I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hệ thống hoá các kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn
thẳng.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng cho HS vẽ trung điểm của đoạn thẳng.
- Rèn kĩ năng phân tích trung điểm của đoạn thẳng gồm hai tính chất, nếu thiếu một trong
hai tính chất đó thì không còn là trung điểm của đoạn thẳng nữa. Vận dụng các kiến thức
về trung điểm của đoạn thẳng để giải bài tập ở dạng cơ bản.
3. Thái độ
- Rèn tính cẩn thận khi đo, yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung: HS được rèn năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực mĩ thuật
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Phương tiện: Giáo án, SGK, phấn, thước thẳng có vạch chia.
2. HS: Dụng cụ học tập, thước thẳng có chia khoảng, bài tập, câu hỏi ôn tập chương
III.PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
1. Phương pháp: Luyện tập, vấn đáp gợi mở, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
2. Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi, nhóm.
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 28/04/2023 | Lượt xem: 146 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 12: Ôn tập Chương I (Tiết 1) - Năm học 2019-2020 - Trường THCS Mường Mít, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 11/11/2019 (6A2)
Tiết 12: ÔN TẬP CHƯƠNG I (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hệ thống hoá các kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng, trung điểm của đoạn
thẳng.
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng cho HS vẽ trung điểm của đoạn thẳng.
- Rèn kĩ năng phân tích trung điểm của đoạn thẳng gồm hai tính chất, nếu thiếu một trong
hai tính chất đó thì không còn là trung điểm của đoạn thẳng nữa. Vận dụng các kiến thức
về trung điểm của đoạn thẳng để giải bài tập ở dạng cơ bản.
3. Thái độ
- Rèn tính cẩn thận khi đo, yêu thích môn học.
4. Định hướng năng lực:
a) Năng lực chung: HS được rèn năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp hợp tác,
năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b) Năng lực đặc thù: Năng lực tính toán, năng lực mĩ thuật
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Phương tiện: Giáo án, SGK, phấn, thước thẳng có vạch chia.
2. HS: Dụng cụ học tập, thước thẳng có chia khoảng, bài tập, câu hỏi ôn tập chương
III.PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.
1. Phương pháp: Luyện tập, vấn đáp gợi mở, hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
2. Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi, nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
? Các em đã học những bài nào?.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức, kỹ năng mới.
Nội dung Hoạt động của GV và HS
- Phương pháp: gợi mở- vấn đáp, pp giải quyết vấn đề .
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, động não,
- Năng lực:Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề.
- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ
* Khi đặt tên đường thẳng có 3 cách:
Cách 1: Dùng 1 chữ cái in thường.
a
Cách 2: Dùng 2 chữ cái in thường.
yx
- Cho biết khi đặt tên đường thẳng có mấy
cách, chỉ rõ từng cách, vẽ hình minh hoạ ?
HS HĐ cá nhân trả lời.
Cách 3: Dùng 2 chữ cái in hoa.
BA
* Ba điểm A, B, C thẳng hàng khi cùng
nằm trên 1 đường thẳng.
CBA
Điểm B nằm giữa hai điểm A và C
AB + BC = AC
* Trên hình có :
x
y
NM a'Ia
Đoạn thẳng MI, IN, MN
Những tia: Ma; Ia'; Na' ...
Cặp tia đối nhau: Ia và Ia', Ix và Iy, ...
* Bài 1:
- HS đọc yêu cầu bài tập, Cá nhân nêu
cách vẽ
- 1 HS lên vẽ
- GV chốt lại các bước vẽ
* Bài 2:
Giải:
a) Trên tia AB có AM < AB (4 < 8)
Nên điểm M có nằm giữa hai điểm A và
B
b) Ta có: Điểm M có nằm giữa A và B
nên AM + MB = AB
hay 4cm + MB = 8cm
MB = 8cm – 4cm
= 4cm
Vậy AM = MB = 4cm
c) Điểm M là trung điểm của đoạn
thẳng AB. Vì:
+ M nằm giữa hai điểm A và B và:
+ AM = MB.
- Khi nào nói 3 điểm A, B, C thẳng hàng ?
- Hãy vẽ 3 điểm A, B, C thẳng hàng?
HS: Lên bảng
- Trong 3 điểm đó điểm nào nằm giữa 2 điểm
còn lại ?Hãy viết đẳng thức tương ứng ?
- Cho 2 điểm M, N. Hãy vẽ đường thẳng aa'
đi qua 2 điểm đó. Vẽ đường thẳng xy cắt
đường thẳng aa' tại trung điểm I của MN.
Trên hình có những đoạn thẳng nào
? Kể tên một số tia trên hình, một số tia đối
nhau ?
HS HĐ cá nhân làm bài.
GV: chốt
* Bài 1:
Cho đoạn thẳng AB dài 6cm. Vẽ trung điểm
của đoạn thẳng AB
* Bài 2:
Cho đoạn thẳng AB dài 8cm. Trên tia AB lấy
điểm M sao cho AM = 4cm.
a) Điểm M có nằm giữa hai điểm A và B
không? Vì sao?
b) So sánh AM và MB.
c) M có là trung điểm của AB không?
HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
Kiểm tra 15 phút:
ĐỀ BÀI:
Trên tia Ox vẽ hai điểm A, B sao cho OA = 3cm; OB = 6cm.
a) Điểm A có nằm giữa O và B không?
b) So sánh OA và AB.
c) Điểm A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không ? Vì sao?
HƯỚNG DẪN CHẤM:
Bài Hướng dẫn chấm Điểm
(10,0 điểm)
xO A B
1,0
a) Trên tia Ox có OA < OB (2 < 4)
Nên điểm A có nằm giữa O và B
b) Ta có : Điểm A có nằm giữa O và B
nên OA + AB = OB
hay 2cm + AB = 4cm
AB = 2cm
Vậy OA = AB = 2cm
c) Điểm A là trung điểm của đoạn thẳng OB. Vì:
+ A nằm giữa hai điểm O và B và:
+ OA = AB.
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
1,0
0,5
0,5
Tổng điểm 10đ
* Lưu ý: Mọi cách giải khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
a) Quan sát xung quanh em và chỉ ra những hình ảnh có liên quan đến điểm; đường
thẳng; tia; đoạn thẳng; trung điểm của đoạn thẳng; các điểm thẳng hàng.
b) Ước lượng bằng mắt chiều dài cái bài học sau đó kiểm tra lại bằng thước.
HOẠT ĐỘNG 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Tìm hiểu thêm(qua người lớn hoặc Internet)
a)Về cách để người thợ xây ghép được các viên gạch thẳng hàng
b)Về cách người thợ chia đôi chiều dài một vật cứng như thanh gỗ hay chiều rộng
chiếc bàn.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Xem lại các dạng bài tập đã chữa
- BTVN: 8 (SGK – T.127). Bài 64, 65 SBT
- Chuẩn bị giờ sau ôn tập chương I.
3cm
6cm
File đính kèm:
- giao_an_so_hoc_lop_6_tiet_12_on_tap_chuong_i_tiet_1_nam_hoc.pdf