị khi x = 0. - GV hỏi tiếp : “ Ta chỉ tính được giá trị của phân thức khi nào ?” - GV ghi mục 3, ghi các kiến thức liên quan. - GV từng bước hướng dẫn các em thực hiện ví dụ 3 (có Slide đính kèm) - GV hướng dẫn 2 cách cho câu a - GV cho HS thảo luận thực hiện ?2 - GV gọi đại diện một nhóm lên bảng trình bày. Các HS khác theo dõi đóng góp ý kiến. - GV thống nhất kiến thức cho các em. * Hoạt động 4 : Củng cố : ( 8 phút) - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi : “VUI ĐỂ HỌC” nội dung 4 câu (Có Slide đính kèm) * Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà (2 phút) Làm bài tập 46b;48;5051b;53 -GV giới thiệu web - HS xem đề, suy nghĩ giơ tay lên làm bài. - HS lên kiểm tra theo chỉ định của GV. - HS tham gia ý kiến đánh giá bài làm của bạn - HS lắng nghe ý kiến GV. - HS chú ý lắng nghe. - HS ghi tựa bài - HS quan sát, suy nghĩ trả lời các câu hỏi của GV. -HS : phát hiện được nhóm 1 là các phân thức nhóm 2 biểu thị một dãy các phép toán cộng , trừ, nhân, chia trên những phân thức. - HS lắng nghe ý kiến giáo viên, ghi khái niệm, ví dụ . - HS lưu ý vấn đề GV nêu. -HS chú ý lắng nghe. - Tham gia hoàn thành ví dụ 2 - HS thảo luận hoàn thành ?1 - Một HS đại diện lên trình bày, các HS khác theo dõi cho ý kiến của mình. - HS lắng nghe ý kiến GV. - Dự kiến HS phát hiện tại x = 0 không tính được giá trị. - HS trả lời được : chỉ tính được giá trị của phân thức khi mẫu thức khác 0 - HS lắng nghe, nắm được : Cách tìm điều kiện của biến để giá trị của một phân thức được xác định. - HS trao đổi ở nhóm hoàn thành ?2 - Một HS lên trình bày, các HS khác theo dõi cho ý kiến của mình. - HS lắng nghe ý kiến GV. - HS theo dõi tham gia trò chơi * Thực hiện phép tính : Giải Bài 9 : BIẾN ĐỔI CÁC BIỂU THỨC HỮU TỈ. GIÁ TRỊ CỦA PHÂN THỨC. 1. Biểu thức hữu tỉ : - Một phân thức hoặc một biểu thức biểu thị một dãy các phép toán : cộng, trừ, nhân, chia trên những phân thức được gọi là biểu thức hữu tỉ. - Ví dụ 1: là một biểu thức hữu tỉ. 2. Biến đổi một biểu thức hữu tỉ thành một phân thức: Ví dụ 2 : Biến đổi biểu thức thành một phân thức. Giải ?1 : Biến đổi biểu thức thành một phân thức. Giải 3. Giá trị của phân thức - Khi làm những bài toán liên quan đến giá trị của phân thức, trước hết phải tìm điều kiện để giá trị của phân thức được xác định. - Phân thức được xác định khi - Ví dụ 3 : Cho phân thức a) Tìm điều kiện của x để giá trị của phân thức được xác định. b) Tính giá trị của phân thức tại x = 2004. Giải a) Cách 1 : được xác định khi : Vậy thì phân thức đã cho được xác định. * Cách 2 : Ta có : x( x - 3) = 0 x = 0 hoặc x- 3 = 0 x = 0 hoặc x =3 Vậy thì phân thức đã cho được xác định b) Tại x= 2004 (thỏa mãn điều kiện của biến) giá trị của phân thức là : ?2 : a) được xác định khi : Vậy thì phân thức đã cho được xác định. b) Tại x= 1000 000 (thỏa mãn điều kiện của biến) Thì giá trị của phân thức là : Tại x= -1(không thỏa mãn điều kiện của biến) nên giá trị của phân thức không xác định. IV. Nguồn tài liệu tham khảo : Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập,thiết kế bài giảng của thạc sĩ : Nguyễn Hữu Bi – Nguyễn Khoa Từ - Nguyễn Hữu Lũ V. Lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho bài dạy này - Tiết kiệm được nhiều thời gian giúp GV giảng bài tốt, GV có thời gian kiểm tra việc ghi bài của HS, chuẩn bị tốt tâm lý cho các hoạt động kế tiếp. - Học sinh có nhiều thời gian để luyện tập, thích và hứng thú tham gia vào bài học, . . .

File đính kèm:

  • docGIAOANnen.doc