Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 39: Ôn tập học kì I (Tiết 2) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức :

- Hệ thống hoá và ôn tập các kiến thức về hàm số, đồ thị của hàm số y = f(x), đồ thị

hàm số y = ax (a  0).

2. Kĩ năng :

- Rèn luyện kĩ năng xác định toạ độ của một điểm cho trước, xác định điểm theo toạ

độ cho trước, vẽ đồ thị hàm số y = ax, xác định điểm thuộc hay không thuộc đồ thị

của một hàm số.

- Thấy được mối quan hệ giữa hình học và đại số thông qua phương pháp toạ độ.

3. Thái độ :

- Rèn tính cẩn thận cho hs.

4.Định hướng Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công cụ, năng lực tính toán.

II. CHUẨN BỊ.

1. GV: - Phương tiện: Bảng phụ, phấn màu.

2. HS: Ôn tập về quy tắc và tính chất các phép toán, tính chất của tỉ lệ thức, tính

chất của dãy tỉ số bằng nhau. Bảng nhóm, bút dạ.

pdf3 trang | Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 39: Ôn tập học kì I (Tiết 2) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/12/2019 Ngày dạy: 03/12/2019 Tiết 39: ÔN TẬP HỌC KÌ I (Tiết 2). I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức : - Hệ thống hoá và ôn tập các kiến thức về hàm số, đồ thị của hàm số y = f(x), đồ thị hàm số y = ax (a  0). 2. Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng xác định toạ độ của một điểm cho trước, xác định điểm theo toạ độ cho trước, vẽ đồ thị hàm số y = ax, xác định điểm thuộc hay không thuộc đồ thị của một hàm số. - Thấy được mối quan hệ giữa hình học và đại số thông qua phương pháp toạ độ. 3. Thái độ : - Rèn tính cẩn thận cho hs. 4.Định hướng Năng lực - Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp. - Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng công cụ, năng lực tính toán. II. CHUẨN BỊ. 1. GV: - Phương tiện: Bảng phụ, phấn màu. 2. HS: Ôn tập về quy tắc và tính chất các phép toán, tính chất của tỉ lệ thức, tính chất của dãy tỉ số bằng nhau. Bảng nhóm, bút dạ. III.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC. - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động cá nhân. - Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn đinh tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1. Hoạt động khởi động: HOẠT ĐỘNG 2. Hoạt động luyện tập: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Hoạt động1 – 1. Ôn tập về đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch - Khi nào đại lượng y tỉ lệ thuận với đại lượng x ? Cho VD. HS: nêu định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ thuận và lấy ví dụ. - Khi nào đại lượng y tỉ lệ nghịch với đại lượng x ? Cho VD. HS: nêu định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ nghịch và lấy ví dụ. Bài tập 1. Chia số 310 thành ba phần : a) Tỉ lệ thuận với 2 ; 3 ; 5. b) Tỉ lệ nghịch với 2 ; 3 ; 5. HS cả lớp làm bài, hai hs lên bảng làm Bài tập 2. Hai xe ô tô cùng đi từ A đến B. Vận tốc xe I là 60km/h, vận tốc xe II là 40km/h. Thời gian xe I đi ít hơn xe II là 30 phút. Tính thời gian mỗi xe đi từ A đến B và chiều dài quãng đường AB. GV yêu cầu hs hoạt động nhóm. GV gọi đại diện một nhóm lên bảng trình bày, GV đi kiểm tra bài của một vài nhóm dưới lớp. a) Gọi ba số cần tìm lần lượt là a, b, c. Ta có : 2 3 5 a b c = = và a + b + c = 310. Áp dụng t/c của dãy tỉ số bằng nhau : 310 31 2 3 5 2 3 5 10 a b c a b c+ + = = = = = + + Þ a = 62 ; b = 93 ; c = 155. b) Gọi ba số cần tìm lần lượt là x, y, z. Ta có : 2x = 3y = 5z và x + y + z = 310. Þ 310 300 1 1 1 1 1 1 31 2 3 5 2 3 5 30 x y z x y z+ + = = = = = + + Þ x = 150 ; y = 100 ; z = 60. Gọi thời gian xe I, xe II đi lần lượt là x, y (h). ĐK : x, y > 0. Thời gian xe I đi ít hơn xe II là 30 phút, nên : y - x = 0,5. Cùng một quãng đường, vận tốc và thời gian là hai đại lượng tỉ lệ nghịch, ta có : 60x = 40y Þ 40 60 x y = hay 2 3 x y = . Áp dụng t/c của dãy tỉ số bằng nhau : 0,5 2 3 3 2 x y y x- = = = - Þ x = 1 ; y = 1,5. Vậy thời gian xe I, xe II đi lần lượt là 1h ; 1h30ph và quãng đường AB là : 60 . 1 = 60 (km). Hoạt động2 – 2. Ôn tập về đồ thị hàm số. - Hàm số là gì ? Cho ví dụ. - Đồ thị của hàm số y = f(x) là gì ? - Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số. Ví dụ : y = 5x ; y = x - 3 ; y = - 2 - Đồ thị của số y = ax (a  0) có dạng như thế nào ? - Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các cặp giá trị tương ứng (x, y) trên mặt phẳng toạ độ. - Đồ thị của hàm số y = ax (a  0) là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ. Bài tập 3. Cho hàm số y = - 2x. a) Biết điểm A(3 ; y0) thuộc đồ thị hàm số trên. Tính y0. b) Điểm B(1,5 ; 3) có thuộc đồ thị hàm số y = - 2x hay không ? Tại sao ? Một hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở GV yêu cầu hs vẽ đồ thị hàm số y = - 2x. a) Vì điểm A(3 ; y0) thuộc đồ thị hàm số y = - 2x, nên ta thay x = 3 và y = y0 vào công thức, ta có : y0 = - 2 . 3 = - 6 b) Xét điểm B(1,5 ; 3) : Thay x = 1,5 vào công thức y = - 2x, có : y = - 2 . 1,5 Þ y = - 3 ( ¹ 3) Vậy điểm B(1,5 ; 3) không thuộc đồ thị hàm số y = - 2x. * Vẽ đồ thị hàm số y = - 2x. Khi x = 1 Þ y = - 2 Þ Đồ thị hàm số y = -2x đi qua điểm M(1 ; - 2) và gốc tọa độ HOẠT ĐỘNG 3.Hoạt động vân dụng: - Kết hợp trong giờ. HOẠT ĐỘNG 4.Hoạt động tìm tòi, mở rộng: - Tìm hiểu các đề thi HK1 của các năm trước V.HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO TIẾT SAU - Ôn tập kĩ lại các kiến thức đã học trong chương I và II. - Xem lại các dạng bài tập đã chữa. - Chuẩn bị tốt để kiểm tra học kì I. y = - 2x M y 2 1 -2 -1 x21 -2 -1 O

File đính kèm:

  • pdfgiao_an_so_hoc_lop_6_tiet_39_on_tap_hoc_ki_i_tiet_2_nam_hoc.pdf