I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS biết được ước chung, bội chung, hiểu được khái niệm "Giao của 2 tập hợp"
2. Phẩm chất
- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy.
- Tính chính xác, kiên trì.
- Trung thực, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. Năng lực
a) Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù:
HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết các vấn đề toán học , năng lực sử dụng công cụ toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng số nguyên tố nhỏ hơn 100
2. Học sinh: Ôn về phép toán chia hết, bội và ước của một số.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
2. Kĩ Thuật: Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật nhóm đôi; kỹ thuật hỏi và trả lời
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 196 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 31: Ước chung và bội chung - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 02/11/2020
Tiết 31:
ƯỚC CHUNG VÀ BỘI CHUNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS biết được ước chung, bội chung, hiểu được khái niệm "Giao của 2 tập hợp"
2. Phẩm chất
- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy.
- Tính chính xác, kiên trì.
- Trung thực, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. Năng lực
a) Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù:
HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết các vấn đề toán học , năng lực sử dụng công cụ toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Bảng số nguyên tố nhỏ hơn 100
2. Học sinh: Ôn về phép toán chia hết, bội và ước của một số.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
2. Kĩ Thuật: Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật nhóm đôi; kỹ thuật hỏi và trả lời
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu cách tìm ước của 1 số
Tìm Ư(4); Ư(6)
Nêu cách tìm bội của 1 số
Tìm: B(4); B(6)
3.Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
Ta nói 1, 2 là ước chung của 4 và 6 ; 0,12,36 là bội chung của 3,4,6 . Vậy ước chung, bội chung của hai hay nhiều số là gì? GV vào bài mới:
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới
HĐ của thầy và trò
Nội dung
Tìm hiểu khái niệm Ước chung
? Tìm các số vừa là ước của 4 vừa là ước của 6?
- GV viết phấn màu các ước 1; 2 của Ư(4) ; Ư(6)
Ta nói 1; 2 là ước chung của 4 và 6
- GV giới thiệu kí hiệu tập hợp ước chung của 4 và 6
? Tìm tập hợp các ước của 8
? Những số nào là ước của cả 3 số 4 ;6 ;8
1. Ước chung
VD:
Ư(4) = {1 ;2 ;4}
Ư(6) = {1 ;2 ;3 ;6}
ƯC (4 ;6) = {1 ;2}
? Ước chung của 2 hay nhiều số là gì?
- YC 1 HS đọc
- GV nhấn mạnh x ÎƯC(a; b) nếu a x và b x
Củng cố:
- Cho HS làm ?1
- HD HĐ cá nhân làm ?1
? Hãy tìm Ư(10)
? Em hãy tìm ƯC(4; 6; 10)
? Từ đó xÎ ƯC(a; b; c) nếu thoả mãn điều kiện gì ?
* Khái niệm: SGK - 51
xÎƯC (a;b) nếu a x và b x
?1:
8ÎƯC(16; 40) đúng vì 168; 40 8
8Î ƯC(32; 28) sai vì 32 8
28 ٪8
* ƯC(4; 6; 10) = {1; 2}
xÎ ƯC (a; b; c)
nếu a x ; b x ; c x
Cho HS làm bài 135 (SGK)
- GV hướng dẫn
- YC lớp thực hiện theo nhóm (5')
dãy 1:
a) Ư(6); Ư(9); ƯC(6; 9)
dãy 2:
b) (Ư(7);Ư(8);ƯC(7, 8)
- GV HD nhận xét - chuẩn hoá kiến thức
? Muốn tìm ƯC của 2 hay nhiều số em làm thế nào ?
Bài 135 (SGK - 53)
a) Ư(6) = {1; 2; 3; 6}
Ư(9) = {1; 3; 9}
Vậy ƯC(6, 9) = {1; 3 }
b) Ư(7) = {1; 7}
Ư(8) = {1; 2; 4; 8 }
Vậy ƯC(7, 8) = {1}
- Phần kiểm tra bài cũ HS2:
? Tìm các số vừa là bội của 4; vừa là bội của 6?
GV: ta nói chúng là bội chung của 4 ;6
- GV giới thiệu ký hiệu
BC (4; 6)
? Viết tập hợp các bội của 8
? Số nào là bội của cả 4 ; 6 và 8
? Vậy bội chung của 2 hay nhiều số là gì ?
- YC 1 HS đọc phần đóng khung SGK.
2. Bội chung
VD:
B(4)={0 ;4 ;8 ;12 ;20;24 ;...}
B(6) = {0 ;6 ;12 ;18 ;24; }
BC(4; 6) = {0 ;12 ;24 }
* Khái niệm: (SGK – 52)
xÎBC(a; b) nếu x a ; x b
- Khi nào x là BC của a ;b ?
- Làm ?2
- HS lên bảng điền
? Tìm BC của 3 ;4 ;6 ?
GV khắc sâu kiến thức
xÎ BC (a; b; c)
?2:
6ÎBC(3;1)hoặc 6ÎBC(3;2)
BC(3; 4; 6) ={0; 12; 24; }
- Quan sát 3 tập hợp Ư(4) ;Ư(6) ;ƯC(4; 6) tập hợp ƯC (4; 6) được tạo thành bởi các phần tử nào ?
- GV giới thiệu giao của 2 tập hợp Ư(4), Ư(6) minh hoạ bằng hình vẽ .
- GV giới thiệu ký hiệu
? Giao của 2 tập hợp là gì?
- YC 1 HS đọc khái niệm
- GV giới thiệu kí hiệu giao của 2 tập hợp A và B là
A ⋂ B
- GV: Minh hoạ bằng hình vẽ 27,28 sgk
3. Chú ý ( SGK – 52):
- Giao của 2 tập hợp A và B: A ⋂ B
Ư(4) ⋂ Ư(6) = { 1 ;2}
= ƯC (4 ;6)
B(4) ⋂ B(6) = BC(4 ;6)
Hoạt động 3: Luyện tập
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm ƯC, BC
Hoạt động 4: Vận dụng
- Cho HS làm bài tập 134 SGK - 53. HS thảo luận theo nhóm cặp rồi kiểm tra chéo giữa các nhóm
- Cho HS làm bài tập 134 SGK - 53:
a) 4ÏƯC(12, 18)
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo.
Trong truyện “Dế mèn phiêu lưu kí”, có đoạn miêu tả chú Dế đếm số kiến đang hành quân trên đường là một số tự nhiên nhỏ hơn 200.Số kiến này sắp hàng 3, hàng 5, hàng 7 thì vừa hết.Em đoán xem, số kiến này bao nhiêu con
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT HỌC SAU
- Hiểu sâu kiến thức ƯC(a; b), BC(a; b) cách tìm, ký hiệu.
- Khái niệm giao của 2 tập hợp; ký hiệu.
- Về ôn cách tìm ước và bội.
- Bài tập: 137; 138 (SGK) 169; 170; 174; 175 (SBT).
File đính kèm:
- giao_an_so_hoc_lop_6_tiet_31_uoc_chung_va_boi_chung_nam_hoc.docx