I.MỤC TIÊU.
1. Kiến thức: HS nắm được định nghĩa bội và ước của một số, ký hiệu tập hợp ước, các bội của số.
2. Kĩ năng: HS biết kiểm tra một số có hay không là ước hoặc bội của một số cho trước, tìm ước và bội của một số cho trước, trong các trường hợp đơn giản
3. Thái độ: HS biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản.
II. CHUẨN BỊ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định lớp. (1ph)
2. Kiểm tra bài cũ. (5ph)
Tìm x để: 12 + 3
3 trang |
Chia sẻ: oanhnguyen | Lượt xem: 1213 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án số học 6 tiết 24 bài 12: Ước và bội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:8 Ngày soạn:29/10/2007
Tiết:24 Ngày dạy: 31/10/2007
§12 ƯỚC VÀ BỘI
I.MỤC TIÊU.
Kiến thức: HS nắm được định nghĩa bội và ước của một số, ký hiệu tập hợp ước, các bội của số.
Kĩ năng: HS biết kiểm tra một số có hay không là ước hoặc bội của một số cho trước, tìm ước và bội của một số cho trước, trong các trường hợp đơn giản
Thái độ: HS biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản.
II. CHUẨN BỊ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Ổn định lớp. (1ph)
Kiểm tra bài cũ. (5ph)
Tìm x để: 12 + M 3
Bài mới.
ĐL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
7’
HĐ 1: Ước và bội :
GV : Khi nào số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b.
HS: Khi a = b . q (b ¹ 0)
HS cho một vài ví dụ
GV : Giới thiệu ước và bội. Nếu có một số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b ; còn b là ước của a
Cho cả lớp làm ?1sgk
HS đứng tại chỗ đọc kết quả và giải thích theo định nghĩa ước và bội
1. Ước và bội :
Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b ; còn b là ước của a.
làm ?1sgk
- Số 18 là bội của 3 ; không là bội của 4.
- Số 4 là ước của 12 ; không là ước của 15
15’
HĐ 2: Cách tìm ước và bội :
GV : Giới thiệu các ký hiệu Ư (a) và B (a)
GV : Cho HS làm ví dụ 1
GV : Để tìm các bội của 7 ta có thể làm như thế nào ?
GV: Hãy viết các bội của 7 nhỏ hơn 30
GV: Vậy để tìm bội của một số (số đó ¹ 0) ta làm như thế nào ?
HS : Nêu nhận xét
GV: Cho HS làm ? 2
GV: để tìm x ta cần biết điều gì ?
HS: x là B (8)
GV: Để tìm các bội của 8 ta làm như thế nào ?
GV: Hãy tìm các bội của 8 nhỏ hơn 40
GV: Cho HS làm ví dụ 2
GV: Để tìm Ư (8) ta làm như thế nào ?
GV: Hãy viết các Ư (8)
GV: Nêu nhận xét về cách tìm ước của một số.
HS: Nêu nhận xét
GV: Cho HS làm ?3
GV: Viết các phần tử của tập hợp Ư (12)
HS: Ư (12) = {1 ; 2 ; 4 ; 6 ; 12}
2. Cách tìm ước và bội :
- Ký hiệu tập hợp các ước của a là Ư (a)
- Tập hợp các bội của b là B (b).
* Ta có thể tìm các bội của một số bằng cách nhân số đó lần lượt với 0 ; 1 ; 2 ; 3...
* Ta có thể tìm Ư(a) bằng cách lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xét xem a chia hết cho những số nào, khi ấy các số đó là ước của a
Củng cố – luyện tập. (12ph)
GV : Cho HS làm bài 4
- Hãy tìm các ước của 1 và bội 1
- Số 1 có bao nhiêu ước.
GV : Lưu ý
- Số 1 là ước của bất kỳ số tự nhiên nào
- Số 0 là bội của mọi số tự nhiên khác 0
- Số 0 không là ước của bất kỳ số nào
GV : Nêu ví dụ :
* a . b = 40 ( a ; b Ỵ N*)
- a là ước của 40
- b là ước của 40
* Tìm số tự nhiên x biết :
x M 6 và 10 < x < 40
GV : Gọi 1HS lên bảng giải
* Vì x M 6 Þ x Ỵ B (6)
B (6) = {0 ; 6 ; 12 ; 18 ; 24 ; 30 ...}
Vì 10 < x < 40 Þ
x Ỵ {12 ; 14 ; 18 ; 24 ; 30 ; 36}
Hướng dẫn về nhà. (5ph)
- Học bài theo vở ghi và SGK
- Làm các bài tập : 111 ; 112 ; 113 ; 114 (44 - 45) SGK
Bài tập: Điền vào chỗ trống .
a) Lớp 6A xếp hàng 3 không có ai lẻ. Số HS của lớp ....
b) Số HS của một khối xếp hàng 2 ; hàng 3 ; hàng 5 đều vừa đủ. Số HS là ....
c) Tổ 3 có 8HS được chia đều vào các nhóm. Số .....
d)32 nam và 40 nữ được chia đều vào các tốp. Số tốp là ...
HD: Dùng cụm từ “ ước của” , “ bội của” điền vào chỗ trống.
File đính kèm:
- SO TIET 24.doc