I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được quy tắc dấu ngoặc.
- Biết dạng tổng đại số, viết gọn các phép biến đổi trong tổng đại số.
2. Kỹ năng
- HS TB-Y: Áp dụng quy tắc dấu ngoặc vào làm làm các bài tập đơn giản.
- HS K-G: Áp dụng kiến thức vào làm bài tập.
3. Thái độ
Rèn tính cẩn thận chính xác khi tính toán.
4. Năng lực - Phẩm chất:
a) Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,
b) Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phấn màu.
2. Học sinh: Học bài, làm bài tập, ôn bài.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não,khăn phủ bàn
15 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 53 đến 56 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: /11/2019
Tiết 53: Bài 8
QUY TẮC DẤU NGOẶC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được quy tắc dấu ngoặc.
- Biết dạng tổng đại số, viết gọn các phép biến đổi trong tổng đại số.
2. Kỹ năng
- HS TB-Y: Áp dụng quy tắc dấu ngoặc vào làm làm các bài tập đơn giản.
- HS K-G: Áp dụng kiến thức vào làm bài tập.
3. Thái độ
Rèn tính cẩn thận chính xác khi tính toán.
4. Năng lực - Phẩm chất:
a) Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,
b) Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phấn màu.
2. Học sinh: Học bài, làm bài tập, ôn bài.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não,khăn phủ bàn
IV. TỔ CHỨC CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
*Câu hỏi: Tìm x biết |x – 5| = 8
*Đáp án:
Vì |- 8| = 8 nên x – 5 = 8 hoặc x – 5 = - 8
x – 5 = 8 => x = 8 + 5 = 13
x – 5 = - 8 => x = - 8 + 5 = - 3
Vậy x = 13 hoặc x = - 3
*Khởi động: Hãy tính giá trị của biểu thức:
5 + (42 – 15 + 17) – (42 + 17)
HS: Tính giá trị trong từng dấu ngoặc rồi thực hiện phép tính từ trái sang phải. Vậy có cách nào khác thuận tiện hơn cách làm trên không ?=> bài mới
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: 1. Quy tắc dấu ngoặc
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác ,giao tiếp
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
GV: Yêu cầu HS đọc ?1a và nhắc lại kết quả (KT bài cũ)
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu HS đọc ?1 b và làm ?1 b
- Yêu cầu HS làm bài tập/ bảng phụ
HS HĐ nhóm
GV: Giới thiệu tổng quát
- Yêu cầu HS làm ?2 theo dãy
- Vậy qua ?2a khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu + thì ta làm gì?
(giữ nguyên dấu của các số trong ngoặc)
- Khi bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu - thì ta làm gì?
(đổi dấu các hạng tử trong ngoặc, dấu "+" đổi thành dấu "-"; dấu "-" đổi thành dấu "+")
- Yêu cầu HS đọc quy tắc SGK/ bảng phụ
- GV hướng dẫn HS làm VD
- Yêu cầu HS làm ?3
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm(khăn phủ bàn)
- Đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét
?1
a) Số đối của 2 là -2
Số đối của -5 là 5
Số đối của 2+(-5) = -3 là 3
b) Tổng các số đối là: (-2) + 5 = 3
Vậy số đối của tổng 2 + (-5) bằng tổng các số đối của 1 và (-5)
Bài tập: So sánh số đối của tổng: 3+(-5) +(-8) với tổng các số đối của 3+(-3)+(-8)
BL:
Các số đối của 3 ; -5; -8 là -3; 5 ; 8 nên tổng của chúng là: (-3) + 5 + 8 = 10
Tổng 3 + (-5) + (-8) = -10 có số đối là 10
Vậy số đối của tổng: 3+(-5) +(-8) với tổng các số đối của 3+(-3)+(-8) bằng nhau
TQ: Số đối của (a + b) là -(a+b)
Ta có: a + b + [(-a) + (-b)]
= [a + (-a)] + [b + (-b)] = 0 + 0 = 0
Vậy -(a + b) = (-a) + (-b)
?2
a) 7 + (5 - 13) = 7 + (-8) = -1
7 + 5 + (-13) = 12 + (-13) = -1
Vậy: 7 + (5 - 13) = 7 + 5 + (-13) = -1
b) 12 - (4 - 6) = 12 - (-2) = 14
12 - 4 + 6 = 14
Vậy: 12 - (4 - 6) = 12 - 4 + 6
* Quy tắc: (SGK)
Ví dụ: Tính nhanh
a) 324 + [112 - (112 + 324)]
= 324 + [112 - 112 - 324]
= 324 - 324 = 0
b) (-257) - [(-257 + 156) - 56
= (-257) - [-257 + 156 - 56]
= (-257) + 257 - 156 + 56
= -100
?3
a) (768 - 39) - 768 = 768 - 39 - 768
= 768 - 768 - 39 = 0 - 39 = - 39
b) (-1579) - (12 - 1579)
= (-1579) - 12 + 1579
= (-1579) + 1579 - 12
= 0 - 12
= -12
Hoạt động 2: 2. Tổng đại số
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, luyện tập
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
GV: Giới thiệu về tổng đại số
GV: Khi viết một tổng đại số để cho đơn giản, sau khi chuyển các phép trừ thành các phép cộng (cộng với số đối) ta có thể bỏ tất cảc các dấu của phép cộng và dấu ngoặc. Chẳng hạn:
5 + (-3) - (-6) - (+7)
= 5 + (-3) + (+6) +(-7)
= 5 - 3 + 6 - 7
- Vậy áp dụng t/c giao hoán , kết hợp và quy tắc dấu ngoặc thì ta có thể đổi chỗ tuỳ ý vị trí của các số với điều kiện gì?
HS : Trong một tổng đại số, ta có thể:
* Thay đổi vị trí tuỳ ý của các số hạng kèm theo dấu của chúng
- Yêu cầu HS làm ví dụ
Tính: 97 - 150 - 47
- Vậy ta có thể đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng tuỳ ý được không?
GV: Lấy VD
- Yêu cầu HS áp dụng tính: 284 - 75 - 25
GV: Nêu chú ý (SGK)
+ Một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên được gọi là một tổng đại số
Ví dụ:
a - b - c = - b - c + a = - c + a - b
97 - 150 - 47= 97 - 47 - 150
= 50 - 150
= -100
* Đặt dấu ngoặc để nhóm tuỳ ý các số hạng nhưng chú ý nếu trước dấu ngoặc là dấu - thì phải đổi dấu tất cả các hạng tử trong ngoặc
Ví dụ: a - b - c = (a - b) - c
= a - ( b+ c)
= - (-a + b) - c
Tính: 284 - 75 - 25
= 284 - (75 + 25)
= 284 - 100
= 184
Chú ý (SGK)
3.Hoạt động luyên tập
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, luyện tập
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
- Yêu cầu HS nêu quy tắc dấu ngoặc. áp dụng để tính bài tập 57a và 59b (SGK)
2 HS lên bảng ,hs dưới lớp làm vào vở
- Yêu cầu HS làm bài tập bổ sung
GV: Chốt lại kiến thức của bài
HS: Nhắc lại quy tắc dấu ngoặc
Bài tập 57a(SGK)
a) (-17) + 5 + 8 + 17
= (-17) + 17 + 5 + 8
= 0 + 13
= 13
Bài tập 59b(SGK)
b) (2736 - 75) - 2736
= 2736 - 75 - 2736
= 2736 -2736 - 75
= 0 - 75
= - 75
Bài tập : Thực hiện phép tính:
1356 - (72 + 1356 - 1848)
= 1356 - 72 - 1356 + 1848
= 1356 - 1356 - 72 + 1848
= 0 + 1848 - 72
= 1776
4. Hoạt động vận dụng
1)Tính giá trị của biểu thức x + b + c
a) với x = 2; b = - 5; c = - 42
b) Với x = 0; b = - 34; c = - 16
- HS lần lượt trả lời.
2) Các cách viết sau đóng hay sai ?
a) 15 - (25 + 12) = 15 - 25 + 12
b) 43 - 8 - 25 = 43 - (8 - 25)
- HS trả lời : a) Sai. Sửa lại : 15 - (25 + 12) = 15 - 25 - 12
b) Sai. Sửa lại : 43 - 8 - 25 = 43 - (8 + 25)
5. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Rút gọn biểu thức sau:
a) A = (a - b) + ( a +b - c) - (a – b – c)
b) B = (a - b) - ( b - c) +(c - a) - (a – b – c)
GV: Nhận xét và ghi nhận kết quả hoạt động của HS
- Học thuộc quy tắc.
- Làm các bài tập từ 57 đến 60 (sgk/85) và các bài tập từ 114;115;118;121;125;129(SBT/104 + 105).
Ngày giảng: / /2019
Tiết 54
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Củng cố, khắc sâu quy tắc dấu ngoặc.
2. Kỹ năng
- HS TB-Y: Biết vận dụng các quy tắc dấu ngoặc vào làm các bài tập đơn giản.
- HS K-G: Biết vận dụng quy tắc dấu ngoặc vào giải các bài toán.
3. Thái độ
Rèn kuyện tính chăm chỉ, cẩn thận cho HS.
4. Năng lực - Phẩm chất:
a) Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,
b) Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phấn màu.
2. Học sinh: Học bài, làm bài tập, ôn bài.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não,khăn phủ bàn
IV. TỔ CHỨC CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
- Phát biểu quy tắc dấu ngoặc ?
*Khởi động: Tính
a) (27 + 65) + (346 - 27 - 65)
= 27 + 65 + 346 - 27 - 65
= (27 - 27) + (65 - 65) + 346
= 0 + 0 +346
= 346
b) (42 - 69 + 17) - (42 + 17)
= 42 - 69 + 17 - 42 - 17
= (42 - 42) + (17 - 17) - 69
= 0 + 0 – 69
= - 69
2. Hoạt động luyện tập
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động: luyện tập
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác ,giao tiếp
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
- Yêu cầu 2HS lên bảng cùng làm bài 57c và bài 59b (SGK)
- Yêu cầu HS rút ra nhận xét
- GV: Nhận xét, bổ sung
Dạng 1: Đơn giản, tính gía trị biểu thức.
Bài 57c: (-4) + (-440) + (-6) + 440
= (-4) +(-6) + (-440) + 440
= -10
Bài 59b: (-2002) - (57 - 2002)
= (-2002) - 57 + 2002
= (-2002) + 2002 - 57
= -57
- Muốn đơn giản biểu thức trên ta phải làm gì? (Đơn giản các số nguyên)
- Yêu cầu HS lên bảng thực hiện
- Muốn thực hiện các phép tính ở câu b ta phải làm gì?(bỏ dấu ngoặc)
- Yêu cầu HS lên bảng thực hiện
Bài 93 SBT/ 65:
Tính giá trị biểu thức x+b+c ,biết:
a/ x = -3; b = - 4; c = 2
b/ x = 0; b = 7; c = - 8
GV: làm thế nào để tính được giá trị của biểu thức?
- HS: Để tính được giá trị của biểu thức, ta thay lần lượt giá trị của các chữ vào biểu thức rồi thực hiện phép tính.
GV gọi 2 HS lên bảng làm.
GV: Nhận xét,chốt kiến thức
- Muốn tính nhanh các tổng trên ta phải làm gì? vận dụng quy tắc, t/c nào? (bỏ dấu ngoặc, vận dụng t/c giao hoàn, kết hợp)
- Yêu cầu HSHĐ theo nhóm
- HS thảo luận theo nhóm
-Lên bảng trình bày kết quả hoạt động
- Yêu cầu HS phát biểu quy tăc dấu ngoặc. Từ đã hãy áp dụng
- Yêu cầu 2HS lên bảng làm
GV đưa bài tập sau lên bảng phụ.Các câu sau đóng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho đóng:
a/ (14 + 19) - (24 - 21)
= 14 + 1 9 - 24 - 21
b/ 37 - (17 + 25)
= 37 - 17 + 25
c/ 342 + (-142 + 47)
= 342 - 142 + 47
d/ - 41 + 37 - 29 + 13
= (37 +13) - (41+ 29)
GV :Chốt kiến thức toàn bài
Bài tập 58 (SGK)
a) x + 22 + (-14) + 52
= x + 22 + 52 + (-14)
= x + 74 + (-14)
= x + 60
b) (-90) - (p + 10) + 100
= (-90) - p - 10 + 100
= -p -(90 + 10) + 100
= -p - 100 + 100
= -p
Bài 93 SBT/ 65:
a/ x + b + c
= -3 + (-4) + 2
= -3 - 4 + 2
= -5
b/ x + b + c
= 0 + 7 + (-8)
= 0 + (-1)
= -1
Dạng 2: Tính nhanh:
Bài 91(tr65-SBT): Tính nhanh các tổng sau:
a) (5674 - 97)- 5674
= 5674 - 97 - 5674
= 5674 - 5674 - 97
= -97
b) (-1075) - (29 - 1075)
= (-1075) - 29 + 1075
= (-1075) + 1075 - 29
= -29
Bài tập 92 (tr65-SBT): Bỏ dấu ngoặc rồi tính:
a) (18 + 29) + (158 - 18 - 29)
= 18 + 29 + 158 - 18 - 29
= 18 - 18 + 29 - 29 + 158
= 158
b) (13 - 135 + 49) - (13 + 49)
= 13 - 135 + 49 - 13 - 49
= 13 - 13 + 49 - 49 - 135
= -135
Bài tập:
a/ Sai. Sửa lại
= 14 + 19 - 24 + 21
b/ Sai. Sửa lại
= 37 - 17 - 25
c/ Đóng
d/ Đóng.
3. Hoạt động vận dụng
Mai mở cửa hàng bán quần áo, ban đầu Mai có 15 500 000 đồng. Ngày thứ nhất Mai nhập hàng về hết 8 800 000 đồng. Ngày thứ hai bán được (cả vốn lẫn lãi) là 2 560 000 đồng. Ngày thứ ba Mai bán được 1 540 000 đồng và nhập hàng về hết 6 500 000 đồng. Hỏi sau ba ngày Mai còn lại bao nhiêu tiền mặt? Em hãy sử dụng dấu ngoặc để biểu diễn cách tính sao cho có thể thể hiện được số tiền sau mỗi ngày?
4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Bài tập: Tính:
a) A = 1 - 2 + 3 - 4 + + 99 - 100
b) B = 1 + 3 - 5 - 7 + 9 + 11--397- 399
c) C = 1 - 2 - 3 + 4 + 5 - 6 - 7 + + 97 - 98 - 99 + 100
Hướng dẫn
a) Cộng từng nhóm 2 số ta có tổng là -1
Có 50 cặp như thế
Vậy: A = (-1) + (-1) ++(-1) = -50
b) Cộng từng nhóm 4 số ta có tổng là - 8. Có 50 nhóm 4 số như thế
Vậy B = (-8) + (-8) + + (-8) = -400
c) Cộng từng nhóm 4 số ta có tổng là 0
Có 25 nhóm 4 số như thế
C = 0 + 0 + + 0 = 0
Ngày giảng: / /2019
Tiết 55
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS ôn tập kiến thức về cách viết tập hợp, phần tử của tập hợp, các phép tính cộng trừ nhận chia, nâng lên lũy thừa, dấu hiệu chia hết trong tập N.
2. Kỹ năng
- HS TB-Y: Vận dụng kiến thức vào các bài tập đơn giản.
- HS K-G: Tổng hơp kiến thức vào làm bài tập.
3. Thái độ
Rèn luyện tính sáng tạo cho HS, cẩn thận chính xác khi tính toán.
4. Năng lực - Phẩm chất
a) Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,
b) Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phấn màu.
2. Học sinh: Học bài, làm bài tập, ôn bài.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não,khăn phủ bàn
IV. TỔ CHỨC CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
*Khởi động:
Trò chơi “Ai nhanh mắt hơn”: Giáo viên chuẩn bị sẵn một số nội dung kiến thức cần kiểm tra bằng hình vẽ để đưa lên màn hình máy .Học sinh chuẩn bị bảng nhóm, bút dạ.
Cách chơi: Giáo viên chiếu nội dung kiến thức cần kiểm tra lên màn hình; yêu cầu học sinh tìm và liệt kê, những số, những vấn đề liên quan đến bài học vào bảng nhóm. Trong vài phút, đội nào tìm được những số, những vấn đề liên quan đến bài học (ghi lên bảng nhóm) chính xác hơn thì đội đã sẽ thắng cuộc.
Câu hỏi:
1. Tập hợp, phần tử, tập hợp con:
2. Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa
a) Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên:
b) Các phép toán về luỹ thừa:
+ Luỹ thừa với số mũ tự nhiên:
+ Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số:
+ Chia hai luỹ thừa cùng cơ số:
c) Thứ tự thực hiện phép tính:
2. Hoạt động luyện tập
Hoạt động của GV- HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác ,giao tiếp
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
GV: Hãy cho VD về tập hợp, phần tử của tập hợp.
HS: Cho ví dụ
- Yêu cầu HS làm bài tập 1/ bảng phụ
1) a. Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 4
b. Viết kí hiệu phần tử 3 thuộc tập hợp A
2) Điền số hoặc kí hiệu thích hợp vào ô trống:
3 A; 7 A ; A
- Yêu cầu HS nêu định nghĩa tập hợp con
- Yêu cầu HS làm bài tập 2
Cho A = {0 ; 1 ; 2; 3}
Hãy tìm tập hợp con của tập hợp A có 1 và 2 phần tử
- Yêu cầu HS nêu:
+ Tính chất cơ bản của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên?
+ Luỹ thừa với số mũ tự nhiên an .
+ Công thức tính tích hai luỹ thừa cùng cơ số? Cho VD?
+ Nêu công thức tính thương hai luỹ thừa cùng cơ số? Cho VD?
+ Nêu thứ tự thực hiện các phép tính?(Yêu cầu HS lên bảng vẽ bản đồ tư duy về thứ tự thực hiện phép tính)
1. Tập hợp, phần tử, tập hợp con:
Bài tập 1:
1.
a) C1 : A = {0 ; 1; 2; 3}
C2 : A = {x N/ x < 4}
b) 3 A
0
2.
3 A; 7 A ; A
(hoặc 1; 2; 3)
Bài tập 2: A = {0 ; 1 ; 2; 3}
Các tập hợp con của A có 1 và 2 phần tử là:
{0} A; {1} A; {2} A; {3} A; {0;1} A; {0; 2}A; {0; 3}A;
{1;2} A; {1; 3}A; {2; 3}A
2. Các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên luỹ thừa:
a) Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên:
b) Các phép toán về luỹ thừa:
+ Luỹ thừa với số mũ tự nhiên:
an = a.a.a. . a (n0)
a: cơ số
n: số mũ
+ Nhân hai luỹ thừa cùng cơ số:
am . an = am+n
+ Chia hai luỹ thừa cùng cơ số:
am : an = am-n (a0; m n)
c) Thứ tự thực hiện phép tính:
Thứ tự thực hiện các phép tính:
BT có ngoặc:
( ) [ ] { }
BT không có ngoặc:
Luỹ thừa Nhân, chia Cộng, trừ
- Yêu cầu HS làm bài tập
Bài tập: Khoanh tròn vào đáp án đóng:
C
a) 35 . 33 =
A. 315 B. 915 . 38
A
b) 1015 : 103 =
. 1012 B. 105 C. 15
Hoạt động 2: Luyện tập
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác ,giao tiếp
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
- Yêu cầu HS làm bài tập 1/ bảng phụ
HS hđ cá nhân làm bài
GV: Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có bao nhiêu phần tử?
HS: Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có b - a + 1 phần tử
GV: Tập hợp các số chẵn từ a đến b có bao nhiêu phần tử?
HS: Tập hợp các số chẵn từ a đến b có
(b - a) : 2 + 1 phần tử
GV: Tập hợp các số lẻ từ m đến n có bao nhiêu phần tử?
HS: Tập hợp các số lẻ từ m đến n có
(n - m) : 2 + 1 phần tử
Tính số phần tử của tập hợp:
A = {40; 41; 42;; 100}
B = {10; 12; 14; ; 98}
C = {35; 37; 39; : 105}
- Yêu cầu HS làm bài tập 3
- Muốn tính nhanh các biểu thức ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm nhận xét
- Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện phép tính đối với từng bài.
- 4HS lên bảng làm
- HS nhận xét
- GV nhận xét
- Yêu cầu HS nêu cách tìm x
- 4HS lên bảng làm
GV: Hướng dẫn HS làm câu a)
- Muốn tìm n ta phải biến đổi 16 thành luỹ thừa của cơ số mấy? (cơ số 2)
- Tương tự HS làm các câu còn lại
GV: Chốt kiến thức
Dạng 1: Toán về tập hợp
Bài 1: Cho A = {7 : 10}.
Điền kí hiệu hoặc = vào ô vuông:
Bài 2:
a) A có 100 - 40 + 1 = 61 phần tử
b) B có (98 - 10) : 2 + 1 = 45 phần tử
c) C có (105 - 35) : 2 + 1 = 36 phần tử
Dạng 2: Thực hiện phép tính
Bài 3: Tính nhanh :
a) 463 + 318 + 137 + 22
= 463 + 137 + 318 + 22
= 600 + 340 = 940
b) 18 . 75 + 18 . 25
= 18(75 + 25)
= 18 . 100 = 1800
c) 2.31.12 + 4.6.42 + 8.27.3
= 24.31 + 24.42 + 24.27
= 24(31 + 42 + 27)
= 24.100= 2400
d) 26 + 27 + 28 + 29 + 30 + 31 + 32 + 33
= (26+33)+(27+32)+(28+31)+(29+30)
= 59 + 59 + 59 + 59
= 59 . 4 = 236
Bài 4 Thực hiện phép tính:
a) 27 . 65 + 35 . 27 - 150
= 27(65 + 35) - 150 =
= 27 . 100 - 150 = 2700 - 150 = 2550
b) 12 : {390 : [500 - (125 + 35 . 7)]}
= 12 :{390 : [500 - (125 + 245)]}
= 12 :{390 : [500 - 370]}
= 12 :{390 : 130}
= 12 :{390 : 130} = 12 : 3 = 4
c) 36 : 32 + 23 . 22
= 34 + 8 . 4 = 81 + 32 = 113
d) 33 . 18 - 33 . 12
= 33 (18 - 12) = 27 . 6 = 162
Dạng 3: Tìm x
Bài 5: Tìm số tự nhiên x, biết:
a) 70 - 5(x - 3) = 45
ĐS: x = 8
b) 10 + 2x = 45 : 43
ĐS: x = 3
c) 2x - 138 = 23 . 32
ĐS: x = 100
d) 6x - 39 = 5628 : 28
ĐS: x = 40
Bài 6: Tìm số tự nhiên n, biết rằng:
a) 16 = 24
2n = 24
n = 4
b) 64 = 43
4n = 43
n = 3
c) 225 = 152
15n = 152
n = 2
3. Hoạt động vận dụng
1)Hãy chọn khẳng định đóng trong các khẳng định sau:
Số 0 là hợp số
Tích của hai số nguyên tố là số nguyên tố
Hợp số là số tự nhiên có nhiều hơn hai ước
2)Tổng sau là số nguyên tố hay hợp số
a) 2.3.5 + 9.31 b) 5.6.7 + 9.10.11
3)+ Nêu tính chất cơ bản của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên?
+ Thế nào là luỹ thừa với số mũ tự nhiên an ?
+ Công thức tính tích hai luỹ thừa cùng cơ số?
+ Nêu công thức tính thương hai luỹ thừa cùng cơ số?
+ Nêu thứ tự thực hiện các phép tính
4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng.
1)Thay chữ số thích hợp và dấu * để số 1*5* chia hết cho tất cả các số 2,3,5,6,9.
2)Tìm số tự nhiên hết cho 8, cho 10 cho 15. Biết rằng số đã nằm trong khoảng từ 100 đến 20000.
Về nhà làm
+ Xem kỹ lại các bài tập đã chữa chia
+Ôn tập các quy tắc cộng trừ số nguyên, quy tắc lấy giá trị tuyệt đối của một số nguyên, quy tắc dấu ngoặc
+Làm các bài tập :34(SBT-93);83(SBT/100);108;109(SBT/103)
120;124(SBT104;105)
Ngày giảng: / /2019
Tiết 56
ÔN TẬP HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS ôn tập kiến thức về ƯCLN, BCNN, các phép tính cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu trong tập hợp các số nguyên.
2. Kỹ năng
- HS TB-Y: Vận dụng kiến thức vào các bài tập đơn giản.
- HS K-G: Tổng hợp kiến thức vào làm bài tập.
3. Thái độ:
Rèn luyện tính sáng tạo cho HS, cẩn thận chính xác khi tính toán.
4. Năng lực - Phẩm chất
a) Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực hợp tác,
b) Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Phấn màu.
2. Học sinh: Học bài, làm bài tập, ôn bài.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não,khăn phủ bàn
IV. TỔ CHỨC CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
* Khởi động: Thay chữ số thích hợp và dấu * để số 8*7* chia hết cho tất cả các số 2,3,5,6,9.
2. Hoạt động luyện tập
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Ôn tập lý thuyết
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác ,giao tiếp
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
- Yêu cầu HS phát biểu t/c chia hết của một tổng?
- Yêu cầu HS phát biểu các dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3; 9?
- Ước của số a là gì? Bội của số a là gì?
- Số nguyên tố là gì? Hợp số là gì?
- Yêu cầu HS làm bài tập/ bảng phụ
1. Tính chất chia hết của một tổng:
T/c1: a +m và b + m (a +b) + m
T/c2: a + m và b + m (a +b) + m
2. Các dấu hiệu chia hết:
3. Ước và bội:
4. Số nguyên tố. Hợp số:
Bài tập 1:
Điền dấu " x " vào ô thích hợp trong các câu sau:
Câu
Đúng
Sai
x
x
x
x
x
a) 134.4 + 16 chia hết cho 4
b) 21.8 + 17 chia hết cho 8
c) 3.100 + 34 chia hết cho 6
d) Số có chữ số tận cùng bằng 4 thì chia hết cho 2
e) Số chia hết cho 2 thì có chữ số tận cùng là 4
Bài tập 2: Điền dấu "x'' thích hợp
Câu
Đúng
Sai
a) Một số chia hết cho 9 thì chia hết cho 3
b) Một số chia hết cho 3 thì chia hết cho 9
c) Một số chia hết cho 45 thì chia hết cho 9
d) Mọi số nguyên tố đều có chữ số tận cùng là một trong các chữ số: 1; 3; 7; 9
e) Mọi số nguyên tố đều là số lẻ
x
x
x
x
x
Hoạt động 2: Luyện tập
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, động não, thảo luận nhóm.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác ,giao tiếp
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
- Nhắc lại t/c chia hết của 1 tổng, từ đã cho biết để A : 3ta phải có điều kiện gì?
- HS lên bảng làm
- 2HS lên bảng làm
- HS nhận xét
- GV nhận xét
GV: Muốn xét 1 số hoặc 1 tổng ( hiệu) có phải là hợp số hay số nguyên tố ta phải chỉ ra được điều gì?
HS:
+ Số nguyên tố thì chỉ ra nó > 1 và chỉ có 2 ước là 1 và chính nó
+ Hợp số thì chỉ ra nó > 1 và có ít nhất 3 ước
- HS HĐ theo cặp đôi
- 1HS lên bảng thực hiện
- Yêu cầu HS tính rồi phân tích kết quả ra thừa số nguyên tố
- 4HS lên bảng làm
- HS điền và lí giải
GV: Chốt kiến thức
Dạng 1: Dạng toán về chia hết
Bài 1: Cho A = 12+15+21+x với xN. Tìm điều kiện của x để A , 3; A, 3
BL:
*Vì 12 : 3; 15 :3; 21: 3 nên để A : 3 thì x : 3
* Nếu x : 3 thì A : 3
Bài 2: Tổng hiệu sau có chia hết cho 2; cho 5 không?
a) 1.2.3.4.5 + 52
* Vì 1.2.3.4.5 : 2 và 52 : 2
1.2.3.4.5 + 52 :2
* Vì 1.2.3.4.5 :5 và 52 : 5
1.2.3.4.5 + 52 :5
b) 1.2.3.4.5 - 75
* Vì 1.2.3.4.5 :2 và 75 : 2
1.2.3.4.5 - 75 : 2
* Vì 1.2.3.4.5 :5 và 75: 5
1.2.3.4.5 – 75: 5
Dạng 2: Dạng toán về số nguyên tố, hợp số
Bài 4 Tổng sau là số nguyên tố hay hợp số?
a) 5.6.7 + 8.9
5.6.7 + 8.9 > 1, có ít nhất là 3 ước là 1;2 và chính nó nên 5.6.7 + 8.9 là hợp số
b) 4253 + 1422
5.7.11 + 13.17.19 > 1, có ít nhất là 3 ước là 1, 2 và chính nó (vì tổng hai số lẻ là 1 số chẵn) nên 5.7.11 + 13.17.19 là hợp số
c) 4253 + 1422 có chữ số tận cùng là 5
nên tổng có ít nhất là 3 ước là 1; 5;
chính nó. Vậy tống là hợp số
Bài 5: Thực hiện các phép tính rồi phân tích ra thừa số nguyên tố
a) (1000 + 1) : 11
= 1001 : 11 = 97
= 7 . 13
b) 142 + 52 + 22
= 196 + 25 + 4 = 225
= 32 . 52
c) 29.31 + 144 : 122
= 29.31 + 144 : 144
= 899 + 1 = 900
= 22 . 32 . 52
d) 333 : 3 + 225 : 152
= 333 : 3 + 225 : 225
= 111 + 1 = 112
= 24 .7
3. Hoạt động vận dụng.
Bài tập: Tìm các chữ số a, b sao cho a - b = 4 và + 9
+ a - b = 4 a = 4 + b
+ + 98 + 7 + a + b + 9 hay 15 + a + b + 9 (*)
Thay a = 4 + b vào (*), ta có:
15 + 4 + b + b + 9
19 + 2b + 9
b = 4 a = 8 là thoả mãn
- HS phát biểu t/c chia hết của một tổng?
- HS phát biểu các dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3; 9?
- Ước của số a là gì? Bội của số a là gì?
- Số nguyên tố là gì? Hợp số là gì?
4. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
+Ôn tập kiến thức và các dạng bài tập đã ôn
+Xem lại lý thuyết từ đầu năm và làm thêm các bài trong SBT.
File đính kèm:
- giao_an_so_hoc_lop_6_tiet_53_den_56_nam_hoc_2019_2020_truong.docx