Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 51 đến 54 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Biết được phép trừ trong tập hợp Z, biết cách tính hiệu hai số nguyên.

2. Kỹ năng

- Bước đầu vận dụng quy tắc trừ hai số nguyên vào làm bài tập.

- Bước đầu hình thành, dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của 1 loại (toán học) liên tiếp và phép tương tự.

3. Thái độ

- Cẩn thận, trung thực, có ý thức xây dựng bài học.

4. Định hướng năng lực

a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.

b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực khoa học.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Bảng phụ ?, phấn màu.

2. Học sinh:

- Ôn về số đối của số nguyên, quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

 1. Phương pháp:

- Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.

 2. Kĩ thuật:

- Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi.

 

doc10 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 25/04/2023 | Lượt xem: 91 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 51 đến 54 - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Thị trấn Than Uyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 25/11/2019 (6A4) TIẾT 51: PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Biết được phép trừ trong tập hợp Z, biết cách tính hiệu hai số nguyên. 2. Kỹ năng - Bước đầu vận dụng quy tắc trừ hai số nguyên vào làm bài tập. - Bước đầu hình thành, dự đoán trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của 1 loại (toán học) liên tiếp và phép tương tự. 3. Thái độ - Cẩn thận, trung thực, có ý thức xây dựng bài học. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực khoa học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ ?, phấn màu. 2. Học sinh: - Ôn về số đối của số nguyên, quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: - Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động ? Nêu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu? ? Tính: a, (-57) + 47 b, 269 + (-119) c, 85 + (-200) + 15 => Bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - GV: Nêu quy tắc - Giới thiệu dạng tổng quát - Hướng dẫn HS áp dụng quy tắc thông qua VD - Yêu cầu HS đọc nhận xét 1. Hiệu của hai số nguyên. *) Quy tắc: SGK a – b = a + (-b) *) VD: a) 3 - 9 = 3 + (-9) = -6 b) (-3) – (-7) = -3 +(+7) = 4 *) Nhận xét: SGK - Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu VD (SGK) ? Bài toán cho biết gì, yêu cầu ta tìm gì ? Nhiệt độ hôm qua bằng bao nhiêu ? Nhiệt độ giảm 40C, muốn tìm nhiệt độ hôm nay ta thực hiện phép tính gì. - Yêu cầu HS nêu và thực hiện phép tính. - Yêu cầu HS trả lời bài toán ? Khi nào ta thực hiện được phép tính trừ 2 số nguyên - GV thông báo nhận xét và yêu cầu HS đọc để nắm bắt nhận xét 2. Ví dụ. (SGK) Ví dụ: (SGK) Giải: Do nhiệt độ giảm 40C nên ta có: 3 - 4 = 3 + (-4) = -1 Vậy nhiệt độ hôm nay ở Sa Pa là -10C *) Nhận xét: Phép trừ trong Z luôn thực hiện được. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Nêu quy tắc trừ hai số nguyên ? - Yêu cầu học sinh làm vào vở các bài 47, 48 SGK. Bài 47 (SGK-Tr82): a) 2 – 7 = 2 + (-7) = -5 b) 1 - (-2) = 1 + 2 = 3 c) (-3) - 4 = (-3) + (-4) = -7 d) (-3) - (-4) = (-3) + (+4) = 1 Bài 48 (SGK-Tr82): a) 0 - 7 = 7 b) 7 - 0 = 7 c) a - 0 = a d) 0 - a = -a - Yêu cầu học sinh làm vào vở các bài 49 SGK. Bài 49 (SGK-Tr82): a 15 -2 0 -3 -a -15 2 0 -(-3) HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng 1) Mẹ cho Hà 50 000, Hà mua sách hết 25 000đ và bút hết 16 000đ. Hỏi Hà còn lại bao nhiêu tiền? 2) Tìm số nguyên x, biết: a) x - (-5) = 4 b) -x + 13 = 24 - 7 HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Bài 1. Tìm số nguyên x, biết : . Vì nên với mọi a Z. Do đã : và x = 0 và x = 3 (vô lí) Vậy không có giá trị nào của x thoả mãn. V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc quy tắc trừ hai số nguyên. - Làm bài 51, 54 (SGK/82). - Tiết sau luyện tập. Ngày giảng: 26/11/2019 (6A4) TIẾT 52: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - HS được củng cố và khắc sâu các quy tắc trừ các số nguyên, cộng các số nguyên. 2. Kỹ năng - Thực hiện được phép trừ, phép cộng số nguyên. 3. Thái độ - Cẩn thận, trung thực, có ý thức xây dựng bài học. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực khoa học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Phấn màu. 2. Học sinh - Nắm chắc quy tắc trừ 2 số nguyên. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: - Thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta làm như thế nào? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Ai nhanh hơn? GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện hai phép tính: Bài 51 (SGK - Tr82) 5 – (7 – 9) = 5 – (- 2) = 5 + 2 = 7; (- 3) – (4 – 6 ) = (-3 ) + 2 = -1 GV khen thưởng cho HS trả lời nhanh, đúng nhất. => Bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung ? Tính: a) (- 127) - (+75) b) (- 845) - (- 548) Gọi hai HS lên bảng thực hiện. Hai HS làm bài trên bảng ? Tính: a) - (+394) b) - - ? Điền số thích hợp vào trống x -2 -9 3 0 y 7 -1 8 15 x - y Dạng 1. Trừ hai số nguyên Bài 1. a) (- 127) - (+75) = (- 127) + (- 75) = - 202 b) (- 845) - (- 548) = (- 845) + 548 = - 297 Bài 2. a) - (+394) = 67 + (-394) = -327 b) - - =-317 + (-975) = -1292 Bài 53 (SGK – Tr53) x -2 -9 3 0 y 7 -1 8 15 x - y -9 -8 -5 -15 - Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu bài 52 SGK ? Để xác định được tuổi thọ nhà bác học Ác-si-mét, ta làm như thế nào. - Yêu cầu HS lên bảng thực hiện - Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét, sửa sai nếu có. Dạng 2. Toán có lời văn Bài 52 (SGK – Tr53) Tuổi thọ nhà bác học Ác-si-mét là: - 212 - (- 287) = 75 (tuổi) - Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu bài 54 SGK - GV hướng dẫn cách tìm x - Yêu cầu HS trao đổi nhóm bàn làm bài - Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày. - Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét, sửa sai nếu có. Dạng 3. Tìm x Bài 54 (SGK- Tr82) Tìm số nguyên x biết: a) 2 + x = 3 b) x + 6 = 0 x = 3 – 2 x = - 6 x = 1 c) x + 7 = 1 x = 1 - 7 x = 1 + (- 7) x = - 6 HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng - Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu bài 7.2 SBT-Tr79 Một nhà kinh doanh năm đầu tiên lãi 23 triệu đồng, năm thứ hai lỗ 40 triệu đồng, năm thứ ba lãi 63 triệu đồng. Hỏi số vốn của nhà kinh doanh tăng bao nhiêu triệu đồng sau hai năm kinh doanh? Sau ba năm kinh doanh? HOẠT ĐỘNG 4: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Núi Phú Sĩ ở Tokyo là một núi lửa còn hoạt động và là ngọn núi cao nhất của Nhật Bản với độ cao 3776m . Đỉnh núi Phú Sĩ quanh năm tuyết bao phủ tạo nên một vẻ đẹp hung vĩ, tráng lệ. Dưới chân núi có 5 hồ nước ngọt lớn. Dưới đây là bảng ghi chép dự báo nhiết độ tại khu vực này trong các ngày của một tuần. Em hãy cho biết nhiệt độ chênh lệch trong mỗi ngày là bao nhiêu 0C Nhiệt độ Thứ 2 30C - 60C Thứ 3 50C - 80C Thứ 4 60C - 60C Thứ 5 -10C - 60C Thứ 6 70C - 90C Thứ 7 50C - 70C CN 30C - 80C Chênh lệch V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học bài theo SGK - Xem lại các bài tập đã chữa ở trên lớp. - Làm bài 81, 84 (SBT-Tr79). - Tiết sau: Quy tắc dấu ngoặc. Ngày giảng: 27/11/2019 (6A2,4) TIẾT 53: QUY TẮC DẤU NGOẶC I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Biết được quy tắc dấu ngoặc (bỏ dấu ngoặc hoặc đặt dấu ngoặc). 2. Kỹ năng - Bước đầu biết vận dụng quy tắc dấu ngoặc làm bài tập. 3. Thái độ - Cẩn thận, trung thực, có ý thức xây dựng bài học. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực khoa học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bảng phụ quy tắc, phấn màu. 2. Học sinh: - Ôn quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu, trừ hai số nguyên. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: - Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu, trừ hai số nguyên. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Hãy tính giá trị của biểu thức : 5 + (42 – 15 + 17) – (42 + 17) HS: Tính giá trị trong từng dấu ngoặc rồi thực hiện phép tính từ trái sang phải. Vậy có cách nào khác thuận tiện hơn cách làm trên không? => Bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới Hoạt động của GV và HS Nội dung - Yêu cầu HS đọc và làm ?1 ? Hãy phát biểu nhận xét của mình về tổng các số đối và số đối của một tổng - GV chốt lại - Yêu cầu HS đọc và làm ?2 ? Qua bài tập ?2, ta thấy dấu đứng trước dấu ngoặc và cách bỏ dấu ngoặc trong từng trường hợp cụ thể như thế nào - GV treo bảng phụ có ghi quy tắc lên bảng. - Treo bảng phụ VD - Yêu cầu HS gấp SGK - Yêu cầu HS đọc và làm ?3. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn làm bài HS thảo luận nhóm bàn báo cáo kết quả 1. Quy tắc dấu ngoặc ?1. a) Số đối của 2 là -2. Số đối của -5 là 5 Vì 2 + (-5) = -3 nên số đối của 2 + (-5) là 3. b) Vì -2 + 5 = 3 nên số đối của tổng 2 + (-5) bằng tổng các số đối của 2 và -5 Vậy số đối của 1 tổng bằng tổng các số đối của các số hạng ?2. Tính và so sánh kết quả: a) 7 + (5 - 13) = 7 + (-8) = -1 7 + 5 – 13 = 12 – 13 = -1 b) 12 – (4 - 6) = 12 - (-2) = 14 12 – 4 + 6 = 8 + 6 = 14 *) Quy tắc dấu ngoặc (SGK) *) VÝ dô: TÝnh nhanh a) 324 + [112 - (112 + 324)] = 324 + [112 - 112 - 324] = 324 - 324 = 0 b) (-257) - [(-257 + 156) - 56 = (-257) - [-257 + 156 - 56] = (-257) + 257 - 156 + 56 = -100 ?3 a) (768 - 39) - 768 = 768 - 39 - 768 = 768 - 768 - 39 = 0 - 39 = - 39 b) (-1579) - (12 - 1579) = (-1579) - 12 + 1579 = (-1579) + 1579 - 12 = 0 - 12 = -12 ? Có thể viết phép trừ thành phép cộng không? Vì sao - Hướng dẫn HS thực hiện cách viết gọn tổng đại số như VD (SGK) - Thông báo kết luận SGK và lấy VD minh họa - GV nêu chú ý. 2. Tổng đại số *) Một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên gọi là một tổng đại số. *) Kết luận: SGK *) Chú ý: SGK HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập - Yêu cầu HS làm bài 57 SGK Bài 57 a, b (SGK) a) (-17) + 5 + 8 + 17 = [(-17) + 17] + (5 + 8) = 0 + 13 = 13 b) 30 + 12 + (-20) + (-12) = [30 + (-20)] + [ 12 + (-12)] = 10 + 0 =10 HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng 1)Tính giá trị của biểu thức x + b + c a) với x = 2; b = - 5; c = - 42 b) Với x = 0; b = - 34; c = - 16 - HS lần lượt trả lời. 2) Các cách viết sau đúng hay sai ? a) 15 - (25 + 12) = 15 - 25 + 12 b) 43 - 8 - 25 = 43 - (8 - 25) - HS trả lời : a) Sai. Sửa lại : 15 - (25 + 12) = 15 - 25 - 12 b) Sai. Sửa lại : 43 - 8 - 25 = 43 - (8 + 25) HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Rút gọn biểu thức sau: a) A = (a - b) + ( a +b - c) - (a – b – c) b) B = (a - b) - ( b - c) +(c - a) - (a – b – c) GV: Nhận xét và ghi nhận kết quả hoạt động của HS V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học thuộc quy tắc dấu ngoặc. - Làm bài 59 (SGK); 89 (SBT/81). - Tiết sau luyện tập. Ngày giảng: 27/11/2019 (6A2,4) TIẾT 54. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức - Củng cố và khắc sâu các quy tắc dấu ngoặc, khái niệm tổng đại số. 2. Kỹ năng - Biết vận dụng quy tắc dấu ngoặc, thực hiện được phép trừ, phép cộng hai số nguyên vào làm bài tập. + Thực hiện thành thạo các phép tính về cộng; trừ số nguyên. + Biết vận dụng một cách hợp lý các tính chất phép cộng, trừ và quy tắc dấu ngoặc để biến đổi 1 tổng đại số. 3. Thái độ - Cẩn thận, trung thực, có ý thức xây dựng bài học. 4. Định hướng năng lực a) Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác. b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực khoa học. II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên Bài tập. 2. Học sinh: Ôn tập các quy tắc dấu ngoặc, cộng, trừ các số nguyên. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT 1. Phương pháp: - Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành. 2. Kĩ thuật: - Thảo luận nhóm. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta làm như thế nào? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Tính: a) (27 + 65) + (346 - 27 - 65) = 27 + 65 + 346 - 27 - 65 = (27 - 27) + (65 - 65) + 346 = 0 + 0 +346 = 346 b) (42 - 69 + 17) - (42 + 17) = 42 - 69 + 17 - 42 - 17 = (42 - 42) + (17 - 17) - 69 = 0 + 0 – 69 = - 69 => Bài mới. HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập Hoạt động của GV và HS Nội dung - Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu bài 58 SGK ? Để đơn giản biểu thức ta làm như thế nào. - GV lưu ý: Nhóm và đơn giản các số hạng là số với nhau. - GV nhận xét và chốt lại - Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu bài 59 SGK ? Muốn tính nhanh các tổng ta làm gì ? Khi bỏ ngoặc ta cần chú ý điều gì - Yêu cầu 2 HS lên bảng làm, mỗi HS làm 1 phần. - Nhận xét, sửa sai - Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu bài 60 SGK. - GV lưu ý: Trong từng bài chú ý bỏ dấu ngoặc và đưa các số hạng vào trong dấu ngoặc theo đúng quy tắc dấu ngoặc - GV nhận xét và chốt lại kiến thức của bài - Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu bài 89 SBT - Yêu cầu 4HS lên bảng làm mỗi HS làm 1 phần. Bài 58 (SGK-Tr85) a) x + 22 + (–14) + 52 = x + 22 + 52 – 14 = x + 60 b) (- 90) – (p + 10) + 100 = - 90 – 10 + 100 – p = - p Bài 59 (SGK-Tr85) a) (2736 - 75) - 2736 = 2736 - 75 - 2736 = (2736 - 2736) - 75 = - 75 b) (-2002) – (57 – 2002) = -2002 – 57 + 2002 = (-2002 + 2002) – 57 = -57 Bài 60 (SGK-Tr85) a) (27+65)+ (346 - 27- 65) = 27 + 65 + 346 - 27 - 65 =(27- 27)+(65 - 65) + 346 = 0 + 0 + 346 = 346 b) (42 - 69+17) - (42 + 17) = 42 - 69 + 17 - 42 - 17 = (42 - 42)+ (17 - 17) - 42 = 0 + 0 - 42 = - 42 Bài 89 (SBT-Tr80) a) = [(-24) + 24] + 6 + 10 = 16 b) = [23+(-23)]+15 + (-25) = -10 c) = [(-350)+350] – (3 + 7) = -10 d) = [- (9 + 11) + 21] – 1 = -1 HOẠT ĐỘNG 3: Vận dụng Tính nhanh các tổng sau: a) (5674 - 97)- 5674 = 5674 - 97 - 5674 = 5674 - 5674 - 97 = -97 b) (-1075) - (29 - 1075) = (-1075) - 29 + 1075 = (-1075) + 1075 - 29 = -29 HOẠT ĐỘNG 4: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo Mai mở cửa hàng bán quần áo, ban đầu Mai có 15 500 000 đồng. Ngày thứ nhất Mai nhập hàng về hết 8 800 000 đồng. Ngày thứ hai bán được (cả vốn lẫn lãi) là 2 560 000 đồng. Ngày thứ ba Mai bán được 1 540 000 đồng và nhập hàng về hết 6 500 000 đồng. Hỏi sau ba ngày Mai còn lại bao nhiêu tiền mặt? Em hãy sử dụng dấu ngoặc để biểu diễn cách tính sao cho có thể thể hiện được số tiền sau mỗi ngày? V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU - Học quy tắc dấu ngoặc. - Làm bài 90 (SBT). - Tiết sau ôn tập học kì I về cách viết tập hợp, phần tử của tập hợp. Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên. Dấu hiệu chia hết.

File đính kèm:

  • docgiao_an_so_hoc_lop_6_tiet_51_den_54_nam_hoc_2019_2020_truong.doc