I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh được làm quen với KN tập hợp bằng cách lấy các ví dụ về tập hợp. Nhận
biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc 1 tập hợp cho trước.
- Biết viết một tập hợp theo dấu hiệu diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng các
kí hiệu và
2. Kĩ năng
- HS Biết viết tập hợp theo hai cách.
- Rèn luyện cho HS khả năng tư duy linh hoạt khi dùng các cách khác nhau để viết
một tập hợp.
3. Thái độ
- Có tinh thần, hứng thú say mê môn toán số học
4. Định hướng năng lực
- Năng lực tư duy và lập luận toán học
- Năng lực mô hình hoá toán học
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học trong thực tiễn
- Năng lực giao tiếp toán học
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán
5. Định hướng phẩm chất
- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy.
- Tính chính xác, kiên trì.
- Trung thực, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, giáo án, đồ dùng dạy học
2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành.
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi , động não.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
GV giới thiệu sơ lược chương trình Toán 6 và nội dung Chương I.
Trong cuộc sống có nhiều nhiều vật chúng ta có thể đưa vào thành các tập hợp,
vậy tập hợp là gì? Các kí hiệu , cho ta biết điều gì? Chúng ta cùng đi tìm hiểu.
3 trang |
Chia sẻ: Chiến Thắng | Ngày: 26/04/2023 | Lượt xem: 143 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Số học Lớp 6 - Tiết 1: Tập hợp. Phần tử của tập hợp - Năm học 2020-2021 - Trường PTDTBT THCS xã Khoen On, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 6A2- 07/ 09/ 2020 6A1- 08/ 09/ 2020
Chương I: ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
Tiết 1: §1. TẬP HỢP. PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh được làm quen với KN tập hợp bằng cách lấy các ví dụ về tập hợp. Nhận
biết được một đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc 1 tập hợp cho trước.
- Biết viết một tập hợp theo dấu hiệu diễn đạt bằng lời của bài toán, biết sử dụng các
kí hiệu và
2. Kĩ năng
- HS Biết viết tập hợp theo hai cách.
- Rèn luyện cho HS khả năng tư duy linh hoạt khi dùng các cách khác nhau để viết
một tập hợp.
3. Thái độ
- Có tinh thần, hứng thú say mê môn toán số học
4. Định hướng năng lực
- Năng lực tư duy và lập luận toán học
- Năng lực mô hình hoá toán học
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học trong thực tiễn
- Năng lực giao tiếp toán học
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán
5. Định hướng phẩm chất
- Sự nhạy bén, linh hoạt trong tư duy.
- Tính chính xác, kiên trì.
- Trung thực, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ học tập.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: SGK, giáo án, đồ dùng dạy học
2. Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT
1. Phương pháp: Vấn đáp, đàm thoại, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành...
2. Kĩ thuật: Thảo luận nhóm, đặt câu hỏi , động não...
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Khởi động
GV giới thiệu sơ lược chương trình Toán 6 và nội dung Chương I.
Trong cuộc sống có nhiều nhiều vật chúng ta có thể đưa vào thành các tập hợp,
vậy tập hợp là gì? Các kí hiệu , cho ta biết điều gì? Chúng ta cùng đi tìm hiểu.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
HÌNH THỨC TỔ CHỨC NỘI DUNG
1. Các ví dụ
- GV: Giới thiệu tập hợp, phần tử của
tập hợp.
- GV: Giới thiệu các đồ vật đặt trên
bàn,đưa ra các VD như SGK
? Tìm một số VD về tập hợp ?
- GV: Gọi nhận xét
- GV: Nhận xét
? Chỉ ra số các phần tử của nó?
- GV: Yêu càu HS lấy một số ví dụ về
tập hợp
- GV: Nhận xét và chốt vấn đề.
- GV: Ta đã biết VD về tập hợp. Vậy tập
hợp kí hiệu như thế nào? Cách viết tập
hợp như thế nào?
1. Các ví dụ
- Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4
- Tập hợp các chữ cái a, b, c, d , m, n
2. Cách viết. Các kí hiệu
– Đưa ra kí hiệu tập hợp.
– Viết một vài tập hợp làm rõ cho học
sinh: các chữ, các số không cần phải
theo thứ tự nhất định.
Hoạt động nhóm đôi
+ Gọi các nhóm cho ví dụ về tập hợp.
– Từ các tập hợp nêu trên chỉ ra phần tử
của tập hợp.
Hoạt động cá nhân.
+ Lấy ví dụ về tập hợp và y/c HS chỉ ra
các phần tử của tập hợp đó.
–Đưa ra kí hiệu ,.
2. Cách viết. Các kí hiệu:
– Kí hiệu tập hợp bằng chữ cái in hoa: A,
B, C,
+ Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ
hơn 4, ta viết :
A = {0; 1; 2; 3} hay: {0; 3; 2; 1}.
+ Gọi B là tập hợp các chữ cái a, b, c ta
viết:
B = {a, b, c} hay B= {c; b; a}.
– Các số 0,1,2,3 là các phần tử của tập
hợp A. Các chữ a, b, c là các phần tử của
tập hợp B.
+ Kí hiệu: 1 A
Đọc là: 1 thuộc tập hợp A
4 A
Đọc là: 4 không thuộc tập hợp A.
* Hoạt động 3: Luyện tập
- Bài 1 (SGK - Tr 6): A={ x N/ 8 < x < 14 } hay A ={ 9; 10; 11; 12; 13 }
12 A ; 16 A
- Bài 3 (SGK - tr 6 )
x A ; y B ; b A ; b B
* Hoạt động 4: Vận dụng
GV gọi 20 – 30 HS nêu tháng sinh của mình. Yêu cầu HS hoạt động cá nhân.
Đố em : liệt kê tập hợp các bạn trong lớp cùng tháng sinh với em .Viết tập hợp đã
bằng cách chỉ ra tính chất đặc trưng của các phần tử của tập hợp.
* Hoạt động 5: Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo
Hãy viết tập hợp các số tự nhiên, tập hợp các số tự nhiên khác không.
HS hoạt động cá nhân.
→ HS liệt kê không hết → Chúng ta cùng tìm hiểu cách viết ngắn gọn trong bài sau.
V. HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ BÀI HỌC TIẾT SAU
- Xem lại SGK và vở ghi
- Làm các bài tập: 2,5 SGK.
- GV: HD HS làm bài 5.
- Đọc trước §2. Tập hợp các số tự nhiên và §3. Ghi số tự nhiên
Tìm hiểu các mục sau:
1. Tập hợp N và N*
2. Thứ tự trong tập hợp số tự nhiên
3. Ghi số tự nhiên: a) Số và chữ số; b) Hệ thập phân; c) Hệ La Mã
File đính kèm:
- giao_an_so_hoc_lop_6_tiet_1_tap_hop_phan_tu_cua_tap_hop_nam.pdf