I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS nắm được các qui ước về thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có chứa dấu ngoặc.
2.Kỹ năng:
- HS biết vận dụng các qui ước trên để tính đúng giá trị của biểu thức.
II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: Sgk.
2. Học sinh: Ôn phép tính nâng lên luỹ thừa (nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số)
2 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án số học 6 tuần 5 tiết 15: Thứ tự thực hiện các phép tính (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/09/2011
Tuần: 5
Tiết: 15 THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH (tt)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS nắm được các qui ước về thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức có chứa dấu ngoặc.
2.Kỹ năng:
- HS biết vận dụng các qui ước trên để tính đúng giá trị của biểu thức.
II. Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên: Sgk.
2. Học sinh: Ôn phép tính nâng lên luỹ thừa (nhân, chia hai luỹ thừa cùng cơ số)
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (8 phút)
? Nêu quy ước thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức không có dấu ngoặc.
Tính: a/ 23.3:4 – 53 : 52
b/ 32.23:12 + 7.72
2 Hs lên bảng
Hoạt động 2: Thứ tự thực hiện các phép tính trong biểu thức. (20 phút)
b/ Đối với biểu thức có dấu ngoặc
- GV cho HS đọc qui ước và ví dụ trong sgk.
GV phân tích ví dụ cho HS:
100:{2.[52 – (35 – 8)]} = 100:{2.[52 – 27]}
= 100:{2. 25}
= 100:50 = 2
- GV yêu cầu HS làm ?1 câu b.
GV cho HS thảo luận theo bàn và gọi 1HS lên bảng giải
- GV yêu cầu HS làm ?2 câu a
GV cho HS thảo luận theo bàn và gọi 1HS lên bảng giải.
Lưu ý cho HS khi giải bài toán tìm x không được để dấu “=” đầu dòng.
- GV cho HS đọc qui ước và ví dụ trong sgk.
- HS theo dõi ví dụ
- HS thảo luận theo bàn và 1HS lên bảng giải ?1 câu b
b) 2(5.42 – 18) = 2(5.16 – 18)
= 2(80 – 18 )
= 2.62 = 124
HS thảo luận theo bàn và gọi 1HS lên bảng giải ?2 câu a.
a) (6x – 39):3 = 201
6x – 39 = 201.3
6x – 39 = 603
6x = 603 + 39
x = 642:6
x = 107
Hoạt động 3:Củng cố. (16 phút)
- Nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong trường hợp có dấu ngoặc và không có dấu ngoặc
Bài tập 73 câu d: Thực hiện phép tính:
d) 80 – [130 – (12- 4)2]
Gọi 1HS lên bảng làm cả lớp làm vào vở.
Bài tập 77 câu b
GV gọi 2HS lên bảng cùng giải, cho cả lớp nhận xét.
HS dưới lớp làm vào vở.
- GV nhận xét và sửa sai (nếu có).
Bài tập 74 câu a, b
Gọi 2HS lên bảng làm.
- GV nhận xét và sửa sai (nếu có).
- HS nhắc lại thứ tự thực hiện các phép tính trong trường hợp có dấu ngoặc và không có dấu ngoặc
- 1HS lên bảng làm:
d) 80 – [130 – (12- 4)2] = 80 – [130 - 82]
= 80 – [130 - 64]
= 80 – 66
= 14
- 2HS lên bảng làm
12 : {390 : [500 – (125 + 35.7)]}
= 12 : {390 : [500 – (125 + 245)]}
= 12 : {390 : [500 – 370]}
= 12 : {390 : 130}
= 12 : 3
= 4
- 2HS lên bảng làm.
a) 541 + (218 – x) = 735
……
x = 24
b) 5(x + 35) = 515
……
x = 68
Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà. (1 phút)
- Học thuộc thứ tự thực hiện các phép tính trong trường hợp có dấu ngoặc và không có dấu ngoặc
- HS làm các bài tập 77, 78, 81 sgk.
File đính kèm:
- tiet 15.doc