I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Ôn tập củng cố khắc sâu các kiến thức cơ bản về tập hợp, mối quan hệ giữa các tập hợp số N ; N* ; Z ; nhân chia hai luỹ thừa cùng cơ số. Dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
2. Phẩm chất:
- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy.
- Tính chính xác, kiên trì.
- Trung thực, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. Năng lực
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù:
- HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết các vấn đề toán học .
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bài soạn, bảng phụ, phấn màu, thước có chia độ dài.
2. Học sinh: HS ôn tập theo các câu hỏi:
1. Để viết một tập hợp người ta có những cách nào? Cho VD
2. Tập N; N*; Z là gì? Biểu diễn các tập hợp đó? Nêu mối quan hệ giữa 3 tập hợp trên?
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 143 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 54: Ôn tập học kì 1 (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
Tiết 54
ÔN TẬP HỌC KÌ I (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Ôn tập củng cố khắc sâu các kiến thức cơ bản về tập hợp, mối quan hệ giữa các tập hợp số N ; N* ; Z ; nhân chia hai luỹ thừa cùng cơ số. Dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9.
2. Phẩm chất:
- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy.
- Tính chính xác, kiên trì.
- Trung thực, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. Năng lực
a) Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù:
- HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết các vấn đề toán học .
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bài soạn, bảng phụ, phấn màu, thước có chia độ dài.
2. Học sinh: HS ôn tập theo các câu hỏi:
1. Để viết một tập hợp người ta có những cách nào? Cho VD
2. Tập N; N*; Z là gì? Biểu diễn các tập hợp đó? Nêu mối quan hệ giữa 3 tập hợp trên?
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
2. Kĩ Thuật: Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật nhóm đôi; kỹ thuật hỏi và trả lời
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong tiết ôn tập
3. Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động:
Trò chơi “Ai nhanh mắt hơn”: Giáo viên chuẩn bị sẵn một số nội dung kiến thức cần kiểm tra bằng hình vẽ. Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút dạ.
Cách chơi: Giáo viên chiếu nội dung kiến thức cần kiểm tra lên màn hình; yêu cầu học sinh tìm và liệt kê, những số, những vấn đề liên quan đến bài học vào bảng nhóm. Trong vài phút, đội nào tìm được những số, những vấn đề liên quan đến bài học (ghi lên bảng nhóm) chính xác hơn thì đội đã sẽ thắng cuộc
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
? Các cách viết một tập hợp
? Cho VD
- Chú ý: Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự tuỳ ý.
? Khái niệm tập hợp con
? Tập hợp bằng nhau.
1. Ôn tập chung về tập hợp.
a) Cách viết một tập hợp.
A={1; 2; 3; 4} hoặc
A={x Î N/ x £ 4}
b) Số phần tử của tập hợp
c) Tập hợp con, tập hợp bằng nhau.
? Thế nào tập hợp số TN
? Tập số TN khác 0
? Tập hợp số nguyên
? Nêu mối quan hệ của 3 tập hợp đó.
? Khi a < b thì vị trí của a, b trên trục số.
2. Tập N, Z
Tập N = {0; 1; 2; 3; ......}
Tập N* = {1; 2; 3; .....}
Tập Z = {....-2; -1; 0; 1; 2;....}
N*Ì N Ì Z
Trên trục số nằm ngang.
Nếu a < b thì điểm a nằm bên trái điểm b.
? Phát biểu và viết hai tính chất chia hết của một tổng
? Phát biểu các dấu hiệu chia hết cho 2;cho 5;cho 3; cho 9
? Nêu thứ tự thực hiện phép tính
? Nêu các tính chất chất cơ bản của phép toán trong tập hợp số tự nhiên.
3. Tính chất chia hết của một tổng. Dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3; 9
a) Tính chất chia hết của một tổng
a m và b m thì (a + b) m
a m và b m thì (a + b) m
b) Dấu hiệu chia hết 2; cho 5; cho 3; cho 9
4. Thứ tự thực hiện các phép tính:
- Đối với biểu thức không chứa dấu ngoặc:
+ Lũy thừa => Nhân và chia => Cộng và trừ
- Đối với biểu thức có chứa dấu ngoặc:
() => [ ] => { }
5. Các tính chất cơ bản của phép toán:
a + 0 = 0 + a = a
a + b = b + a
a + b + c = (a + b) + c
= a + (b + c)
a.b + a.c = a.(b + c)
a.1 = a
a.b = b.a
a.b.c = a.(b.c) = (a.b).c
6. Các công thức tính lũy thừa:
an = a.a.a.a.a.....a (a, n 0) a1 = a
a0 = 1(a0)
am.an = am+n
am : an = am-n (a0, mn)
- Cho HS làm bài tập 1
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm cặp rồi thực hiện. Sau đó kiểm tra chéo nhau
- Gọi lần lượt HS lên bảng làm
- HD HS TB, yếu làm phần f); g)
- Gọi HS khác nhận xét, sửa chữa.
Bài 1: Thực hiện phép tính (tính nhanh nếu có thể)
a) 36 . 27 + 36 . 73
= 36.( 27 + 73)
= 36.100 = 3600
b) 29.57 +29.43 -75
= 29.( 57 + 43) – 75
= 29 . 100 - 75
= 2900 - 75 = 2825
c) 32.24 + 32.76
= 9.(24 + 76) = 9. 100 = 900
d) 95: 93 – 32. 3
= 92 – 33 = 81 – 27 = 54
e)15. 23 + 4. 32 - 5.7
= 15.8 + 4.9 – 5.7
= 120 + 36 – 35 = 121
f) 20 – [ 30 – ( 5- 1)2 ]
= 20 – [ 30 – 16 ]
= 20 – 14 = 6
g) 140 - [80 - (8 - 2)2 ]
= 140 - [80 - 62 ]
= 140 - [80 - 36 ]
= 140 - 44 = 96
Hoạt động 3: Luyện tập
- GV chốt lại các kiến thức cơ bản đã được ôn tập.
- Cho HS làm bài tập 201. SBT- 31
Hoạt động 4: Vận dụng
- YC HS đọc và tìm hiểu Bài 104 SBT hoạt động nhóm trong 7 phút thực hiện
- YC HS Mỗi dãy thực hiện một ý
Bài tập 104. SBT -18
a) 3.52 - 16: 22 = 3.25 - 16: 4
= 75 - 4 = 71
b) 23 .17 – 23. 14 = 8(17 - 14)
= 8.3 = 24
c)15.141 + 59.15
= 15( 141 + 59)
= 15. 200 = 3000.
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo.
- Nếu còn thời gian giáo viên hướng dẫn hs làm bài tập:
Thay chữ số thích hợp và dấu * để số 1*5* chia hết cho tất cả các số 2,3,5,6,9.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT HỌC SAU
- Học bài theo SGK các quy tắc, tính chất và làm lại các bài tập.
- Ôn tập các phép tính về số nguyên.
- Làm bài tập sau:
Bài 1: Cho các số: 160; 534; 2511; 48309; 3825. Hỏi trong các số đã cho:
Số nào chia hết cho 2.
Số nào chia hết cho 3.
Số nào chia hết cho 5.
Số nào chia hết cho 9.
File đính kèm:
- giao_an_so_hoc_lop_6_tiet_54_on_tap_hoc_ki_1_tiet_1_nam_hoc.docx