Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 59 đến 62 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Hiểu và vận dụng được các tính chất của đẳng thức:

Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại;

Nếu a = b thì b = a.

- Hiểu được quy tắc chuyển vế.

2. Phẩm chất

- Chính xác kiên trì, nhạy bén linh hoạt trong tư duy, chăm chỉ, trung thực,

trách nhiệm

3. Năng lực

a) Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực

giao tiếp và hợp tác

b) Năng lực đặc thù

Năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực

giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình

hóa toán học

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Máy chiếu, phấn màu

2. HS: Yêu cầu cuối tiết 58

III. PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT

1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm

2. Kỹ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật nhóm đôi

pdf10 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 59 đến 62 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 13/01/2021 (6BD) PERIOD 59: QUY TẮC CHUYỂN VẾ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu và vận dụng được các tính chất của đẳng thức: Nếu a = b thì a + c = b + c và ngược lại; Nếu a = b thì b = a. - Hiểu được quy tắc chuyển vế. 2. Phẩm chất - Chính xác kiên trì, nhạy bén linh hoạt trong tư duy, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 3. Năng lực a) Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù Năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học II. CHUẨN BỊ 1. GV: Máy chiếu, phấn màu 2. HS: Yêu cầu cuối tiết 58 III. PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm 2. Kỹ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật nhóm đôi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: Nắm bắt sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG GV nêu yêu cầu: Tìm x x+ 4 – 23 = 50 HS dự đoán kết quả HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm - HS thảo luận nhóm bàn để trả lời ?1 - Giáo viên giới thiệu các tính chất như SGK trên bảng phụ - HS theo dõi vận dụng các tính chất của bất đẳng thức vào VD 1. T.chất của đẳng thức ?1: *) Tính chất của đẳng thức: - Nếu a = b thì a + c = b + c - Nếu a + c = b + c thì a = b - Nếu a = b thì b = a 2. Ví dụ Tìm số nguyên x, biết: x – 2 = -3 (SGK) - HS thảo luận nhóm làm ?2và đại diện lên trình bày - HS theo dõi GV giới thiệu quy tắc chuyển vế. - HS tìm hiểu VD SGK và trình bày lại VD vào vở - HS làm bài tập [?3] theo nhóm bàn (4p). Giải. x - 2 = -3 x – 2 + 2 = -3 + 2 x = -3 + 2 x = -1 ?2: Tìm số nguyên x, biết: x + 4 = -2 Giải. x + 4 = -2 x + 4 + (-4) = -2 + ( -4) x = -2 + (-4) x = -6 3. Quy tắc chuyển vế *) Quy tắc (SGK – T86) a + b + c = d a + b = d - c *) Ví dụ: SGK a) x – 2 = - 6 x = - 6 + 2 x = - 4 b) x – ( - 4) = 1 x + 4 = 1 x = 1 – 4 x = - 3 ?3: x + 8 = (-5) + 4 x + 8 = - 1 x = - 1 – 8 x = - 9 HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP HS làm cá nhân các Bài tập 64 (SGK). a) a + x = 5 x = 5 - a b) a - x = 2 - x = 2 - a x = -(2 - a) x = -2 + a HS trình bày qua máy chiếu HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - HS nhắc lại tính chất của đẳng thức và quy tắc chuyển vế. - Làm bài tập 61 SGK/ 87. HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG, BỔ SUNG PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO GV hướng dẫn bài tập: Tìm số nguyên x biết: +2 – x = 0 - 3 = - x HS thực hiện ở nhà V.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU - Học bài theo SGK - Làm bài 62, 63, 66, 67 (SGK/87) - Chuẩn bị tiết sau luyện tập. ******************************************* Ngày giảng: 14/01/2021 (6BD) PERIOD 60: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Củng cố khắc sâu cho HS quy tắc dấu ngoặc, quy tắc chuyển vế, tính chất đẳng thức và giới thiệu quy tắc chuyển vế trong đẳng thức 2. Phẩm chất - Chính xác kiên trì, nhạy bén linh hoạt trong tư duy, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 3. Năng lực a) Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù Năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học II. CHUẨN BỊ 1. GV: Máy chiếu, phấn màu 2. HS: Yêu cầu cuối tiết 59 III. PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm 2. Kỹ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật nhóm đôi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: Nắm bắt sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp khởi động 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG HS tham gia trò chơi truyền hộp quà Câu hỏi: ? Phát biểu quy tắc chuyển vế? HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm - Đọc và tìm hiểu đề bài - HSK,G lên bảng làm bài Bài 66. SGK 4 – (27 – 3) = x – (13 – 4) 4 – 24 = x - 9 - 20 = x - 9 - HSTB,Y làm bài dưới sự HD của GV - HS dưới lớp nhận xét - HS làm bài tập 67 theo nhóm bàn - Các nhóm đổi chéo kết quả và chấm điểm - HS đọc yêu cầu bài 68 - HS thực hiện theo nhóm lớn thảo luận và báo cáo kết quả - HS thực hiện cá nhân bài 70,71 - GV tổ chức nhận xét chỉnh sửa - 20 + 9 = x -11 = x x = -11 Bài 67. SGK a) - 149 b) 10 c) -18 d) -22 e) -10 Bài 68. SGK Hiệu số bàn thắng thua năm ngoái là: 27– 48 = -21 Hiệu số bàn thắng thua năm nay là : 39 – 24 = 15 Bài 70.SGK a) 3784 + 23 – 3785 - 15 = 3784+(-3785)+23 +(-15) = (-1) + 23 + (-15) = 7 b) 21+ 22 + 23 + 24 – 11- 12- 13 -14 = (21 – 11) + (22 – 12) + (23 – 13) +( 24 – 14) = 40 BT71/SGK. Tính nhanh a) - 2001 + (1999 + 2001) b) (43 - 863) - (137 - 57) HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm bàn bài tập: a) 7 + x = 8 - (-7) 7 + x = 15 x = 15 - 7 x = 8 b) x - 8 = (-3) + 8 x - 8 = 5 x = 5+ 8 x = 13 HS trình bày qua máy chiếu HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - Yêu cầu HS phát biểu lại quy tắc chuyển vế . Lưu ý khi chuyển vế nếu số hạng có hai dấu ‘‘-’’đứng trước thì ta làm thế nào ? - Phát biểu quy tắc bỏ dấu ngoặc ? HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG, BỔ SUNG PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO GV hướng dẫn bài tập: Tìm số nguyên x biết: a) 2 + x + 10 = 0 b) - 9 = - x - 20 HS thực hiện ở nhà V.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT SAU - Học thuộc tính chất đẳng thức, quy tắc chuyển vế. - Làm bài tập : Tìm x a) -17 + x = 25 b) -48 + x = -86 c) 34 + x – 17 = 54 d) 9 – x = 54 + 9 - Đọc trước bài nhân hai số nguyên khác dấu: đọc quy tắc và tìm hiểu ví dụ ***************************************** Ngày giảng: 14/01/2021 (6BD) PERIOD 61: NHÂN HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu được quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu. Thực hiện được phép nhân hai số nguyên khác dấu 2. Phẩm chất - Chính xác kiên trì, nhạy bén linh hoạt trong tư duy, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 3. Năng lực a) Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù Năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học II. CHUẨN BỊ 1. GV: Máy chiếu, phấn màu 2. HS: Yêu cầu cuối tiết 60 III. PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm 2. Kỹ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật nhóm đôi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: Nắm bắt sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: HS trả lời cá nhân: Phát biểu quy tắc chuyển vế? Nêu các tính chất của đẳng thức? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Hoàn thành phép tính: (-3). 4= (-3)+ (-3)+ (-3) +(-3) = Theo cách trên hãy tính: (-5).3 = 2.(-6) = Trao đổi trong nhóm và nhận xét về GTTD và về dấu của tích hai số nguyên khác dấu. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm ?1; ?2; ?3 trong 5 phút HS: Thảo luận nhóm Đại diện các nhóm trả lời GV: Vậy qua các ? vừa làm em hãy đề xuất quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu? HS: đề xuất phương án GV: Yêu cầu HS nhắc lại 1 phương án. GV: Chính xác hoá sau đó yêu cầu HS đọc lại quy tắc trong SGK và chú ý HS: Đọc quy tắc GV: Nêu ví dụ (?) Khi một sản phẩm sai quy cách bị trừ 10 000đ nghĩa là được thưởng bao nhiêu? (?) Vậy lương của anh công nhân đó bằng bao nhiêu? GV: Thật ra ta thường tính tổng số tiền được nhận trừ đi tổng số tiền bị phạt, nghĩa là tính: 40 . 20 000 - 10 . 10 000 = 700 000đ GV: Yêu cầu HS làm ?4 Bổ sung: c) (-2) . 3 d) 111 . (-10 HS: Lên bảng - Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời ?1: (-3) . 4 = (-3)+(-3)+(-3)+(-3) = -12 ?2: (-5) . 3 = (-5)+(-5)+(-5) = -15 2 . (-6)= (-6)+ (-6) = -12 ?3: Nhận xét: + GTTĐ của tích bằng tích các GTTĐ + Tích hai số nguyên khác dấu mang dấu "-" (luôn là một số nguyên âm) * Quy tắc: (SGK) * Ví dụ: Khi một sản phẩm sai quy cách bị trừ 10000đ nghĩa là được thưởng thêm - 10000đ Vậy lương của anh công nhân đó là: 40 . 20 000 + 10 . (-10 000) = 800 000 + (-100 000) = 700 000 đ ?4 a) 5 . (-14) = -60 b) (-25) . 3 = -300 c) (-2) . 3 = -6 d) 111 . (-10) = - 1110 Bài tập/ Máy chiếu Có thể nhận xét ngay các kết quả sau là sai không? Vì sao? a) -17 . 10 = 170 a) (-6) . 3 = 18 c) (-2) . 8 = 16 Trả lời: Kết quả là sai. Vì kết quả phải là số âm HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm bàn bài tập: Bài tập 73(SGK) a) (-5) . 6 = - 30 b) 9 . (-3) = -27 c) (-10) . 11 = -110 d) 150 . (-4) = -600 Bài tập 74(SGK) Có: 125 . 4 = 500. Vậy a) (-125) . 4 = -500 b) (-4) . 125 = -500 c) 4 . (-125) = -500 HS trình bày qua máy chiếu HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - GV yêu cầu HS phát biểu lại quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu. - HS phát biểu quy tắc. - HS làm cá nhân: x 5 -18 18 -25 y -7 10 -10 40 x.y -35 -180 -180 -1000 HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG, BỔ SUNG PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO Dự đoán giá trị của số nguyên x thỏa mãn đẳng thức dưới đây và kiểm tra xem có đúng không? - 8.x = - 72 -4.x = - 40 6.x = -54 V.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu. So sánh với quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. - Làm bài tập còn lại trong SGK: 69, 71, 72 ,75 - HD Bài 75: a) (-67).8 < 0 b) 15.(-3) < 15 c) (-7). 2 < -7 - Đọc trước bài nhân hai số nguyên cùng dấu: đọc quy tắc và tìm hiểu ví dụ Ngày giảng: 15/01/2021 (6BD) PERIOD 62: NHÂN HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - Hiểu được quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu. Thực hiện được phép nhân hai số nguyên cùng dấu 2. Phẩm chất - Chính xác kiên trì, nhạy bén linh hoạt trong tư duy, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm 3. Năng lực a) Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác b) Năng lực đặc thù Năng lực giao tiếp toán học, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình hóa toán học II. CHUẨN BỊ 1. GV: Máy chiếu, phấn màu 2. HS: Yêu cầu cuối tiết 61 III. PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT 1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm 2. Kỹ thuật: Kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật nhóm đôi IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định: Nắm bắt sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: Phát biểu quy tắc nhân 2 số nguyên khác dấu? Vận dụng giải bài 77(SGK-89) 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 1.Tính a)12.3; b)5.120 c)(+5).(+120) ?Muốn nhân hai số nguyên dương ta làm như thế nào? 2.Hãy quan sát kết quả của 4 tích đầu, dự đoán 2 tích cuối 3.(-4)= - 12 2.(-4)= - 8 1.(-4)= - 4 0.(-4) = 0 (-1).(-4) = ? (-2).(-4) = ? ?Muốn nhân hai số nguyên âm ta làm như thế nào? HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC KĨ NĂNG MỚI Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức trọng tâm GV: Số nguyên dương là gì? HS: là số nguyên lín hơn 0 GV: Nhân hai số nguyên dương (hai số tự nhiên khác 0) chính là phép nhân hai số tự nhiên - Yêu cầu HS làm ?1 - Bổ sung: (+3).(+9) Gv nhận xét chữa bài GV: Vậy còn nhân hai số nguyên âm thì thế nào? GV: Treo bảng phụ ghi ?2 Hướng dẫn HS thấy được: 3 . (-4) = -12 Tăng 4 là giảm đi -4 2 . (-4) = -8 - Vậy nếu trong tích của hai số nguyên khác dấu: Nếu 1 thừa số giữ nguyên, 1 thừa số giảm đi 1 đơn vị thì tích giảm như thế nào? HS: Thì tích giảm đi 1 lượng bằng thừa số giữ nguyên đó - Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm ?2 GV: Vậy qua ?2 em có thể đề xuất quy tắc nhân hai số nguyên âm? HS: Đề xuất GV: Chốt quy tắc (SGK) - Yêu cầu HS làm ví dụ Tính: (-4).(-25) GV: Hãy nêu nhận xét về dấu của tích hai số nguyên âm? HS: Là một số nguyên dương - Yêu cầu HS làm ?3 Bổ sung: (-140).(-4) (-15).(-3) - Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu, quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu. GV: Yêu cầu HS điền vào chỗ trống () . a . 0 = . = . Nếu a, b cùng dấu thì a.b = . . Nếu a, b khác dấu thì a.b = ( . ) ?1 a) 12 . 3 = 36 b) 5 . 120 = 600 c) (+3).(+9) = 27 ?2 (-1).(-4) = 4 (-2).(-4) = 8 *Quy tắc (SGK) VD: (-4).(-25) = 4 . 25 = 100 ?3: a) 5 . 17 = 85 b) (-15).(-6) = 15 . 6 = 90 c) (-140).(-4) = 140 . 4 = 560 d) (-15).(-3) = 15 . 3 = 45 . a . 0 = 0 . a = 0 Nếu a và b cùng dấu thì a.b = a . b .Nếu a và b khác dấu thì a.b = -( a . b ) Chú ý: GV: Hãy nhận biết dấu của tích nếu: (+) . (+) → (-) . (+) → (+) . (-) → (-) . (-) → - Khi a.b = 0 ta suy ra điều gì? Áp dụng: 2(x + 1) = 0. Hãy tìm x - Khi ta đổi dấu 1 thừa số trong tích thì ta được gì? - Khi đổi dấu hai thừa số trong tích thì ta được gì? Tính: 3 . 5 = (-3) . 5 = 3 . (-5) = (-3).(-5) - HS làm ?4 (+) . (+) → (+) (-) . (+) → (-) (+) . (-) → (-) (-) . (-) → (+) VD: 2(x + 1) = 0 x + 1 = 0 x = 0 - 1 = -1 VD: Tính: 3 . 5 = 15 (-3) . 5 = -15 3 . (-5) = -15 (-3).(-5) = 15 ?4: Do a > 0 và a.b > 0 nên b > 0 Do a > 0 và a.b < 0 nên b < 0 HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm bàn bài tập: Bài tập 78(SGK) b) (-3) . 7 = -21 c) 13 . (-5) = - 65 e) (+7).(-5) = -35 Bài tập 79(SGK) 27 . (-5) = - 135  (+27).(+5) = 135 (-27).(+5) = - 135 (+5).(-27) = - 135 HS trình bày qua máy chiếu HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG - Muồn nhân hai số nguyên khác dấu ta làm như thế nào? - Hãy nhận biết dấu của tích nếu: (+) . (+) → (-) . (+) → (+) . (-) → (-) . (-) → HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG, BỔ SUNG PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SÁNG TẠO GV hướng dẫn bài tập: So sánh – 40.(-36) và (-40).0 -80. 3 và 80.(-3) -132 và (-13)2 V.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU + Học thuộc quy tắc nhân hai số nguyên. + Làm bài 80, 82, 83 (sgk/91 -92). + Chuẩn bị các bài 82,84,86,87

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_so_hoc_lop_6_tiet_59_den_62_nam_hoc_2019_2020_truong.pdf