Giáo án số học 6 tiết 47 bài 6: Tính chất của phép cộng các số nguyên

I.MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Biết được tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên : Giao hoán, kết hợp, cộng với không, cộng với số đối.

2. Kĩ năng: Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản để tính nhanh và tính toán hợp lý.

3. Thái độ: Biết và tính đúng tổng của nhiều số nguyên

II. CHUẨN BỊ. Phấn màu, thước thẳng, sgk

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Ổn định lớp. (1ph)

2. Kiểm tra bài cũ. (4ph)

HS1: Nêu tính chất của phép cộng các số tự nhiên ?

Trả lời : Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, cộng với số 0, phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án số học 6 tiết 47 bài 6: Tính chất của phép cộng các số nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16 Ngày soạn: 22/12/2007 Tiết: 47 Ngày dạy: 24/12/2007 §6. TÍNH CHẤT CỦA PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN I.MỤC TIÊU. Kiến thức: Biết được tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên : Giao hoán, kết hợp, cộng với không, cộng với số đối. Kĩ năng: Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản để tính nhanh và tính toán hợp lý. Thái độ: Biết và tính đúng tổng của nhiều số nguyên II. CHUẨN BỊ. Phấn màu, thước thẳng, sgk… III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. Ổn định lớp. (1ph) Kiểm tra bài cũ. (4ph) HS1: Nêu tính chất của phép cộng các số tự nhiên ? - Trả lời : Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp, cộng với số 0, phân phối của phép nhân đối với phép cộng. Bài mới. ĐL HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG 7’ HĐ 1: Tính chất giao hoán : GV: Cho HS làm ?1 GV: Chia thành 6 nhóm. Mỗi nhóm tính và so sánh kết quả theo yêu cầu của đề. HS: Mỗi nhóm cử 1 em lên báo cáo kết quả của phép tính giống nhau : a) (-2) + (-3) = (-3) + (-2) b) (-5) + (+7) = (+7) + (-5) = 2 c) (-8) + (+4) = (+4) + (-8) = -4 GV: Vậy có thể rút ra kết luận gì của số nguyên? HS: Tổng hai số nguyên không đổi dấu nếu ta đổi chỗ các số hạng. 1. Tính chất giao hoán : - Phép cộng các số nguyên cũng có tính chất giao hoán: Nghĩa là: a + b = b + a 12’ HĐ 2: Tính chất kết hợp : GV: Cho HS làm ?2. GV: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ. Mỗi nhóm tính và so sánh kết quả theo yêu cầu của đề bài. HS: Mỗi nhóm cử 1 em làm báo cáo kết quả và rút ra nhận xét : Các kết quả trên giống nhau : [(-3) + 4] + 2 = (-3) + (4 + 2) = [(-3) + 2] + 4 GV: Vậy có thể rút ra tính chất gì của phép cộng số nguyên ? HS: Phép cộng các số nguyên cũng có tính chất kết hợp GV: Nhờ có tính chất kết hợp mà ta có thể viết : (-3) + 4 + 2 thay cho 3 cách viết ở trên GV: Cho HS đọc phần chú ý trong SGK. 2. Tính chất kết hợp : - Tính chất kết hợp của phép cộng số nguyên (a + b) + c = a + (b + c) Chú ý : Kết quả trên còn gọi là tổng của ba số a ; b ; c và viết a + b + c. Tương tự ta có thể nói đến tổng của bốn ; năm ... số nguyên. Khi thực hiện cộng nhiều số ta có thể thay đổi tùy ý thứ tự các số hạng ; nhóm các số hạng một cách tùy ý bằng dấu ( ) ; [ ] ; {} 3’ HĐ 3: Cộng với số 0 : GV: Trong tập hợp N ta có : a + 0 = ? GV: Yêu cầu HS phát biểu bằng lời tính chất này? 3. Cộng với số 0 : a + 0 = 0 + a = 0 10’ HĐ 4: Cộng với số đối : GV: Cho HS tự đọc phần này - Hỏi : Cho biết ký hiệu số đối của số nguyên a - Hỏi : Số đối của (-a) là = ? GV: Giải thích : Số đối của (-a) là - (-a) = a - Hỏi :Nếu a là số nguyên dương thì -a là số gì ? - Hỏi : Nếu a là số nguyên âm thì a là số gì ? GV:Tìm số đối của số nguyên a biết a = 3; a = -5 HS: a = 3 Þ -a = -3 a = -5 Þ -a = - (-5) = 5 GV: Tìm số đối của 0 GV: Vậy tổng của hai số nguyên đối nhau bằng bao nhiêu ? - Hỏi : Biết a + b = 0. Hãy tính b ? HS: b = 0 - a = - a hay a = 0 - b = - b GV: Nói kết hợp cả hai mệnh đề, ta có thể nói rằng hai số đối nhau là hai số có tổng bằng 0 GV: Cho HS là ?3 GV: Gợi ý: Trước tiên ta phải tìm tất cả các số nguyên trên trục số thỏa mãn -3 < a < 3 4. Cộng với số đối : Số đối của số nguyên a được ký hiệu là -a - Số đối của (-a) cũng là a. Nghĩa là : - ( -a) = a - Nếu a là số nguyên dương thì-a là số nguyên âm Nếu a là số nguyên âm thì -a là số nguyên dương - Số đối của 0 vẫn là 0 Ta có : Tổng hai số đối luôn luôn bằng 0 a + (-a) = 0 Ngược lại nếu : a + b = 0 thì b = -a và a = -b ?3 : Các số nguyên a thỏa mãn : -3 < a < 3 là : -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2 và tổng của chúng là : [(-2) + 2] + [(-1) + 1] + 0 = 0 + 0 + 0 = 0 Củng cố – luyện tập. (5ph) - Nhắc lại các tính chất của phép cộng các số nguyên. - Bài tập 36 / 78 : GV: Dùng các tính chất vừa học để tính toán cho hợp lí. a)126 + (-20) + 2004 = (-106) =126+[(-20) + (-106)] + 2004 =[126+ (-126)] + 2004 = 2004 b) (-199) + (- 2001) + (-201) = [(-199) + (-2001)] + (-200) = (-400) + (-200) = - 600 Hướng dẫn về nhà. (3ph) - Học thuộc các tính chất. - Giải các bài tập số 37 ; 38 ; 39 (trang78;79) - HD bài 40 sgk Ta phải dựa vào số đối, giá trị tuyệt đối của số nguyên.

File đính kèm:

  • docSO TIET 47.doc