I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được 1 tập hợp có 1 phần tử; có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào.
- Hiểu được khái niệm tập hợp con và 2 tập hợp bằng nhau.
- Biết viết 1 vài tập hợp con của tập hợp cho trước.
- Sử dụng đúng các ký hiệu ; ;
2. Phẩm chất:
- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy.
- Tính chính xác, kiên trì.
- Trung thực, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. Năng lực
a) Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù:
HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết các vấn đề toán học , năng lực sử dụng công cụ toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bài soạn, SGK, SGV, TLTK thước thẳng.
2. Học sinh: - SGK, nắm chắc số và chữ số, cách ghi số trong hệ thập phân.
2 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 3: Số phần tử của tập hợp. Tập hợp con - Năm học 2020-2021 - Trường THCS Pha Mu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 11/09/2020
TIẾT 3:
SỐ PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP. TẬP HỢP CON
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được 1 tập hợp có 1 phần tử; có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào.
- Hiểu được khái niệm tập hợp con và 2 tập hợp bằng nhau.
- Biết viết 1 vài tập hợp con của tập hợp cho trước.
- Sử dụng đúng các ký hiệu Î ; Ì ; f
2. Phẩm chất:
- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy.
- Tính chính xác, kiên trì.
- Trung thực, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
3. Năng lực
a) Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác.
b) Năng lực đặc thù:
HS được rèn năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ toán học, năng lực mô hình hóa toán học, năng lực giải quyết các vấn đề toán học , năng lực sử dụng công cụ toán học
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: - Bài soạn, SGK, SGV, TLTK thước thẳng.
2. Học sinh: - SGK, nắm chắc số và chữ số, cách ghi số trong hệ thập phân.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm
2. Kĩ Thuật: Kỹ thuật giao nhiệm vụ, kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật nhóm đôi; kỹ thuật hỏi và trả lời
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Viết tập hợp A các số tự nhiên nhỏ hơn 9 B các số tự nhiên lớn hơn 3 và nhỏ hơn 5.
3.Bài mới
Hoạt động 1: Khởi động
Tập hợp N và N* có gì khác nhau? Và mỗi tập hợp gồm những phần tử nào? Để hiểu được vấn đề đã chúng ta cùng nghiên cứu bài hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
+ Cho 4 ví dụ về các tập hợp có số phần tử khác nhau: 1phần tử, 2 phần tử, nhiều phần tử và có vô số phần tử.
- Y/c HS quan sát các tập hợp và xác định số phần tử
Giới thiệu vd SGK. Cho hs nhận xét về số phần tử trong mỗi tập hợp.
+ Y/c HS làm ?1.
- Gọi HS nhận xét, sửa chữa.
+ Y/c HS làm ?2.
? Tập hợp các số tự nhiên x có mấy phần tử ?
? Hãy kết luận chung về số phần tử của tập hợp
- Gọi HS đọc phần đóng khung trong SGK
Chốt lại các nội dung.
? Y/c HS viết các phần tử của hai tập hợp A, B.
? Các phần tử của tập hợp Acó phải là phần tử của tập hợp B hay không?
GV: Giới thiệu về tập hợp con và nêu kí hiệu.
+ Gọi HS làm ?3 - SGK
- GV nhận xét, sửa chữa.
+ Nêu ví dụ và giới thiệu về hai tập hợp bằng nhau.
1. Số phần tử của một tập hợp.
Cho các tập hợp:
A = {5}, tập hợp A có 1 phần tử.
B = {x; y}, tập hợp B có 2 phần tử.
C = {1;2;3; ...; 100},
tập hợp C có 100 phần tử.
N = {0; 1; 2; 3; },
tập hợp N có vô số phần tử.
?1:
Tập hợp D có 1 phần tử
Tập hợp H có 11 phần tử
Tập hợp E có 2 phần tử
?2: Không có số tự nhiên x nào để x + 5 = 2
– Không có phần tử nào.
* Chú ý: (SGK - 12)
2. Tập hợp con.
* Nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B thì tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B.
Kí hiệu: A B hoặc là BA.
?3:
M A; M B;
A B; B A.
*Chú ý: (SGK - 13)
Nếu A B; B A thì A = B
Hoạt động 3: Luyện tập
- Nhắc lại số phần tử của tập hợp, tập hợp con.
Hoạt động 4: Vận dụng
- Cho HS làm bài tập 17; 20 SGK – 13. HS thảo luận theo nhóm cặp rồi kiểm tra chéo giữa các nhóm
Bài tập 17. (SGK – 13)a) A = {0; 1; 2; ....; 20}; b) B = {}
Bài tập 20. (SGK – 13) Cho A ={15; 24}a) 15 A; b) {15}A ; c) {15; 24}= A
Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung phát triển ý tưởng sáng tạo.
- HS về nhà làm: Cho x = 3a + 1 với a = 0;1;2;3;4. Bằng cách liệt kê các phần tử hãy viết tập hợp G gồm các phần tử là giá trị của x?
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI TIẾT HỌC SAU
- Học kĩ về số phần tử của một tập hợp, tập hợp con.
- Hướng dẫn và yêu cầu HS làm BT 18, 19, 21, 22 – SGK
File đính kèm:
- giao_an_so_hoc_lop_6_tiet_3_so_phan_tu_cua_tap_hop_tap_hop_c.doc